Hơn 1.300 máy tính nhiễm virus tống tiền tại Việt Nam
Dù mới xuất hiện, mã độc CTBLocker đang lây lan khá nhanh và số nạn nhân vẫn tiếp tục tăng lên.
Công ty Bkav cho biết, ngày 22/1, hệ thống giám sát của họ đã phát hiện biến thể mới của dòng mã độc chuyên mã hoá tài liệu tống tiền có tên gọi CTB Locker. Chỉ sau một ngày, hệ thống đã thống kê có khoảng 1.300 máy tính bị lây nhiễm.
Nhiều người dùng trong nước nhận được e-mail spam có đính kèm file .zip. Khi mở file này, máy tính của họ sẽ bị kiểm soát, các tệp dữ liệu dạng Word, Excel... sẽ bị mã hóa và không thể mở ra được trừ khi có khoá giải mã.
Nạn nhân sẽ nhận được thông báo phải nộp tiền chuộc trong vòng 96 giờ (4 ngày), nếu không file sẽ bị mã hóa vĩnh viễn. Kẻ tấn công yêu cầu thanh toán số tiền là 3 bitcoin, tương đương 630 USD, trong khi các phiên bản mã độc trước đây chỉ đòi khoảng 100 USD.
Thông báo yêu cầu nạn nhân gửi tiền để giải mã các file trong máy tính.
Trước đó, ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia bảo mật thuộc Ban Công nghệ FPT, cũng cho biết từ trưa ngày 21/1, ông nhận được một số lời đề nghị trợ giúp về việc hệ thống mạng máy tính của các cơ quan, trong đó có cả ngân hàng lớn tại Việt Nam, bị nhiễm mã độc CTBLocker.
Để tránh bị lây nhiễm, người sử dụng nên sử dụng các phần mềm diệt virus được cập nhật thường xuyên, cảnh giác với các file đính kèm trong e-mail và tốt nhất là không mở file khi nhận được từ người lạ và chỉ tải các file cài đặt từ website chính gốc. Bên cạnh đó, họ cũng không nên bấm vào những đường link nhận được qua chat hay e-mail và thường xuyên sao lưu file tài liệu của mình.
Bkav cho biết họ cũng đã phát hành công cụ diệt CTBLocker.
Châu An
Dù mới xuất hiện, mã độc CTBLocker đang lây lan khá nhanh và số nạn nhân vẫn tiếp tục tăng lên.
Công ty Bkav cho biết, ngày 22/1, hệ thống giám sát của họ đã phát hiện biến thể mới của dòng mã độc chuyên mã hoá tài liệu tống tiền có tên gọi CTB Locker. Chỉ sau một ngày, hệ thống đã thống kê có khoảng 1.300 máy tính bị lây nhiễm.
Nhiều người dùng trong nước nhận được e-mail spam có đính kèm file .zip. Khi mở file này, máy tính của họ sẽ bị kiểm soát, các tệp dữ liệu dạng Word, Excel... sẽ bị mã hóa và không thể mở ra được trừ khi có khoá giải mã.
Nạn nhân sẽ nhận được thông báo phải nộp tiền chuộc trong vòng 96 giờ (4 ngày), nếu không file sẽ bị mã hóa vĩnh viễn. Kẻ tấn công yêu cầu thanh toán số tiền là 3 bitcoin, tương đương 630 USD, trong khi các phiên bản mã độc trước đây chỉ đòi khoảng 100 USD.
Thông báo yêu cầu nạn nhân gửi tiền để giải mã các file trong máy tính.
Trước đó, ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia bảo mật thuộc Ban Công nghệ FPT, cũng cho biết từ trưa ngày 21/1, ông nhận được một số lời đề nghị trợ giúp về việc hệ thống mạng máy tính của các cơ quan, trong đó có cả ngân hàng lớn tại Việt Nam, bị nhiễm mã độc CTBLocker.
Để tránh bị lây nhiễm, người sử dụng nên sử dụng các phần mềm diệt virus được cập nhật thường xuyên, cảnh giác với các file đính kèm trong e-mail và tốt nhất là không mở file khi nhận được từ người lạ và chỉ tải các file cài đặt từ website chính gốc. Bên cạnh đó, họ cũng không nên bấm vào những đường link nhận được qua chat hay e-mail và thường xuyên sao lưu file tài liệu của mình.
Bkav cho biết họ cũng đã phát hành công cụ diệt CTBLocker.
Châu An