Tưởng chừng bắt châu chấu là nghề vất vả và thu nhập thấp, tuy nhiên với nhu cầu thức ăn cho chim ngày càng tăng cao, những người làm nghề này đang hốt bạc với thu nhập cao.
Bất chấp kinh tế khó khăn, chưa khi nào phong trào chơi chim tại thủ đô Hà Nội lại nở rộ như hiện nay. Dạo một vòng qua các con phố như Tăng Bạt Hổ, Thụy Khuê, Hoàng Hoa Thám... hàng loạt cửa hàng mua bán chim và các vật dụng, phụ kiện liên quan mọc lên "như nấm sau mưa".
Anh Hùng (Xuân La, Tây Hồ), người chơi chim gần chục năm nay cho biết: "Chơi chim có cái thú riêng của nó cũng giống như chơi chó Ngao cá cảnh, mặc dù tốn kém không nhỏ. Ngày xưa chỉ có các cụ già mới chơi chim thì nay thanh niên chơi chim là chủ yếu".
Số người chơi chim tăng mạnh, kéo theo nhu cầu về mồi ăn cũng tăng theo. Các sản phẩm tươi sống như: sâu tươi các loại, dế, trứng kiến... đặc biệt là châu chấu tươi trở thành mặt hàng hút khách, thậm chí "cháy hàng" mỗi khi vào mùa cao điểm (từ tháng 4 tới tháng 10).
Nghề bắt châu chấu tươi "hốt bạc"
Nói ít ai tin, tuy nhiên đây là sự thật. Anh Yên ở Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội là một trong những người "hốt bạc" điển hình nhờ nghề bắt châu chấu tươi và bỏ mối cho các cửa hàng bán mồi chim trên phố Tăng Bạt Hổ.
Mỗi ngày, Anh Yên dành ra 3 tiếng (3h - 6h sáng) để đi vợt châu chấu ở các bãi cỏ đã được anh "khảo sát" kỹ lưỡng từ chiều hôm trước. Một cân châu chấu "đổ" cho các đại lý có giá 400.000 đồng, các túi nhỏ từ 20-30 con giá 10.000 đồng. Mỗi ngày anh Yên bán được 5kg châu chấu tươi và thu được 2 triệu đồng. "Mỗi vụ "săn" chỉ kéo dài trong khoảng nửa năm, nhưng nếu tận dụng được thời gian "rảnh rỗi" thì đó có thể là nguồn thu nhập chính. Ai làm chăm chỉ, thì trời cũng chẳng phụ công", anh Yên cho biết.
7h sáng anh Yên lại có mặt tại đường Tăng Bặt Hổ để bán châu chấu
Phân loại châu chấu.
Để đáp ứng nhu cầu mua châu chấu ngày một lớn, nhiều gia đình nơi đây đã tận dụng nhân công lúc nông nhàn để đi bắt châu chấu. "Tuy nhiên không phải ai vác vợt đi là cũng có thể bắt được châu chấu. Nếu có mẹo, chỉ cần quan sát cọng cỏ đầu bờ xuất hiện vết răng cắn nham nhở, không nguyên vẹn là biết ngay châu chấu có cả đàn. Phải đợi tới khi trời tối, sương xuống nhiều, làm cánh châu chấu ngấm nặng nước, khó lòng mà bay được... lúc đấy tha hồ mà bắt", ông Lộc, một gia đình có nhiều đời chuyên bắt châu chấu tại Cổ Loa, Đông Anh chia sẻ.
Thời gian đầu khi theo nghề này, ông chỉ nghĩ đây là "nghề tay trái" trong lúc nông nhàn. Nhưng tới nay nó đã trở thành nguồn thu nhập chính, nuôi sống cả gia đình ông. Dù có thu nhập "ổn định" như thế nào đi nữa, người dân Cổ Loa vẫn có những nỗi niềm. Trước đó, để diệt nạn châu chấu, người dân nơi đây hay ở bất cứ đồng quê nào khác đều phải sử dụng hóa chất phun khắp cánh đồng... Giờ đã khác, người "săn" châu chấu Cổ Loa chỉ ước gì cánh đồng nào cũng nhiều chấu như xưa.
Theo Khám phá
Bất chấp kinh tế khó khăn, chưa khi nào phong trào chơi chim tại thủ đô Hà Nội lại nở rộ như hiện nay. Dạo một vòng qua các con phố như Tăng Bạt Hổ, Thụy Khuê, Hoàng Hoa Thám... hàng loạt cửa hàng mua bán chim và các vật dụng, phụ kiện liên quan mọc lên "như nấm sau mưa".
Anh Hùng (Xuân La, Tây Hồ), người chơi chim gần chục năm nay cho biết: "Chơi chim có cái thú riêng của nó cũng giống như chơi chó Ngao cá cảnh, mặc dù tốn kém không nhỏ. Ngày xưa chỉ có các cụ già mới chơi chim thì nay thanh niên chơi chim là chủ yếu".
Số người chơi chim tăng mạnh, kéo theo nhu cầu về mồi ăn cũng tăng theo. Các sản phẩm tươi sống như: sâu tươi các loại, dế, trứng kiến... đặc biệt là châu chấu tươi trở thành mặt hàng hút khách, thậm chí "cháy hàng" mỗi khi vào mùa cao điểm (từ tháng 4 tới tháng 10).
Nghề bắt châu chấu tươi "hốt bạc"
Nói ít ai tin, tuy nhiên đây là sự thật. Anh Yên ở Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội là một trong những người "hốt bạc" điển hình nhờ nghề bắt châu chấu tươi và bỏ mối cho các cửa hàng bán mồi chim trên phố Tăng Bạt Hổ.
Mỗi ngày, Anh Yên dành ra 3 tiếng (3h - 6h sáng) để đi vợt châu chấu ở các bãi cỏ đã được anh "khảo sát" kỹ lưỡng từ chiều hôm trước. Một cân châu chấu "đổ" cho các đại lý có giá 400.000 đồng, các túi nhỏ từ 20-30 con giá 10.000 đồng. Mỗi ngày anh Yên bán được 5kg châu chấu tươi và thu được 2 triệu đồng. "Mỗi vụ "săn" chỉ kéo dài trong khoảng nửa năm, nhưng nếu tận dụng được thời gian "rảnh rỗi" thì đó có thể là nguồn thu nhập chính. Ai làm chăm chỉ, thì trời cũng chẳng phụ công", anh Yên cho biết.
7h sáng anh Yên lại có mặt tại đường Tăng Bặt Hổ để bán châu chấu
Phân loại châu chấu.
Để đáp ứng nhu cầu mua châu chấu ngày một lớn, nhiều gia đình nơi đây đã tận dụng nhân công lúc nông nhàn để đi bắt châu chấu. "Tuy nhiên không phải ai vác vợt đi là cũng có thể bắt được châu chấu. Nếu có mẹo, chỉ cần quan sát cọng cỏ đầu bờ xuất hiện vết răng cắn nham nhở, không nguyên vẹn là biết ngay châu chấu có cả đàn. Phải đợi tới khi trời tối, sương xuống nhiều, làm cánh châu chấu ngấm nặng nước, khó lòng mà bay được... lúc đấy tha hồ mà bắt", ông Lộc, một gia đình có nhiều đời chuyên bắt châu chấu tại Cổ Loa, Đông Anh chia sẻ.
Thời gian đầu khi theo nghề này, ông chỉ nghĩ đây là "nghề tay trái" trong lúc nông nhàn. Nhưng tới nay nó đã trở thành nguồn thu nhập chính, nuôi sống cả gia đình ông. Dù có thu nhập "ổn định" như thế nào đi nữa, người dân Cổ Loa vẫn có những nỗi niềm. Trước đó, để diệt nạn châu chấu, người dân nơi đây hay ở bất cứ đồng quê nào khác đều phải sử dụng hóa chất phun khắp cánh đồng... Giờ đã khác, người "săn" châu chấu Cổ Loa chỉ ước gì cánh đồng nào cũng nhiều chấu như xưa.
Theo Khám phá