Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/8, biểu tình và tuần hành phản đối Nhật Bản đã diễn ra tại nhiều tỉnh, thành phố của Trung Quốc sau khi Tokyo bắt giữ và trục xuất 14 công dân nước này vì đã đặt chân lên quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông mà Nhật Bản gọi là Senkaku, Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
Người Trung Quốc biểu tình chống Nhật Bản ở Thâm Quyến. Ảnh: Reuters
Khoảng 2.000 người đã tuần hành trên các tuyến phố của thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, hô vang khẩu hiệu tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này, đồng thời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản và đốt cờ Nhật.
Trong khi đó, hơn 1.000 người tại Hàng Châu, tỉnh Triết Giang, cũng xuống đường tuần hành, hô các khẩu hiệu chống Nhật.
Tuần hành cũng diễn ra tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông và Hong Kong. Tại Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên, khoảng 500 cảnh sát có vũ trang đã được triển khai ngăn chặn tuần hành quy mô lớn.
Trên Internet lan truyền lời kêu gọi người dân ở hơn 10 thành phố của Trung Quốc xuống đường phản đối Nhật Bản, trong đó có Thượng Hải và Trùng Khánh, nơi nhiều công ty Nhật Bản mở văn phòng. Tuy nhiên, cơ quan chức năng đã lệnh gỡ bỏ chúng sau khi Tokyo trục xuất tất cả 14 nhà hoạt động nói trên.
Nhật bác phản đối của TQ
Cũng theo Kyodo, Nhật Bản đã bác bỏ “phản đối mạnh mẽ” của Trung Quốc đối với việc 10 người Nhật Bản lên hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) ở biển Hoa Đông mà Nhật Bản đang kiểm soát.
Trong cuộc điện đàm với Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh, Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Uichiro Niwa đã bày tỏ “rất lấy làm đáng tiếc” về hành động đập phá các nhà hàng Nhật Bản và xe ô tô trong khi diễn ra các cuộc biểu tình chống Nhật ngày 19/8 ở một số thành phố của Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh áp dụng “tất cả các biện pháp có thể” để bảo vệ các công dân và công ty của Nhật Bản đang hoạt động ở Trung Quốc.
Ông Niwa nhấn mạnh Nhật Bản “không bao giờ có thể chấp nhận những lời phản đối của phía Trung Quốc” đối với việc người Nhật lên đảo, nhắc lại quan điểm của Tokyo rằng không có gì nghi ngờ về mặt lịch sử và luật pháp quốc tế rằng quần đảo Senkaku là lãnh thổ của Nhật Bản.
Ông Niwa cũng yêu cầu Trung Quốc không để tái diễn các vụ việc giống như việc đổ bộ lên quần đảo Senkaku của các nhà hoạt động Trung Quốc hồi tuần trước.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Phó Oánh đã “phản đối mạnh mẽ” việc 10 người Nhật lên đảo Uotsuri, đảo lớn nhất trong quần đảo Senkaku và yêu cầu Nhật Bản chấm dứt các hành động phá hoại chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
Theo Vietnam+
Khoảng 2.000 người đã tuần hành trên các tuyến phố của thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, hô vang khẩu hiệu tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này, đồng thời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản và đốt cờ Nhật.
Trong khi đó, hơn 1.000 người tại Hàng Châu, tỉnh Triết Giang, cũng xuống đường tuần hành, hô các khẩu hiệu chống Nhật.
Tuần hành cũng diễn ra tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông và Hong Kong. Tại Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên, khoảng 500 cảnh sát có vũ trang đã được triển khai ngăn chặn tuần hành quy mô lớn.
Trên Internet lan truyền lời kêu gọi người dân ở hơn 10 thành phố của Trung Quốc xuống đường phản đối Nhật Bản, trong đó có Thượng Hải và Trùng Khánh, nơi nhiều công ty Nhật Bản mở văn phòng. Tuy nhiên, cơ quan chức năng đã lệnh gỡ bỏ chúng sau khi Tokyo trục xuất tất cả 14 nhà hoạt động nói trên.
Nhật bác phản đối của TQ
Cũng theo Kyodo, Nhật Bản đã bác bỏ “phản đối mạnh mẽ” của Trung Quốc đối với việc 10 người Nhật Bản lên hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) ở biển Hoa Đông mà Nhật Bản đang kiểm soát.
Trong cuộc điện đàm với Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh, Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Uichiro Niwa đã bày tỏ “rất lấy làm đáng tiếc” về hành động đập phá các nhà hàng Nhật Bản và xe ô tô trong khi diễn ra các cuộc biểu tình chống Nhật ngày 19/8 ở một số thành phố của Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh áp dụng “tất cả các biện pháp có thể” để bảo vệ các công dân và công ty của Nhật Bản đang hoạt động ở Trung Quốc.
Ông Niwa nhấn mạnh Nhật Bản “không bao giờ có thể chấp nhận những lời phản đối của phía Trung Quốc” đối với việc người Nhật lên đảo, nhắc lại quan điểm của Tokyo rằng không có gì nghi ngờ về mặt lịch sử và luật pháp quốc tế rằng quần đảo Senkaku là lãnh thổ của Nhật Bản.
Ông Niwa cũng yêu cầu Trung Quốc không để tái diễn các vụ việc giống như việc đổ bộ lên quần đảo Senkaku của các nhà hoạt động Trung Quốc hồi tuần trước.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Phó Oánh đã “phản đối mạnh mẽ” việc 10 người Nhật lên đảo Uotsuri, đảo lớn nhất trong quần đảo Senkaku và yêu cầu Nhật Bản chấm dứt các hành động phá hoại chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
Theo Vietnam+