Các đề xuất giải quyết phá sản của BlockFi bị FTX, quỹ Three Arrows Capital (3AC) và SEC lên tiếng phản đối vì cho rằng đã cáo buộc họ với những lý lẽ sai sự thật.
nền tảng lending BlockFi nộp đơn phá sản vào ngày 28/11/2022, vì bị ảnh hưởng từ cú sụp đổ của FTX.
Các chủ nợ lớn nhất của BlockFi gồm Ankura Trust (729 triệu USD), FTX US (275 triệu USD) và có cả Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ SEC (30 triệu USD), cùng nhiều chủ nợ cá nhân khác không được tiết lộ danh tính.
Tuy nhiên, SEC chấp nhận cho BlockFi "trả chậm" 30 triệu USD để ưu tiên trả cho người dùng trước.
Mới đây, BlockFi khiếu nại truy thu hơn 1 tỷ USD từ FTX/Alameda. Nhưng theo hồ sơ được phía FTX đưa ra, FTX không chấp nhận lý lẽ của BlockFi, cho rằng BlockFi đang lạm dụng các quy tắc phá sản.
Ngoài ra, kế hoạch phá sản được BlockFi đề xuất, dự kiến sẽ thảo luận tại phiên tòa xét xử ở New Jersey vào ngày 13/07 tới đây, cũng bị cả quỹ Three Arrows Capital (3AC) lẫn SEC phản đối.
Do các công ty crypto nêu trên có nhiều mối quan hệ "dây mơ rễ má", công ty này nợ công ty kia, lẫn việc không minh bạch về các khoản nợ,... dẫn đến tình cảnh không bên nào chịu nhường bên nào.
Phía 3AC cho biết họ nợ BlockFi 220 triệu USD, nhưng phản đối đề xuất của nền tảng lending vì "không có cơ hội tranh luận" về các cáo buộc gian lận.
Còn theo SEC thì các đề xuất BlockFi đưa ra quá mơ hồ và bao quát, không đi vào chi tiết nên cơ quan này không thể chấp thuận.
Câu chuyện này một lần nữa cho thấy thủ tục phá sản ở Mỹ không hề đơn giản, và phá sản không bao giờ là dấu chấm hết.
Thậm chí, các chủ nợ của BlockFi còn cáo buộc kế hoạch phá sản của nền tảng này là "cố tình" làm phức tạp và tốn kém thêm - nhằm "câu giờ" để các nhân sự cấp cao của công ty có thể trốn tránh trách nhiệm của mình. Đáng lý ra BlockFi nên được thanh lý đơn giản.
Chi phí thủ tục giấy tờ quả thật không phải là một con số nhỏ. Chẳng hạn như các chủ nợ của Voyager phải trả 5,1 triệu USD phí dịch vụ pháp lý hoặc trước đó FTX trả hơn 120 triệu USD phí cố vấn.
nền tảng lending BlockFi nộp đơn phá sản vào ngày 28/11/2022, vì bị ảnh hưởng từ cú sụp đổ của FTX.
Các chủ nợ lớn nhất của BlockFi gồm Ankura Trust (729 triệu USD), FTX US (275 triệu USD) và có cả Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ SEC (30 triệu USD), cùng nhiều chủ nợ cá nhân khác không được tiết lộ danh tính.
Tuy nhiên, SEC chấp nhận cho BlockFi "trả chậm" 30 triệu USD để ưu tiên trả cho người dùng trước.
Mới đây, BlockFi khiếu nại truy thu hơn 1 tỷ USD từ FTX/Alameda. Nhưng theo hồ sơ được phía FTX đưa ra, FTX không chấp nhận lý lẽ của BlockFi, cho rằng BlockFi đang lạm dụng các quy tắc phá sản.
Ngoài ra, kế hoạch phá sản được BlockFi đề xuất, dự kiến sẽ thảo luận tại phiên tòa xét xử ở New Jersey vào ngày 13/07 tới đây, cũng bị cả quỹ Three Arrows Capital (3AC) lẫn SEC phản đối.
Do các công ty crypto nêu trên có nhiều mối quan hệ "dây mơ rễ má", công ty này nợ công ty kia, lẫn việc không minh bạch về các khoản nợ,... dẫn đến tình cảnh không bên nào chịu nhường bên nào.
Phía 3AC cho biết họ nợ BlockFi 220 triệu USD, nhưng phản đối đề xuất của nền tảng lending vì "không có cơ hội tranh luận" về các cáo buộc gian lận.
Còn theo SEC thì các đề xuất BlockFi đưa ra quá mơ hồ và bao quát, không đi vào chi tiết nên cơ quan này không thể chấp thuận.
Câu chuyện này một lần nữa cho thấy thủ tục phá sản ở Mỹ không hề đơn giản, và phá sản không bao giờ là dấu chấm hết.
Thậm chí, các chủ nợ của BlockFi còn cáo buộc kế hoạch phá sản của nền tảng này là "cố tình" làm phức tạp và tốn kém thêm - nhằm "câu giờ" để các nhân sự cấp cao của công ty có thể trốn tránh trách nhiệm của mình. Đáng lý ra BlockFi nên được thanh lý đơn giản.
Chi phí thủ tục giấy tờ quả thật không phải là một con số nhỏ. Chẳng hạn như các chủ nợ của Voyager phải trả 5,1 triệu USD phí dịch vụ pháp lý hoặc trước đó FTX trả hơn 120 triệu USD phí cố vấn.