Helium (HNT) đang phải đối mặt với sự suy thoái nghiêm trọng khi mạng lưới blockchain đã bị rung chuyển với nhiều vấn đề khác nhau.
Kể từ đầu tháng 08/2022 cho đến nay, Helium (HNT) – dự án thường được xem như một trong những thành công lớn nhất trong không gian Web3 nhờ vào hướng kinh doanh vô cùng độc đáo, nếu không muốn khẳng định là “độc nhất” trên thị trường thông qua việc tạo điều kiện cho các thiết bị IoT (Internet of Thing) có công suất thấp được tương tác với Internet một cách an toàn và tối đa hiệu quả về chi phí, vẫn chưa thể thoát khỏi “cuộc khủng hoảng” trầm trọng đến từ nhiều phía, đang gây áp lực rất lớn lên nền tảng.
Vốn hóa thị trường của Helium đã giảm mạnh hơn 50%, từ hơn 1,15 tỷ USD xuống còn khoảng 480 triệu USD, kéo theo giá HNT lao dốc từ ngưỡng gần 10 USD xuống chỉ còn 3,85 USD vào thời điểm thực hiện bài viết. Và điều bất ngờ là tất cả mọi chuyện chỉ xảy ra vỏn vẹn trong 1 tháng qua.
Nguyên nhân châm ngòi cho sự sụp đổ của Helium có lẽ xuất phát từ sự kiện nền tảng bị cáo buộc “mờ ám” trong hoạt động kinh doanh vào đầu tháng 08/2022 bởi nhà đầu tư cá nhân nổi tiếng Liron Shapira. Theo đó, mọi số liệu Helium đưa ra đều phản ánh dự án chỉ đang lợi dụng tiền rót vào của nhà đầu tư để “làm giàu” cho riêng mình.
Vào thời điểm đó, vẫn rất ít người tin rằng lập luận từ phía Liron Shapira là đúng. Tuy nhiên có lẽ giờ đây khi nhìn vào giá HNT, nhà đầu tư đã có góc nhìn khác. Trong ngày 05/09 vừa qua, Liron Shapira tiếp tục đưa ra quan điểm về HNT thời gian tới khiến cộng đồng không khỏi lo ngại về tương lai HNT khi phản hồi thắc mắc từ một người dùng trên Twitter.
Áp lực tiêu cực chưa hẳn là dừng lại với HNT ở câu chuyện của Liron Shapira. Chỉ 3 ngày sau cáo buộc lần đầu tiên, Helium tiếp tục bị tố đánh lừa nhà đầu tư bằng các mối quan hệ đối tác giả tạo bởi hãng truyền thông công nghệ Mashable. Tệ hại hơn là cả Lime và Salesforce, hai công ty truyền thống lớn dính vào vụ việc này đều lên tiếng trực tiếp phản đối Helium trên các mặt báo, khiến danh tiếng và uy tín nền tảng một lần nữa lao dốc trước cộng đồng.
Song, những tưởng Helium sẽ có những giải pháp đáng kể để củng cố thêm niềm tin cộng đồng sau bão FUD, tuy nhiên điều mà dự án làm được chỉ dừng lại ở việc mua lại FreedomFi – một công ty “người quen” của Helium để tăng tốc vào dịch vụ di động. Đây cũng được xem như động thái tạo tiền đề cho cuộc cách mạng đề xuất dịch chuyển toàn bộ hệ sinh thái Helium sang Solana vào tuần trước, nhằm hỗ trợ Solana trong tham vọng smartphone Web3 và cửa hàng ứng dụng dApp.
Vậy câu hỏi đặt ra rằng tại sao Helium phải quyết định chuyển sang Solana trong khi nền móng dự án từng hoạt động trên blockchain riêng, được xây dựng dựa trên HoneyBadger BFT? Do đó, khả năng cao Helium đang tồn đọng rất nhiều sự bất ổn trong nội bộ nền tảng và bắt buộc cần một mái nhà vững chắc hơn như Solana để “che giấu” đi những lổ hổng của mình.
Kể từ đầu tháng 08/2022 cho đến nay, Helium (HNT) – dự án thường được xem như một trong những thành công lớn nhất trong không gian Web3 nhờ vào hướng kinh doanh vô cùng độc đáo, nếu không muốn khẳng định là “độc nhất” trên thị trường thông qua việc tạo điều kiện cho các thiết bị IoT (Internet of Thing) có công suất thấp được tương tác với Internet một cách an toàn và tối đa hiệu quả về chi phí, vẫn chưa thể thoát khỏi “cuộc khủng hoảng” trầm trọng đến từ nhiều phía, đang gây áp lực rất lớn lên nền tảng.
Vốn hóa thị trường của Helium đã giảm mạnh hơn 50%, từ hơn 1,15 tỷ USD xuống còn khoảng 480 triệu USD, kéo theo giá HNT lao dốc từ ngưỡng gần 10 USD xuống chỉ còn 3,85 USD vào thời điểm thực hiện bài viết. Và điều bất ngờ là tất cả mọi chuyện chỉ xảy ra vỏn vẹn trong 1 tháng qua.
Nguyên nhân châm ngòi cho sự sụp đổ của Helium có lẽ xuất phát từ sự kiện nền tảng bị cáo buộc “mờ ám” trong hoạt động kinh doanh vào đầu tháng 08/2022 bởi nhà đầu tư cá nhân nổi tiếng Liron Shapira. Theo đó, mọi số liệu Helium đưa ra đều phản ánh dự án chỉ đang lợi dụng tiền rót vào của nhà đầu tư để “làm giàu” cho riêng mình.
Vào thời điểm đó, vẫn rất ít người tin rằng lập luận từ phía Liron Shapira là đúng. Tuy nhiên có lẽ giờ đây khi nhìn vào giá HNT, nhà đầu tư đã có góc nhìn khác. Trong ngày 05/09 vừa qua, Liron Shapira tiếp tục đưa ra quan điểm về HNT thời gian tới khiến cộng đồng không khỏi lo ngại về tương lai HNT khi phản hồi thắc mắc từ một người dùng trên Twitter.
“Vốn hóa Helium đang rơi tự do.”
“Bạn nghĩ rằng dự đoán của mình về Helium sẽ ra sao vậy?
Tôi nghĩ rằng tôi đã giúp cộng đồng *né* khỏi quả bong bóng này, nhưng đôi lúc họ lại cố chấp với thực tế. Vì vậy tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa. Tôi chỉ biết là trước sau gì giá HNT cũng về 0 mà thôi.”
Áp lực tiêu cực chưa hẳn là dừng lại với HNT ở câu chuyện của Liron Shapira. Chỉ 3 ngày sau cáo buộc lần đầu tiên, Helium tiếp tục bị tố đánh lừa nhà đầu tư bằng các mối quan hệ đối tác giả tạo bởi hãng truyền thông công nghệ Mashable. Tệ hại hơn là cả Lime và Salesforce, hai công ty truyền thống lớn dính vào vụ việc này đều lên tiếng trực tiếp phản đối Helium trên các mặt báo, khiến danh tiếng và uy tín nền tảng một lần nữa lao dốc trước cộng đồng.
Song, những tưởng Helium sẽ có những giải pháp đáng kể để củng cố thêm niềm tin cộng đồng sau bão FUD, tuy nhiên điều mà dự án làm được chỉ dừng lại ở việc mua lại FreedomFi – một công ty “người quen” của Helium để tăng tốc vào dịch vụ di động. Đây cũng được xem như động thái tạo tiền đề cho cuộc cách mạng đề xuất dịch chuyển toàn bộ hệ sinh thái Helium sang Solana vào tuần trước, nhằm hỗ trợ Solana trong tham vọng smartphone Web3 và cửa hàng ứng dụng dApp.
Vậy câu hỏi đặt ra rằng tại sao Helium phải quyết định chuyển sang Solana trong khi nền móng dự án từng hoạt động trên blockchain riêng, được xây dựng dựa trên HoneyBadger BFT? Do đó, khả năng cao Helium đang tồn đọng rất nhiều sự bất ổn trong nội bộ nền tảng và bắt buộc cần một mái nhà vững chắc hơn như Solana để “che giấu” đi những lổ hổng của mình.