Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện đã thông qua dự luật cho stablecoin ở Hoa Kỳ, tuy nhiên khả năng dự luật trở thành luật chính thức vẫn còn đang bỏ ngỏ.
Ngày 27/07, Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện đã thông qua khung pháp lý toàn diện cho ngành tiền mã hoá, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình thiết thập khung quy định rõ ràng đối với crypto trong tương lai.
Trải qua phiên bỏ phiếu căng thẳng, dự luật stablecoin được thông qua với kết quả 34 phiếu thuận và 16 phiếu chống.
Phản đối chủ yếu đến từ phía Đảng Dân chủ, cho rằng Hạ viện đang có phần “vội vã” khi đưa ra quyết định. Đại diện Đảng Dân chủ, Hạ nghị sĩ Maxine Waters, chỉ trích dự luật stablecoin “đang có vấn đề và sẽ làm hại nước Mỹ”, do một điều khoản cho phép các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt phát hành stablecoin mà không cần Cục Dự trữ Liên bang can thiệp vào.
Cô cũng nêu lên lo ngại nhiều vấn đề khi các công ty như Amazon và Facebook có thể phát hành các loại tiền mã hoá của riêng họ nếu dự luật, như được viết hiện tại, trở thành luật chính thức.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện là ông Patrick McHenry đang đổ lỗi về tiến độ chậm trễ của bộ luật là do Nhà Trắng. Sau 15 tháng đàm phán, bị gián đoạn bởi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, sự thay đổi quyền kiểm soát tại Hạ viện Hoa Kỳ và cuộc bầu cử tổng thống, sự sụp đổ của FTX và sự lây lan sau đó đến toàn thị trường. Thời gian cho một khung pháp lý riêng của tiền mã hoá vẫn chưa có gì đảm bảo, Quốc hội cần phải nhanh chóng hành động hơn.
Theo phía Đảng Dân chủ, đợt bỏ phiếu tiếp theo cho dự luật có thể dời sang tháng 9 hoặc lâu hơn, do đó khả năng dự luật trở thành luật chính thức vẫn có thể bị thay đổi.
Ngày 27/07, Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện đã thông qua khung pháp lý toàn diện cho ngành tiền mã hoá, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình thiết thập khung quy định rõ ràng đối với crypto trong tương lai.
Trải qua phiên bỏ phiếu căng thẳng, dự luật stablecoin được thông qua với kết quả 34 phiếu thuận và 16 phiếu chống.
Phản đối chủ yếu đến từ phía Đảng Dân chủ, cho rằng Hạ viện đang có phần “vội vã” khi đưa ra quyết định. Đại diện Đảng Dân chủ, Hạ nghị sĩ Maxine Waters, chỉ trích dự luật stablecoin “đang có vấn đề và sẽ làm hại nước Mỹ”, do một điều khoản cho phép các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt phát hành stablecoin mà không cần Cục Dự trữ Liên bang can thiệp vào.
Cô cũng nêu lên lo ngại nhiều vấn đề khi các công ty như Amazon và Facebook có thể phát hành các loại tiền mã hoá của riêng họ nếu dự luật, như được viết hiện tại, trở thành luật chính thức.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện là ông Patrick McHenry đang đổ lỗi về tiến độ chậm trễ của bộ luật là do Nhà Trắng. Sau 15 tháng đàm phán, bị gián đoạn bởi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, sự thay đổi quyền kiểm soát tại Hạ viện Hoa Kỳ và cuộc bầu cử tổng thống, sự sụp đổ của FTX và sự lây lan sau đó đến toàn thị trường. Thời gian cho một khung pháp lý riêng của tiền mã hoá vẫn chưa có gì đảm bảo, Quốc hội cần phải nhanh chóng hành động hơn.
Theo phía Đảng Dân chủ, đợt bỏ phiếu tiếp theo cho dự luật có thể dời sang tháng 9 hoặc lâu hơn, do đó khả năng dự luật trở thành luật chính thức vẫn có thể bị thay đổi.