News "Hoạt động crypto gây rủi ro cho hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ", Báo cáo Rủi ro 2023 khẳng định

FDIC cùng với các cơ quan quản lý ngân hàng khác cũng đưa ra nhiều biện pháp giám sát và hướng dẫn để giải quyết các rủi ro tài sản tiền mã hóa này.

1692152918530.png


Rủi ro ngân hàng gia tăng từ hiệu ứng dây chuyền sụp đổ 2022​

Ngày 14/08/2023, Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ (FDIC) - cơ quan đảm bảo tiền gửi và giám sát các tổ chức tài chính ở Mỹ - đã phát hành Báo cáo Rủi ro thường niên 2023, trong đó, họ liệt kê các tài sản tiền mã hóa là một trong số các rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng, bên cạnh kinh tế, tín dụng và tình hình thị trường chung.



Thị trường tiền mã hóa đã trải qua một năm 2022 đầy biến động khi chứng kiến sự phá sản của các công ty tiền mã hóa lớn, bao gồm:
  • Tháng 5/2022, sự sụp đổ của Terraform Labs với đồng tiền stablecoin thuật toán UST;
  • Tháng 7/2022 "gọi tên" 3 công ty Three Arrows Capital (3AC), Voyager Digital, Celsius;
  • Tháng 11/2022, FTX tuyên bố phá sản, Sam Bankman-Fried từ chức CEO và ngay sau đó chỉ vài tuần là BlockFi - đơn vị lending tiền mã hoá cũng nộp đơn phá sản;
Chuỗi sự kiện này đã gây ra "hiệu ứng dây chuyền sụp đổ" đối với các ngân hàng thân thiện với tiền mã hóa như Silvergate, Ngân hàng Silicon Valley Bank và Signature Bank.

Qua đó, FDIC "đã nhận thức được sự quan tâm ngày càng tăng đối với các hoạt động liên quan đến tài sản tiền mã hóa thông qua quy trình giám sát thông thường của mình.” Vì vậy, họ xác định cần có thêm thông tin để hiểu rõ hơn về những rủi ro liên quan đến các hoạt động này.

Nhiều rủi ro mới và phức tạp​

FDIC cho biết tài sản tiền mã hóa với bản chất năng động và tốc độ đổi mới nhanh chóng dễ dàng gây ra “những rủi ro mới và phức tạp, khó có thể đánh giá đầy đủ”.

Một số rủi ro chính được xác định trong báo cáo, bao gồm:
  • Gian lận;
  • Sự mơ hồ về pháp lý;
  • Các thông tin gây hiểu lầm hoặc không chính xác;
  • Các hoạt động quản lý rủi ro chưa rõ ràng
  • Lỗ hổng từ nền tảng.
Đặc biệt, các mối liên kết trong lĩnh vực tài sản tiền mã hóa cũng có thể gây ra rủi ro lan rộng đáng kể sang các ngân hàng. Đáng chú ý là khả năng rút tiền từ các ngân hàng nắm giữ dự trữ stablecoin đã gây ra "cuộc khủng hoảng thanh khoản ngành crypto".

Để hiểu rõ hơn và đánh giá được các rủi ro, vào tháng 04/2022, FDIC đã phát hành Thư của Tổ chức Tài chính, kêu gọi các tổ chức do FDIC giám sát thông báo cho cơ quan quản lý về các hoạt động tiền mã hóa hiện tại và kế hoạch của họ, bao gồm:

  • Lưu ký tiền mã hóa;
  • Phát hành tài sản tiền mã hóa;
  • Tham gia vào các hệ thống thanh toán trên blockchain chẳng hạn như thực hiện các chức năng Node.
Tháng 08/2022, FDIC cũng đã ra thông báo tới 5 công ty FTX US, Cryptonews.com, Cryptosec.info, SmartAsset.com và FDICCrypto.com khắc phục ngay lập tức những tuyên bố sai lệch về bảo hiểm tiền gửi.

Nhận định của FDIC trong Báo cáo Rủi ro 2023 cũng làm dấy lên sự lo ngại cho nhà đầu tư vì đây là một công ty của chính phủ Liên bang Hoa Kỳ, hoạt động như một cơ quan độc lập để giám sát và bảo chứng lượng tiền ký thác ở các ngân hàng Hoa Kỳ.

FDIC được thành lập năm 1933 qua Đạo luật Ngân hàng (1933 Banking Act) để phục hồi uy tín cho nền tài chính Hoa Kỳ sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Ngoài trách nhiệm kể trên, công ty FDIC cũng duyệt xét và giám sát những cơ sở tài chính nhằm bảo đảm chức năng hoạt động, bảo vệ người tiêu dùng, và điều hành những cơ sở tài chính đã phá sản.

Đây cũng chính là cơ quan chịu trách nhiệm bảo hiểm cho Ngân hàng thân thiện với crypto đã phá sản Silvergate và Signature Bank, đồng thời là cơ quan ra quyết định đóng cửa và tịch thu tài sản của Ngân hàng Silicon Valley Bank.

FDIC, cùng với các cơ quan ngân hàng liên bang khác, cho biết họ sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ các hoạt động tiền mã hóa của các tổ chức ngân hàng, đồng thời cam kết thảo luận và ban hành thêm hướng dẫn để đảm bảo sự ổn định và toàn vẹn của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ.
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
426,471
Messages
7,177,469
Members
178,898
Latest member
mazman

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom