Đơn vị tiếp quản sàn FTX tại Mỹ đã cáo buộc FTX Bahamas chỉ là vỏ bọc cho âm mưu lừa đảo của Sam Bankman-Fried.
Theo hồ sơ gửi lên tòa án phá sản Delaware (Mỹ), đơn vị phá sản tiếp quản sàn giao dịch tiền mã hóa FTX đã đưa ra chỉ trích mới nhắm phía chi nhánh Bahamas, nơi FTX đăng ký thành lập và đặt trụ sở, đẩy mâu thuẫn giữa hai chủ thể này lên cao.
FTX Bahamas (còn gọi là FTX Digital Markets) đã nộp đơn phá sản lên chính quyền Bahamas, là bên đứng tên trụ sở và nắm giữ đăng ký thành lập. Trong khi đó, FTX Trading lại là bên nộp đơn phá sản cho sàn FTX.com, FTX.US, quỹ Alameda Research cùng 130 công ty con khác lên tòa án Mỹ, gây nên sự chồng chéo quyền hạn pháp lý.
Trong khi FTX Mỹ trong những tháng qua đang làm mọi cách để thống kê nợ và khôi phục tài sản phục vụ quy trình phá sản, FTX Bahamas lại được cho là bên đứng sau vụ tấn công bòn rút tài sản của FTX hôm 11/11. FTX tuyên bố đang nắm giữ 3,5 tỷ USD crypto.
Đơn kiện của FTX Mỹ cáo buộc FTX Bahamas chỉ là “bình phong” được Sam Bankman-Fried dựng lên để phục vụ âm mưu lừa đảo hàng tỷ USD của mình, thực chất không có quyền nắm giữ tài sản hay tiền mặt nào cả.
Chính vì vậy, FTX cho rằng FTX Bahamas không có chủ quyền pháp lý để tham gia tranh chấp tài sản và yêu cầu tòa án loại đơn vị này khỏi quá trình tranh chấp.
Ở lần cập nhật vào đầu tháng 3, FTX Mỹ tuyên bố đã khôi phục được 6,1 tỷ USD tài sản, dù trong đó token thanh khoản kém chiếm một lượng lớn, cùng giá trị thâm hụt 9,4 tỷ USD. Ngoài ra, đơn vị phá sản tiếp quản sàn còn vạch trần các giao dịch nội bộ giữa FTX và Alameda, trong đó Alameda bị phát hiện nợ FTX hơn 9 tỷ USD.
Theo hồ sơ gửi lên tòa án phá sản Delaware (Mỹ), đơn vị phá sản tiếp quản sàn giao dịch tiền mã hóa FTX đã đưa ra chỉ trích mới nhắm phía chi nhánh Bahamas, nơi FTX đăng ký thành lập và đặt trụ sở, đẩy mâu thuẫn giữa hai chủ thể này lên cao.
FTX Bahamas (còn gọi là FTX Digital Markets) đã nộp đơn phá sản lên chính quyền Bahamas, là bên đứng tên trụ sở và nắm giữ đăng ký thành lập. Trong khi đó, FTX Trading lại là bên nộp đơn phá sản cho sàn FTX.com, FTX.US, quỹ Alameda Research cùng 130 công ty con khác lên tòa án Mỹ, gây nên sự chồng chéo quyền hạn pháp lý.
Trong khi FTX Mỹ trong những tháng qua đang làm mọi cách để thống kê nợ và khôi phục tài sản phục vụ quy trình phá sản, FTX Bahamas lại được cho là bên đứng sau vụ tấn công bòn rút tài sản của FTX hôm 11/11. FTX tuyên bố đang nắm giữ 3,5 tỷ USD crypto.
Đơn kiện của FTX Mỹ cáo buộc FTX Bahamas chỉ là “bình phong” được Sam Bankman-Fried dựng lên để phục vụ âm mưu lừa đảo hàng tỷ USD của mình, thực chất không có quyền nắm giữ tài sản hay tiền mặt nào cả.
Chính vì vậy, FTX cho rằng FTX Bahamas không có chủ quyền pháp lý để tham gia tranh chấp tài sản và yêu cầu tòa án loại đơn vị này khỏi quá trình tranh chấp.
Ở lần cập nhật vào đầu tháng 3, FTX Mỹ tuyên bố đã khôi phục được 6,1 tỷ USD tài sản, dù trong đó token thanh khoản kém chiếm một lượng lớn, cùng giá trị thâm hụt 9,4 tỷ USD. Ngoài ra, đơn vị phá sản tiếp quản sàn còn vạch trần các giao dịch nội bộ giữa FTX và Alameda, trong đó Alameda bị phát hiện nợ FTX hơn 9 tỷ USD.