Hỏi – Đáp Về Bầu Cử Tổng Thống Mỹ 2020 Và Những Xu Thế Không Thể Đảo Ngược

shibob

Junior
Joined
Dec 7, 2017
Messages
206
Reactions
133
MR
0.001
All about U.S Election 2020
All about U.S Election 2020

Hiến pháp nước Mỹ có cơ chế bảo vệ thiểu số, vì số đông thường bị manipulated (thao túng, điều hướng). Ứng viên là tổng thống đương nhiệm cũng thường có lợi thế đáng kể (đại đa số các tổng thống Mỹ đều thắng 2 nhiệm kỳ), một phần do nhiệm kỳ đại cử tri là 6 năm.

“The left already won wall street, culture and lifestyle.” Ai thắng ở mặt trận chính trị, cũng sẽ không thay đổi được gì nhiều. Hãy cùng Blog Đầu Tư ORG phân tích chuyên sâu về Bầu Cử Tổng Thống Mỹ 2020 và Những Xu Thế Không Thể Đảo Ngược (Phần 2 của bài viết).

1. Tại sao ứng viên tổng thống giành nhiều phiếu phổ thông hơn vẫn có thể thua cuộc?​

Ở Mỹ, mỗi bang có một số lượng phiếu đại cử tri tương ứng với số dân sinh sống tại bang. Trừ một số ngoại lệ không đáng kể, ứng viên nào giành được nhiều phiếu nhất ở bang đó (không cần >50%) sẽ thắng tất cả số phiếu đại cử tri của bang đó. Do đó, việc giành được 99% số phiếu bầu phổ thông hay giành được 50,1% có giá trị như nhau. Điều đó lý giải tại sao thi thoảng sẽ có trường hợp ứng viên thắng cử giành được ít số phiếu phổ thông hơn người thua cuộc (ví dụ như Trump năm 2016). Tuy nhiên, trên thực tế, người giành được nhiều số phiếu phổ thông hơn thường cũng là người giành được nhiều phiếu đại cử tri hơn.

2. Thế nào là một “bang chiến trường”? Đâu là những bang chiến trường kỳ bầu cử năm nay?​

Một số bang do vị trí địa lý và cấu trúc dân số nên không thường xuyên bỏ phiếu cho ứng viên của bất kỳ đảng nào. Những bang này được xem là “chiến trường” vì các ứng viên sẽ dành rất nhiều tiền cùng sự quan tâm chú ý để giành được phiếu bầu của các cử tri. Nếu không thắng được ở ít nhất một vài bang chiến trường thì ứng viên ắt sẽ thua cuộc. Trong đợt bầu cử này, một số bang chiến trường đặc biệt tiêu biểu bao gồm: Florida (29 phiếu), Pennsylvania (20 phiếu ), Ohio (18 phiếu), Michigan (16 phiếu), North Carolina (15 phiếu) Arizona (11 phiếu).

3. Cuộc chạy đua Trump-Biden năm nay khác biệt so với Trump-Clinton năm 2016?​

Thứ nhất, trong cuộc bầu cử năm 2016, cả Trump lẫn Clinton đều là ứng viên tranh cử, không ai là tổng thống đương nhiệm. Năm nay Trump là tổng thống đương nhiệm nên với nhiều cử tri, kỳ bầu cử này có thể đơn thuần là phán xét của họ về Trump: nếu họ hài lòng với Trump, họ sẽ bỏ phiếu cho ông ấy. Nếu họ không hài lòng, họ sẽ bỏ phiếu cho Biden dù thích Biden hay không. Thứ hai, Covid đang tạo ra một cuộc khủng toàn diện, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của Mỹ. Trump tuy đã tạo ra nhiều công ăn việc làm trong 3 năm đầu của mình nhưng Covid về cơ bản đã xoá sạch các thành tựu kinh tế của chính quyền này. Cuối cùng, không như năm 2016, Trump đang đối đầu với một ứng viên là nam giới. Hillary Clinton trên thực tế đã mất điểm vì không ít cử tri còn định kiến rằng một người phụ nữ thì không đủ sức để cáng đáng công việc của một tổng thống. Biden sẽ không phải đối mặt với những định kiến như vậy.

4. Năm 2016, kết quả thăm dò trước bầu cử đã dự báo sai. Liệu kết quả thăm dò năm nay có đáng tin cậy?​

Đầu tiên cần hiểu rằng bản chất của các cuộc thăm dò là sử dụng câu trả lời của một lượng cử tri rất nhỏ (nhưng có tính đại diện) để dự báo kết quả cho toàn bộ cử tri nên sai số là không tránh khỏi. Trên thực tế, kết quả tranh cử giữa Trump và Hillary tương đối sát nhau, nằm trong biên độ sai số. Hơn nữa, không có mô hình dự báo nào tuyên bố rằng Trump có 0% thắng cử. Chính Nate Silver trên trang Fivethirtyeight.com đã dự báo rằng trong cuộc chạy đua năm 2016 Trump có xác suất chiến thắng lên tới 29%. Tuyệt đại đa số các mô hình dự báo hiện nay đều cho thấy rằng Biden gần như “chắc kèo” thắng Trump bởi các cuộc thăm dò ở cả cấp độ quốc gia lẫn tiểu bang trong nhiều tháng vừa qua đều cho thấy Biden dẫn Trump với một khoảng cách đáng kể. Tuy nhiên, không ai dự đoán rằng Biden có xác suất thắng 100% và nếu kết quả ở 1-2 bang chiến trường thuận cho Trump thì bức tranh toàn cảnh có thể thay đổi rất nhanh. Cuối cùng, chính vì kết quả thăm dò năm 2016 đã đưa dự báo “sai” kết quả cuối cùng nên các chuyên gia cũng đã điều chỉnh lại rất nhiều cách thức họ thực hiện để giảm thiểu sai số.

5. Những yếu tố nào đang ủng hộ Trump?​

Nước Mỹ đang rất phân cực, điều này có thể khiến những cử tri Cộng hoà ít đi bỏ phiếu hoặc chưa bao giờ đi bỏ phiếu ra đường vào ngày 3/11. Ứng viên là tổng thống đương nhiệm cũng thường có lợi thế đáng kể (đại đa số các tổng thống Mỹ đều thắng 2 nhiệm kỳ). Cuối cùng, bản thân Biden không phải là một ứng viên xuất chúng. Biden không được nhiều người biết đến và yêu mến như Hillary Clinton, cũng không có khả năng diễn thuyết hùng hồn như Obama.

6. Những yếu tố nào đang ủng hộ Biden?​

Covid vẫn đang tiếp tục hoành hành ở Mỹ nên dù hợp lý hay không, nhiều người Mỹ vẫn sẽ khiển trách chính quyền hiện tại. Hơn nữa, trong lúc tình hình rối ren này, một người lãnh đạo điềm tĩnh và truyền thống hơn sẽ được cho là phù hợp hơn để cầm lái so với Trump. Cuối cùng, năm 2016, Trump là một ẩn số và hứa hẹn nhiều sự thay đổi lớn nhưng sau một nhiệm kỳ nhiều người có lẽ cũng không còn mặn mà với các chính sách gây tranh cãi của Trump nữa.

7. Yếu tố nào quyết định trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020?​

Tỉ lệ người đi bỏ phiếu (voter turnout) sẽ là yếu tố quyết định trong cuộc bầu cử này. Số cử tri đến sát ngày bầu cử vẫn chưa biết mình sẽ bỏ phiếu cho ai thật ra rất ít, đa phần đều đã biết mình thích ai hơn. Câu hỏi là họ có thích ứng viên của mình hoặc ghét ứng viên của đảng đối lập đủ nhiều để đi bỏ phiếu vào ngày bầu cử hay không thôi. Thế nên mấu chốt của vấn đề ở đây là Trump hay Biden giỏi hơn trong việc thuyết phục chính các cử tri của mình đi bỏ phiếu vào ngày 3/11.

8. Khi nào có kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2020?​

Đa số phiếu bầu sẽ được đếm và kiểm xong vào ngay đêm 3/11 (giờ Mỹ – tức trưa 4/11 giờ VN). Tuy nhiên, do năm nay có một lượng lớn số phiếu bầu được cử tri gửi qua đường bưu điện nên ở một số bang quá trình kiểm phiếu có thể mất đến hết tuần này. Tuy nhiên, việc kiểm phiếu chậm trễ có thể sẽ không ảnh hưởng tới kết quả chung cuộc nếu một trong hai ứng viên dẫn đối thủ của mình rất sâu ở bang đó.

Tiếp theo, Blog Đầu Tư ORG sẽ đưa ra ý kiến phân tích về hậu bầu cử.

Bầu cử tổng thống Mỹ và Bitcoin
Bầu cử tổng thống Mỹ với Bitcoin.

Những xu thế không thể đảo ngược dù tổng thống Mỹ nào lên nắm quyền

Sự thoái trào của ngành công nghiệp dầu khí

Trong 2 năm đầu của nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, ngành dầu khí phất lên nhờ các chính sách ưu ái và hỗ trợ của chính quyền tuy nhiên sau đó giá dầu rớt liên tục ngay cả trước covid. Khi covid tới thì ngành này như người bệnh đang thở máy mà còn bị tấn công bởi một bệnh khác. Có thời điểm giá dầu tại Mỹ cắm đầu dưới zero. Một số nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

1. Bất ổn do chiến tranh thương mại dẫn đến giảm cầu.
2. Nguồn cầu giảm mạnh do covid.

3. Các nước xuất khẩu dầu khó đạt được thoả thuận cắt giảm ai cũng muốn tăng sản lượng để dành thị phần trong lúc các đối thủ cạnh tranh đang điêu đứng vì giá dầu thấp.

4. Sự gia tăng đáng kể của năng lượng tái tạo trong phát điện và điện khí hoá ngành xe hơi. Trong tương lai covid sẽ hết nhưng các nhân tố khác thì vẫn còn. Vậy nên dù cho ngành này có được tiếp tục thở máy hay không ở Mỹ thì cũng không thể tránh khỏi xu thế suy giảm tất yếu về nhu cầu.

Sự trỗi dậy của năng lượng tái tạo và điện khí hoá ngành giao thông vận tải

Trong nhiệm kỳ của Trump, mặc dù các chính sách từ chính quyền liên bang không còn ưu ái như thời Obama, ngành điện vẫn cắt giảm đáng kể nhiệt điện chạy than và tăng cường đầu tư vào phát điện từ năng lượng tái tạo như gió và mặt trời. Xu thế này dựa trên những lý do chính sau:

1. Đây là xu thế chung của ngành điện thế giới nhằm cắt giảm lượng khí thải và giảm sự phụ thuộc vào ngành dầu khí.

2. Các nhà đầu tư năng lượng nhận thấy ngành dầu khí ngày càng bất ổn do sự cạnh tranh chính trị nội địa cũng như cạnh tranh địa chính trị toàn cầu. Do vậy họ chuyển dần nguồn vốn sang đầu tư vào năng lượng tái tạo, một ngành mới nổi và có tiềm năng hơn.

3. Người dân ngày càng ý thức rõ hơn về biến đổi khí hậu toàn cầu, điều khiến cho thiên tai và các hiện tượng thời tiết bất thường khác xảy ra thường xuyên hơn. Họ muốn để lại cho con cháu họ một hành tinh sạch hơn thay vì ngập ngụa trong khí thải, nước thải và rác thải. Ngay cả Trung Quốc, nước vốn xem trọng phát triển kinh tế hơn bảo vệ môi trường, cũng không ngừng gia tăng năng lượng tái tạo và điện khí hoá ngành giao thông vận tải. Tại Mỹ ý chí của đa số người dân trong vấn đề này thể hiện qua việc lập pháp tiểu bang liên tục thúc đẩy chỉ tiêu năng lượng tái tạo với mục tiêu tiến tới phát điện 100% từ năng lượng tái tạo trước năm 2040, 2050.

Chuyển dịch sản xuất khỏi TQ nhằm đa dạng hoá chuỗi cung ứng

Đây là xu thế khởi đầu trước Trump do giá lao động Trung Quốc ngày càng tăng. Tuy nhiên Trump đã thúc đẩy rất đáng kể xu hướng này bằng cuộc chiến tranh thương mại cũng như ưu đãi các cty chuyển dịch khỏi Trung Quốc. Covid cũng cho những người làm chính sách thấy sự phụ thuộc quá nhiều vào thương mại với Trung Quốc cũng giống như bỏ hết trứng vào một rổ. Tiếp theo Mỹ, Nhật, Châu Âu cũng có các động thái tương tự. Điều này làm cho các quốc gia khác bao gồm Việt Nam được hưởng lợi. Đây là xu hướng chung của thế giới và không thể đảo ngược dù tổng thống nào lên nắm quyền trong 4 năm tới.

Cạnh tranh thương mại và địa chính trị ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc

Khi Trung Quốc ngày càng lớn mạnh và tiệm cận khả năng vượt Mỹ về cả kinh tế và quân sự, tư bản Mỹ mới giật mình vì đã phạm một sai lầm chiến lược. Đó là Mỹ tin rằng một nước Trung Quốc thịnh vượng phát triển sẽ chia sẻ nhiều giá trị chung với thế giới tự do và như vậy sẽ có lợi cho cả thế giới. Thực tế đã cho thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc mang lại nhiều giá trị cho thế giới nhưng cũng kèm theo nhiều hậu quả bao gồm:

1. Trung Quốc ngày càng tự tin thách thức Mỹ trên mọi đấu trường, gia tăng ảnh hưởng bằng mọi giá (vừa mua chuộc bắt nạt) nhằm thay đổi trật tự thế giới dẫn tới đụng độ với Mỹ và đồng minh,

2. Chủ nghĩa dân tộc và bá quyền ngày cang gia tăng tại Trung Quốc dẫn đến việc gia tăng tranh trấp chủ quyền lãnh thổ lãnh hải,

3. Sự gia tăng sức mạnh quân sự nhằm áp đặt luật lệ kiểu Trung Quốc lên các nước khác. Các đời tổng thống trước Trump không làm được gì nhiều trong việc kìm hãm sự hung hăng của Trung Quốc. Trump đã rất mạnh tay với Trung Quốc khiến cho sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn bao giờ hết và sự cạng tranh này sẽ khó có thể bớt nhiệt dù ai lên làm tổng thống. Trên đây là một vài xu thế mà mình cho rằng khó có thể đảo ngược. Dù tổng thống nào lên thì cũng chỉ mong nước Mỹ và thế giới được an toàn và yên ổn.

Quan tâm đến bầu cử Mỹ ít thôi các bạn, quan tâm đến Bitcoin đây này:

 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
418,642
Messages
7,074,189
Members
170,743
Latest member
Bitscreener

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom