New FUTURE LÀ GÌ ? NGƯỜI KHÔNG CHƠI LÀ NGƯỜI THẮNG ?

Future-of-cryptocurrencies-website (1).jpg

1/ Future là gì ?
  • Futures hay còn gọi là hợp đồng tương lai, là hình thức giao dịch phái sinh.
  • Future cho phép các nhà đầu tư đặt lệnh theo suy đoán của mình về biến động giá của một đồng tiền mà không cần sở hữu đồng tiền đó.
=> Do đó, giao dịch future tạo điều kiện thu được lợi nhuận cả trong thị trường giá tăng và thị trường giá giảm.
2/ Cross, Isolated Margin là gì ?
  • Cross Margin: Sử dụng toàn bộ số dư trong tài khoản margin để tránh việc bị thanh lý vị thế Long/Short đang mở (Rủi ro cao, lợi nhuận khủng).
Ví dụ: Tài khoản bạn có 1000$. Bạn vào 1 lệnh 100$ nhưng bạn có thể gồng LỖ hết 1000$ đó.
  • Isolated Margin: Chỉ có thể mất tối đa là số tiền ký quỹ và bảo toàn được số tiền còn lại trong tài khoản (Rủi ro thấp).
Ví dụ: Tài khoản bạn có 1000$. Bạn vào 1 lệnh 100$. Và bạn chỉ có thể gồng lỗ hết 100$. Lệnh tự đóng.
3/ Scalping trong Future là gì ?
“đánh nhanh diệt gọn” - thời gian tính từ lúc bắt đầu mở lệnh cho tới khi đóng đều rất ngắn ngủi cùng với lợi nhuận đi kèm thường chỉ 20-30-50% hoặc cao hơn nếu chọn đòn bẩy cao hơn.
Ưu điểm:
  • Nhanh thấy lợi nhuận, phù hợp với tính cách thích ăn xổi của người Viêt
  • Điểm dừng lỗ ngắn, giúp chủ động bảo toàn được vốn và lợi nhuận
  • Vẫn kiếm đc lợi nhuận trong thị trường sideway ( đi ngang)
Nhược điểm:
  • Căng thẳng đặc biệt là nếu bạn không phải là người có thể phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường bạn sẽ rất dễ thua lỗ.
  • Quan sát chart liên tục, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
  • Phải có kiến thức, kinh nghiệm, "bản năng" nhìn volume, chart.
4/ Tỷ lệ đòn bẩy (Leverage)
Là tỷ lệ giữa giá mà bạn có để đặt lệnh và số tiền cọc mà bạn phải trả để đặt lệnh.
Ví dụ: Mức đòn bẩy là 100x (100 lần). Nếu bạn đặt lệnh là 10 USDT thì bạn có thể mở một vị thế giao dịch có giá trị là 1000 USDT. Hoặc đơn giản có thể hiểu là số tiền bạn bỏ ra 10% cho 1 giao dịch như vậy.
5/ Lãi suất ký quỹ (Funding Rate)
  • Lãi suất ký quỹ là khoản lãi suất mà người mua (Maker) phải trả cho người bán (Taker).Đây được xem là lãi suất trao đổi giữa 2 người được gọi Funding Rate
  • Funding rate ngăn không cho giá của hai thị trường tách biệt khỏi nhau mãi mãi. Nó được tính lại nhiều lần mỗi ngày (Mỗi sàn mỗi khác – của Binance Futures thì là mỗi 8 tiếng.)
  • Funding rate đóng một vai trò quan trọng trong thị trường hợp đồng tương lai không kỳ hạn. Đa số các sàn giao dịch phái sinh tiền mã hoá đều sử dụng một cơ chế funding rate để giữ cho giá hợp đồng song hành với giá chỉ số ở mọi thời điểm.
  • Khi funding rate là số dương, giá của hợp đồng không kỳ hạn sẽ cao hơn giá đánh dấu, do vậy nhà đầu tư đang long sẽ trả tiền cho bên short. Ngược lại, funding rate âm nghĩa là giá hợp đồng tương lai đang thấp hơn giá đánh dấu, và short phải trả tiền cho long.
6/ Maintenance Margin
  • Maintenance Margin – Ký quỹ duy trì là giá trị tối thiểu bạn cần để giữ vị thế của mình được mở. Nó thay đổi tùy theo giá trị của vị thế của bạn. Vị thế lớn hơn yêu cầu mức ký quỹ duy trì cao hơn.
  • Để tránh tự động thanh lý (auto-liquidation) thì bạn nên chủ động thanh lý trước khi tài sản thế chấp xuống dưới mức Ký quỹ duy trì.Bạn có thể kiểm tra Tỷ lệ Ký quỹ hiện tại của mình ở góc dưới cùng bên phải. Nếu Tỷ lệ ký quỹ của bạn lên tới 100%, các vị thế của bạn sẽ bị thanh lý.
7. Thanh lý hợp đồng
Như mình đã đề cập ở trên đây là hợp đồng vĩnh viễn nên hợp đồng không có thời điểm đáo hạn chính xác nên hợp đồng chỉ được kết thúc khi người dùng chấm dứt hợp đồng giao dịch đó hoặc hợp đồng đó bị “thanh lý” do bị báo lỗ vượt tỷ lệ đòn bẩy.
8. Mark Price và Last Price (Giá tham chiếu và Giá gần nhất)
Để tránh tăng đột biến và thanh lý không cần thiết trong thời gian biến động cao, Sàn sử dụng giá gần nhất (last price) và giá tham chiếu (mark price).
  • Last Price (Giá gần nhất) là mức giá gần nhất mà hợp đồng được giao dịch ở mức đó. Nói cách khác, giao dịch gần nhất trong lịch sử giao dịch sẽ xác định giá gần nhất. Nó được sử dụng để tính toán mức lãi và lỗ thực tế của bạn.
  • Mark Price (Giá tham chiếu) dùng để ngăn chặn thao túng giá. Nó được tính toán bằng cách sử dụng kết hợp dữ liệu giá từ nhiều giao dịch giao ngay (spot). Giá thanh lý và lỗ và lãi chưa thực hiện được tính dựa trên giá tham chiếu.
9. Lệnh phổ biến trong Future
  • Lệnh giới hạn – Limit (Nên dùng): Đặt lệnh ở mức giá phù hợp, và nó chỉ thực hiện mua/bán khi khớp lệnh.
  • Lệnh thị trường – Market: Mua với mức giá hiện tại của thị trường.
  • Lệnh giới hạn dừng – Stop Limit: Hiểu đơn giản, bạn sẽ phải cài đặt mức giá ở 2 trường hợp, đó là mức giá kỳ vọng và mức giá không mong muốn. Nếu như biên động giá thị trường chạm vào một trong 2 trường hợp, nó sẽ tự động dừng mua/bán.

10. Quản lý rủi ro, quản lý vốn

  • Mùa down này chỉ nên dùng 10% tổng số tiền của mình để trade để cảm nhận thị trường cũng như kiếm ăn nhẹ và đánh du kích ( lâu lâu vô ăn xong chạy).
  • Theo mình 1 lệnh chỉ nên đi 1 dưới 10% trên tổng tiền ( 10% là 1/10 của 10% tổng tài sản của bạn đó nha không phải tổng vốn) để đảm bảo tinh thần thoải mái.
  • Thua quá nhiều kèo liên tiếp nên nghỉ. ( Lúc này tâm lý trader đã không còn bình tĩnh, sẽ rơi vào tâm lý gỡ, tâm lý con bạc. Trade nữa cũng sẽ dẫn đến bay tài khoản).
  • Khi đã dương chuyển SL về SL dương 1- 2 %.
  • Có thể chốt theo từng TP đã vạch ra trước khi vào lệnh
  • XÁC ĐỊNH SL RÕ RÀNG KHÔNG NÊN RÁNG GỒNG NHẤT LÀ Ở THỊ TRƯỜNG DOWNTREND NHƯ NÀY.
TỔNG KẾT :
  1. Hãy tập luyện, thành thục cho mình 1 phương pháp riêng VÀ HÃY LUÔN TIN TƯỞNG VÀO CHÍNH BẢN THÂN MÌNH.
  2. Trong quá trình đánh tất sẽ có tham trỗi lên nên tuyệt đối không được làm sai quy tắc đã đề ra.
  3. Không mang tâm lý dằn vặt khi chốt lời non, biết vậy chờ thêm 1 chút...ăn rồi là thôi tìm kèo khác=> CHỐT LỜI KHÔNG BAO GIỜ SAI.
  4. Thua quá nhiều kèo liên tiếp nên nghỉ ngơi vì rất dễ tinh thần 1 con bạc sắp trỗi dậy.

Cảm ơn mọi người đã đọc hết bài viết của em, chúc cái tài phiệt sớm giàu sang !!
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
418,668
Messages
7,074,529
Members
170,768
Latest member
thuyquynh13511
Back
Top Bottom