Sàn FTX đã quyết định khởi kiện Grayscale và công ty mẹ là DCG liên quan đến các sản phẩm quỹ đầu tư crypto, vốn đã trượt dài suốt năm 2022.
FTX – nền tảng giao dịch tiền mã hóa đã phá sản vào tháng 11/2022 cùng quỹ đầu tư “chị em” là Alameda Research – bất ngờ đâm đơn kiện Grayscale Investments và công ty mẹ là Digital Currency Group (DCG), tuyên bố cả hai đã vi phạm thỏa thuận quản lý quỹ đầu tư. Đơn kiện còn tố cáo cả CEO Grayscale là ông Michael Sonnenshein cùng ông chủ tập đoàn DCG Barry Silbert.
Grayscale nổi tiếng là công ty biến nhiều đồng tiền mã hóa hàng đầu như Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH) thành sản phẩm đầu tư cho các tổ chức lớn tại Mỹ. Grayscale sẽ mua BTC và ETH từ thị trường crypto, nắm giữ nó trong một quỹ và phát hành cổ phiếu của quỹ ra. Đây được xem là một cách tiếp cận hiệu quả cho các tổ chức đầu tư đến lĩnh vực tiền mã hóa, trong bối cảnh Mỹ vẫn chưa có quy định giám sát cụ thể dành cho nhóm tài sản này. Đổi lại, Grayscale sẽ tính phí quản lý lên khách hàng.
Tính đến ngày 06/03/2023, Grayscale đang quản lý khối tài sản lên đến 19 tỷ USD trong các quỹ đầu tư crypto, trong đó có 14 tỷ USD Bitcoin và 4,7 tỷ USD Ethereum.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của Grayscale là không cho phép người nắm giữ cổ phiếu chuyển đổi về lại tài sản gốc. Do đó, khi thị trường tiền mã hóa bắt đầu suy sụp từ năm 2021, nhu cầu dành cho cổ phiếu quỹ của công ty cũng “bốc hơi”, làm giá cổ phiếu lúc này đang thấp hơn giá các đồng crypto đứng sau từ 40-50%.
Theo đơn kiện, FTX/Alameda cho rằng Grayscale đã tính phí quản lý “cao quá đáng” cho các sản phẩm quỹ Bitcoin và Ethereum, dù chúng mất đến phân nửa giá trị. Cụ thể, sàn tuyên bố trong 2 năm gần nhất, Grayscale đã thu về đến 1,3 tỷ USD tiền phí quản lý.
Nếu Grayscale giảm phí và cho phép quy đổi cổ phiếu sang tài sản gốc, lượng cổ phiếu mà sàn nắm giữ sẽ đáng giá ít nhất là 550 triệu USD, cao hơn đến 90% giá trị hiện tại.
Tân CEO FTX John J. Ray III cho biết:
Digital Currency Group thì vào tháng 01/2023 đã phải trải qua cuộc khủng hoảng xuất phát từ chính sự kiện FTX sụp đổ, với kết cục là phải để cho một công ty con khác là đơn vị lending Genesis phá sản. DCG thậm chí còn phải bán một lượng nhỏ cổ phiếu Ethereum của Grayscale để có thêm tiền duy trì hoạt động và báo lỗ đến 1,1 tỷ USD trong năm 2022. DCG và Genesis đang bị SEC Mỹ điều tra vì những giao dịch nội bộ.
Grayscale thì vào tháng 12/2022 tuyên bố sẽ cân nhắc phương án chuyển đổi cổ phiếu quỹ về lại tài sản gốc nếu không được giới chức Mỹ gật đầu về vấn đề ETF. Công ty cũng đang bị quỹ đầu tư Fir Tree kiện vì để giá cổ phiếu trượt dài.
FTX – nền tảng giao dịch tiền mã hóa đã phá sản vào tháng 11/2022 cùng quỹ đầu tư “chị em” là Alameda Research – bất ngờ đâm đơn kiện Grayscale Investments và công ty mẹ là Digital Currency Group (DCG), tuyên bố cả hai đã vi phạm thỏa thuận quản lý quỹ đầu tư. Đơn kiện còn tố cáo cả CEO Grayscale là ông Michael Sonnenshein cùng ông chủ tập đoàn DCG Barry Silbert.
Grayscale nổi tiếng là công ty biến nhiều đồng tiền mã hóa hàng đầu như Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH) thành sản phẩm đầu tư cho các tổ chức lớn tại Mỹ. Grayscale sẽ mua BTC và ETH từ thị trường crypto, nắm giữ nó trong một quỹ và phát hành cổ phiếu của quỹ ra. Đây được xem là một cách tiếp cận hiệu quả cho các tổ chức đầu tư đến lĩnh vực tiền mã hóa, trong bối cảnh Mỹ vẫn chưa có quy định giám sát cụ thể dành cho nhóm tài sản này. Đổi lại, Grayscale sẽ tính phí quản lý lên khách hàng.
Tính đến ngày 06/03/2023, Grayscale đang quản lý khối tài sản lên đến 19 tỷ USD trong các quỹ đầu tư crypto, trong đó có 14 tỷ USD Bitcoin và 4,7 tỷ USD Ethereum.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của Grayscale là không cho phép người nắm giữ cổ phiếu chuyển đổi về lại tài sản gốc. Do đó, khi thị trường tiền mã hóa bắt đầu suy sụp từ năm 2021, nhu cầu dành cho cổ phiếu quỹ của công ty cũng “bốc hơi”, làm giá cổ phiếu lúc này đang thấp hơn giá các đồng crypto đứng sau từ 40-50%.
Theo đơn kiện, FTX/Alameda cho rằng Grayscale đã tính phí quản lý “cao quá đáng” cho các sản phẩm quỹ Bitcoin và Ethereum, dù chúng mất đến phân nửa giá trị. Cụ thể, sàn tuyên bố trong 2 năm gần nhất, Grayscale đã thu về đến 1,3 tỷ USD tiền phí quản lý.
Nếu Grayscale giảm phí và cho phép quy đổi cổ phiếu sang tài sản gốc, lượng cổ phiếu mà sàn nắm giữ sẽ đáng giá ít nhất là 550 triệu USD, cao hơn đến 90% giá trị hiện tại.
Tân CEO FTX John J. Ray III cho biết:
Trong khi đó, đại diện của Grayscale thì tuyên bố:“Chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng mọi công cụ để tối đa hóa lượng tài sản khôi phục cho khách hàng và chủ nợ của FTX. Đích đến của chúng tôi là mở khóa lượng giá trị mà chúng tôi tin là đang bị giam cấm bởi lệnh cấm quy đổi cho Grayscale tự áp đặt một cách không đúng đắn.”
Trong lần cập nhật mới nhất, FTX vào đầu tháng 3 cho biết đã nâng số lượng tài sản khôi phục lên mốc 6,1 tỷ USD, dù trong đó có nhiều token tiền mã hóa thanh khoản kém. Đơn vị phá sản tiếp quản FTX thừa nhận sàn đang bị thâm hụt bản cân đối kế toán nặng nề với khoản nợ phải trả lên đến 9,4 tỷ USD.“Đơn kiện của Alameda Research là bao gồm các thông tin sai lệch. Grayscale từ trước đến nay vẫn luôn minh bạch về quá trình xin giấy phép chuyển đổi quỹ Bitcoin thành một sản phẩm ETF – kết cục tốt nhất cho giá cổ phiếu trong tương lai.”
Digital Currency Group thì vào tháng 01/2023 đã phải trải qua cuộc khủng hoảng xuất phát từ chính sự kiện FTX sụp đổ, với kết cục là phải để cho một công ty con khác là đơn vị lending Genesis phá sản. DCG thậm chí còn phải bán một lượng nhỏ cổ phiếu Ethereum của Grayscale để có thêm tiền duy trì hoạt động và báo lỗ đến 1,1 tỷ USD trong năm 2022. DCG và Genesis đang bị SEC Mỹ điều tra vì những giao dịch nội bộ.
Grayscale thì vào tháng 12/2022 tuyên bố sẽ cân nhắc phương án chuyển đổi cổ phiếu quỹ về lại tài sản gốc nếu không được giới chức Mỹ gật đầu về vấn đề ETF. Công ty cũng đang bị quỹ đầu tư Fir Tree kiện vì để giá cổ phiếu trượt dài.