2022 tiếp tục là năm “ăn nên làm ra” đối với các hacker đến từ Triều Tiên. Số tiền mã hóa bị tấn công đã lên đến 1 tỷ USD.
Theo một dự thảo báo cáo của Liên Hợp Quốc, số tiền mã hóa mà hacker Triều Tiên đánh cắp được trong năm 2022 ghi nhận cao kỷ lục. Báo cáo này vẫn đang trong quá trình bảo mật, được đệ trình lên ủy ban của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về các lệnh trừng phạt Triều Tiên.
Theo Reuters và Nikkei Asia đưa tin, dữ liệu trong báo cáo được cung cấp bởi các nước thành viên Liên Hợp Quốc và các công ty an ninh mạng. Cụ thể, vì bị cô lập và đóng cửa với thế giới, Triều Tiên cố gắng lách luật hạn chế và gây quỹ thông qua các cuộc tấn công mạng.
Nhưng số tiền thiệt hại cụ thể khác nhau trong nhiều bộ dữ liệu. Theo Hàn Quốc thì hacker do chính quyền Bình Nhưỡng kiểm soát đã thu được 630 triệu USD crypto trong năm qua. Còn theo dữ liệu từ một công ty an ninh mạng thì số tiền chiếm được đã vượt quá 1 tỷ USD.
Theo công ty phân tích Chainalysis, số tiền thiệt hại thậm chí lên đến 1,7 tỷ USD. Con số này tăng hơn 4 lần so với 400 triệu USD bị hacker Triều Tiên thu được vào năm 2021, cũng do Chainalysis báo cáo.
Nhưng có một điểm chung giữa các dữ liệu này là họ đều khẳng định 2022 là năm hacker Triều Tiên “ăn nên làm ra” nhất.
Mức độ “khét tiếng” của hacker đến từ Triều Tiên là không thể bàn cãi. Như Coin68 đưa tin, FBI cáo buộc các tổ chức tin tặc của Triều Tiên là người tiến hành vụ tấn công cầu nối Horizen của Harmony vào tháng 6 năm ngoái, lấy cắp số tiền 100 triệu USD. Nhóm hacker Lazarus có liên hệ với Triều Tiên cũng bị Mỹ khẳng định đứng sau vụ hack cầu nối Ronin của Axie Infinity, gây thiệt hại 624 triệu USD vào tháng 03/2022.
Theo tờ báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc, 10% nạn nhân của hacker Bắc Hàn là các tài khoản của cá nhân và công ty Nam Hàn. Số tiền đánh cắp được cho là dùng để tài trợ cho chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân.
Ngoài Hàn Quốc, Nhật Bản cũng là đối tượng “ưa thích” mà các kẻ tấn công Triều Tiên nhắm đến. Như đã đưa tin hồi tháng 10/2022, nhóm hacker khét tiếng Lazarus Group nhắm mục tiêu sang các công ty crypto Nhật Bản.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc cũng lưu ý rằng kỹ thuật mà các nhóm tội phạm sử dụng ngày càng tinh vi hơn, dẫn đến việc truy vết và điều tra càng khó khăn hơn.
Theo một dự thảo báo cáo của Liên Hợp Quốc, số tiền mã hóa mà hacker Triều Tiên đánh cắp được trong năm 2022 ghi nhận cao kỷ lục. Báo cáo này vẫn đang trong quá trình bảo mật, được đệ trình lên ủy ban của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về các lệnh trừng phạt Triều Tiên.
Theo Reuters và Nikkei Asia đưa tin, dữ liệu trong báo cáo được cung cấp bởi các nước thành viên Liên Hợp Quốc và các công ty an ninh mạng. Cụ thể, vì bị cô lập và đóng cửa với thế giới, Triều Tiên cố gắng lách luật hạn chế và gây quỹ thông qua các cuộc tấn công mạng.
Nhưng số tiền thiệt hại cụ thể khác nhau trong nhiều bộ dữ liệu. Theo Hàn Quốc thì hacker do chính quyền Bình Nhưỡng kiểm soát đã thu được 630 triệu USD crypto trong năm qua. Còn theo dữ liệu từ một công ty an ninh mạng thì số tiền chiếm được đã vượt quá 1 tỷ USD.
Theo công ty phân tích Chainalysis, số tiền thiệt hại thậm chí lên đến 1,7 tỷ USD. Con số này tăng hơn 4 lần so với 400 triệu USD bị hacker Triều Tiên thu được vào năm 2021, cũng do Chainalysis báo cáo.
Nhưng có một điểm chung giữa các dữ liệu này là họ đều khẳng định 2022 là năm hacker Triều Tiên “ăn nên làm ra” nhất.
Mức độ “khét tiếng” của hacker đến từ Triều Tiên là không thể bàn cãi. Như Coin68 đưa tin, FBI cáo buộc các tổ chức tin tặc của Triều Tiên là người tiến hành vụ tấn công cầu nối Horizen của Harmony vào tháng 6 năm ngoái, lấy cắp số tiền 100 triệu USD. Nhóm hacker Lazarus có liên hệ với Triều Tiên cũng bị Mỹ khẳng định đứng sau vụ hack cầu nối Ronin của Axie Infinity, gây thiệt hại 624 triệu USD vào tháng 03/2022.
Theo tờ báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc, 10% nạn nhân của hacker Bắc Hàn là các tài khoản của cá nhân và công ty Nam Hàn. Số tiền đánh cắp được cho là dùng để tài trợ cho chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân.
Ngoài Hàn Quốc, Nhật Bản cũng là đối tượng “ưa thích” mà các kẻ tấn công Triều Tiên nhắm đến. Như đã đưa tin hồi tháng 10/2022, nhóm hacker khét tiếng Lazarus Group nhắm mục tiêu sang các công ty crypto Nhật Bản.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc cũng lưu ý rằng kỹ thuật mà các nhóm tội phạm sử dụng ngày càng tinh vi hơn, dẫn đến việc truy vết và điều tra càng khó khăn hơn.