Bạn học hỏi được điều gì từ Bill Williams
Bill Williams là tác giả của nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật, các chỉ số cũng như phương pháp kết hợp các chỉ số đó để đưa ra những dấu hiệu đáng tin cậy khi tín hiệu từ một chỉ số này xác nhận hoặc đi ngược lại tín hiệu từ một chỉ số khác.
Những chỉ số phổ biến nhất do Bill Williams xây dựng là:
Alligator; Fractals;
Awesome Oscillator; Gator Oscillator;
Market Facilitation Index.
Alligator là một trong những chỉ số thú vị nhất do Williams phát triển. Nó rất dễ hiểu đối với những người mới bắt đầu kinh doanh. Thêm vào đó, Williams đã nghĩ ra cái tên rất thú vị qua việc so sánh nó với loài động vật nguy hiểm, cá sấu Châu Mỹ (nghĩa thực của chữ Alligator). Alligator được sử dụng để xác định xu hướng thị trường và thời điểm bắt đầu cũng như kết thúc của nó. Chỉ số này bao gồm ba đường trung bình di động:
Môi cá sấu là đường nhạy cảm nhất đối với những thay đổi của thị trường. Thường thì nó là một đường trung bình di động 5 giai đoạn. Môi cá sấu phản ánh những biến động của giá cả trong ngắn hạn.
Răng cá sấu có độ nhạy cảm trung bình, nó là đường trung bình di động 8 giai đoạn. Nó phản ánh những biến động giá cả trong trung hạn.
Vuốt cá sấu là đường biến đổi chậm nhất trong số ba đường, thường thì nó là đường trung bình di động 13 giai đoạn. Đường này luôn có độ trễ và phản ánh biến động giá trong dài hạn.
Những dấu hiệu có được từ chỉ số này có thể được luận giải khá dễ dàng. Nếu có một khoảng cách giữa các đường trung bình này và chúng đều đi xuống thì có nghĩa là thị trường đang có xu hướng đi xuống và ngược lại, nếu chúng đều đi lên thì có nghĩa là thị trường đang có xu hướng đi lên. Nếu khoảng cách giữa các đường này giảm và chúng gần như trở thành một đường duy nhất thì thị trường đang điều chỉnh (xu hướng đi ngang). Các dấu hiệu mua hoặc bán được hình thành khi Môi cá sấu chạy ngang qua Răng cá sấu (dấu hiệu này có độ tin cậy trung bình), hoặc khi Môi cá sấu đi ngang qua vuốt cá sấu (tín hiệu mạnh và cho độ tin cậy cao).
Alligator rất thích hợp để sử dụng trong một thị trường có xu hướng và nó sẽ thường cho ra những chỉ báo sai lệch trong thị trường đang đi ngang. Cũng như với hầu hết các chỉ số khác, dấu hiệu có được từ Alligator thường có độ trễ nhất định. Bởi vậy, bạn không nên chỉ tin tưởng vào mình nó. Chỉ số này chỉ cho độ tin cậy hoàn hảo trong thị trường có xu hướng mà thôi. Trong các trường hợp khác, bạn nên sử dụng Alligator có kết hợp với các chỉ báo hình học (Fractal).
Alligator
Biểu đồ H1 EUR/USD
Đường cong dày là Môi cá sấu, đường mảnh nhất là Vuối cá sấu và đường ở giữa là Răng cá sấu. Các dấu hiệu mua (mũi tên đi lên) hoặc bán (mũi tên đi xuống) được đánh dấu trên biểu đồ.
Các chỉ báo (Fractal). Chỉ báo dấu hiệu đi lên là chuỗi 5 nến trong đó đỉnh của nến 1, 2, 4, và 5 ở vị trí thấp hơn đỉnh nến 3. Trong trường hợp này chỉ báo được hình thành trên nến thứ 3 của chuỗi.
Như đã đề cập ở trên, các chỉ báo hình học có thể được áp dụng kết hợp với chỉ số Alligator. Nếu chỉ báo đi lên (mũi tên hướng lên) được hình thành trên các đường Alligator thì đó là dấu hiệu bán. Nến có chỉ báo ở trên càng dài thì dấu hiệu càng mạnh. Các dấu hiệu mua thì hoàn toàn ngược lại – một chỉ báo đi xuống hình thành dưới các đường Alligator.
Alligator và các chỉ báo
Biểu đồ 5M EUR/USD
Mặc dù có rất nhiều chỉ báo trên biểu đồ ở dưới, chúng ta sẽ chỉ có được những tín hiệu mua và bán tin cậy khi nến tiếp theo chỉ báo đi qua đường
Alligator đi lên phía trên (dấu hiệu bán) hoặc đi
xuống dưới (dấu hiệu mua).
Trong bảng trên, các chỉ báo phản ánh khá tốt diễn biến thị trường. Tuy nhiên bạn cũng đừng nên quên rằng một chỉ báo không hình thành ở trên hoặc dưới nến cuối cùng (tức giá hiện tại) mà chỉ hình thành trên nến với dữ liệu lịch sử mà thôi, nghĩa là ở phía trên nến thứ hai trước nến hiện thời.
Chỉ số Hỗ trợ Thị trường
(Market Facilitation Index)
Chỉ số này có vẻ như là chỉ số phân tích kỹ thuật tốt nhất, nhưng không may là ứng dụng của nó trong thị trường Ngoại hối sẽ rất phức tạp nếu chúng ta không có đủ thông tin để xây dựng chỉ số này, nghĩa là chúng ta không có đủ lượng thông tin về khối lượng giao dịch của mỗi cặp tiền tệ xác định. Chỉ số này được tính toán dựa trên mức giá cao nhất, thấp nhất và khối lượng giao dịch cho một giai đoạn.
Thị trường Ngoại hối là thị trường phi tập trung, nên chúng ta không thể biết khối lượng giao dịch toàn thị trường tại bất cứ thời điểm nào. Đó là lý do vì sao Khối lượng trong Tích tắc (Tick Volume) phản ánh mức thay đổi giá trong một giai đoạn xác định lại được sử dụng để xây dựng chỉ số này. Không dựa vào xu hướng của các biến động giá, khối lượng trong tích tắc bao gồm từng thay đổi giá và phản ánh sự hoạt động cũng như biến động của thị trường hơn là khối lượng giao dịch thực sự. Mặc dù có những mối quan hệ nhất định giữa 2 loại khối lượng này, việc sử dụng khối lượng giao dịch trong tích tắc thay vì khối lượng giao dịch thực sự đã bóp méo kết quả phân tích, nên tôi coi việc sử dụng chỉ số này vào thị trường Ngoại hối là không hợp lý.
( http://www.amcenter.vn/94-ban-hoc-ho...s-tvd-139.aspx)
Bill Williams là tác giả của nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật, các chỉ số cũng như phương pháp kết hợp các chỉ số đó để đưa ra những dấu hiệu đáng tin cậy khi tín hiệu từ một chỉ số này xác nhận hoặc đi ngược lại tín hiệu từ một chỉ số khác.
Những chỉ số phổ biến nhất do Bill Williams xây dựng là:
Alligator; Fractals;
Awesome Oscillator; Gator Oscillator;
Market Facilitation Index.
Alligator là một trong những chỉ số thú vị nhất do Williams phát triển. Nó rất dễ hiểu đối với những người mới bắt đầu kinh doanh. Thêm vào đó, Williams đã nghĩ ra cái tên rất thú vị qua việc so sánh nó với loài động vật nguy hiểm, cá sấu Châu Mỹ (nghĩa thực của chữ Alligator). Alligator được sử dụng để xác định xu hướng thị trường và thời điểm bắt đầu cũng như kết thúc của nó. Chỉ số này bao gồm ba đường trung bình di động:
Môi cá sấu là đường nhạy cảm nhất đối với những thay đổi của thị trường. Thường thì nó là một đường trung bình di động 5 giai đoạn. Môi cá sấu phản ánh những biến động của giá cả trong ngắn hạn.
Răng cá sấu có độ nhạy cảm trung bình, nó là đường trung bình di động 8 giai đoạn. Nó phản ánh những biến động giá cả trong trung hạn.
Vuốt cá sấu là đường biến đổi chậm nhất trong số ba đường, thường thì nó là đường trung bình di động 13 giai đoạn. Đường này luôn có độ trễ và phản ánh biến động giá trong dài hạn.
Những dấu hiệu có được từ chỉ số này có thể được luận giải khá dễ dàng. Nếu có một khoảng cách giữa các đường trung bình này và chúng đều đi xuống thì có nghĩa là thị trường đang có xu hướng đi xuống và ngược lại, nếu chúng đều đi lên thì có nghĩa là thị trường đang có xu hướng đi lên. Nếu khoảng cách giữa các đường này giảm và chúng gần như trở thành một đường duy nhất thì thị trường đang điều chỉnh (xu hướng đi ngang). Các dấu hiệu mua hoặc bán được hình thành khi Môi cá sấu chạy ngang qua Răng cá sấu (dấu hiệu này có độ tin cậy trung bình), hoặc khi Môi cá sấu đi ngang qua vuốt cá sấu (tín hiệu mạnh và cho độ tin cậy cao).
Alligator rất thích hợp để sử dụng trong một thị trường có xu hướng và nó sẽ thường cho ra những chỉ báo sai lệch trong thị trường đang đi ngang. Cũng như với hầu hết các chỉ số khác, dấu hiệu có được từ Alligator thường có độ trễ nhất định. Bởi vậy, bạn không nên chỉ tin tưởng vào mình nó. Chỉ số này chỉ cho độ tin cậy hoàn hảo trong thị trường có xu hướng mà thôi. Trong các trường hợp khác, bạn nên sử dụng Alligator có kết hợp với các chỉ báo hình học (Fractal).
Alligator
Biểu đồ H1 EUR/USD
Đường cong dày là Môi cá sấu, đường mảnh nhất là Vuối cá sấu và đường ở giữa là Răng cá sấu. Các dấu hiệu mua (mũi tên đi lên) hoặc bán (mũi tên đi xuống) được đánh dấu trên biểu đồ.
Các chỉ báo (Fractal). Chỉ báo dấu hiệu đi lên là chuỗi 5 nến trong đó đỉnh của nến 1, 2, 4, và 5 ở vị trí thấp hơn đỉnh nến 3. Trong trường hợp này chỉ báo được hình thành trên nến thứ 3 của chuỗi.
Như đã đề cập ở trên, các chỉ báo hình học có thể được áp dụng kết hợp với chỉ số Alligator. Nếu chỉ báo đi lên (mũi tên hướng lên) được hình thành trên các đường Alligator thì đó là dấu hiệu bán. Nến có chỉ báo ở trên càng dài thì dấu hiệu càng mạnh. Các dấu hiệu mua thì hoàn toàn ngược lại – một chỉ báo đi xuống hình thành dưới các đường Alligator.
Alligator và các chỉ báo
Biểu đồ 5M EUR/USD
Mặc dù có rất nhiều chỉ báo trên biểu đồ ở dưới, chúng ta sẽ chỉ có được những tín hiệu mua và bán tin cậy khi nến tiếp theo chỉ báo đi qua đường
Alligator đi lên phía trên (dấu hiệu bán) hoặc đi
xuống dưới (dấu hiệu mua).
Trong bảng trên, các chỉ báo phản ánh khá tốt diễn biến thị trường. Tuy nhiên bạn cũng đừng nên quên rằng một chỉ báo không hình thành ở trên hoặc dưới nến cuối cùng (tức giá hiện tại) mà chỉ hình thành trên nến với dữ liệu lịch sử mà thôi, nghĩa là ở phía trên nến thứ hai trước nến hiện thời.
Chỉ số Hỗ trợ Thị trường
(Market Facilitation Index)
Chỉ số này có vẻ như là chỉ số phân tích kỹ thuật tốt nhất, nhưng không may là ứng dụng của nó trong thị trường Ngoại hối sẽ rất phức tạp nếu chúng ta không có đủ thông tin để xây dựng chỉ số này, nghĩa là chúng ta không có đủ lượng thông tin về khối lượng giao dịch của mỗi cặp tiền tệ xác định. Chỉ số này được tính toán dựa trên mức giá cao nhất, thấp nhất và khối lượng giao dịch cho một giai đoạn.
Thị trường Ngoại hối là thị trường phi tập trung, nên chúng ta không thể biết khối lượng giao dịch toàn thị trường tại bất cứ thời điểm nào. Đó là lý do vì sao Khối lượng trong Tích tắc (Tick Volume) phản ánh mức thay đổi giá trong một giai đoạn xác định lại được sử dụng để xây dựng chỉ số này. Không dựa vào xu hướng của các biến động giá, khối lượng trong tích tắc bao gồm từng thay đổi giá và phản ánh sự hoạt động cũng như biến động của thị trường hơn là khối lượng giao dịch thực sự. Mặc dù có những mối quan hệ nhất định giữa 2 loại khối lượng này, việc sử dụng khối lượng giao dịch trong tích tắc thay vì khối lượng giao dịch thực sự đã bóp méo kết quả phân tích, nên tôi coi việc sử dụng chỉ số này vào thị trường Ngoại hối là không hợp lý.
( http://www.amcenter.vn/94-ban-hoc-ho...s-tvd-139.aspx)