EOS Network Foundation, dự án với kỷ lục gọi vốn 4 tỷ USD, cuối cùng đã tung ra bản mainnet beta cho EOS EVM.
Dự án lâu đời EOS cuối cùng đã tung ra phiên bản mainnet beta cho Máy ảo EOS EVM - một bản mô phỏng của Máy ảo Ethereum (EVM) sau tròn 1 năm công khai bắt đầu phát triển hỗ trợ EVM.
Máy ảo EOS sẽ được đưa vào hoạt động như một hợp đồng thông minh vào ngày hôm nay 14/04.
Giải thích cho việc quá trình tích hợp lại mất nhiều thời gian đến vậy, đó là vì trong khi EOS sử dụng ngôn ngữ lập trình C++, EOS EVM sẽ phải chạy các dApp bằng ngôn ngữ lập trình của Ethereum là Solidity.
Solidity được sử dụng bởi hầu hết các nhà phát triển Web3 và được hỗ trợ bởi các công cụ và thư viện mã nguồn mở. Cũng chính vì yếu tố then chốt này, EOS đã phải vật lộn tìm kiếm những nhân tài mới, phù hợp hơn cho bước chuyển giao quan trọng.
Dự án từng viết trong một thông cáo:
Ra mắt vào năm 2018, EOS được nhớ đến như một dự án có màn “ICO thành công nhất mọi thời đại" nhờ huy động được số vốn khổng lồ 4,1 tỷ USD. Nhưng con đường phát triển của EOS kể từ đó không hề bằng phẳng.
Vào đầu năm 2021, công ty phát triển EOS lúc ấy là Block.one đã bỏ rơi EOS, không chú trọng phát triển dự án mà thay vào đó chuyển trọng tâm sang phát triển sàn giao dịch Bullish. Sự việc tệ đến nỗi CTO Dan Larimer - người góp công rất lớn xây dựng EOS cũng thông báo rời khỏi Block.one.
Mãi đến cuối năm 2021, nhà sáng lập EOS Yves La Rose đã kêu gọi cộng đồng chung tay “vực dậy" EOS cùng ông. Song, sau giai đoạn này cũng là lúc dự án mệnh danh là "tiềm năng nhất DeFi" dần chìm vào quên lãng.
Giá token EOS hiện là 1,29 USD, tăng 7% trong vòng 24 giờ qua.
Dự án lâu đời EOS cuối cùng đã tung ra phiên bản mainnet beta cho Máy ảo EOS EVM - một bản mô phỏng của Máy ảo Ethereum (EVM) sau tròn 1 năm công khai bắt đầu phát triển hỗ trợ EVM.
Máy ảo EOS sẽ được đưa vào hoạt động như một hợp đồng thông minh vào ngày hôm nay 14/04.
Giải thích cho việc quá trình tích hợp lại mất nhiều thời gian đến vậy, đó là vì trong khi EOS sử dụng ngôn ngữ lập trình C++, EOS EVM sẽ phải chạy các dApp bằng ngôn ngữ lập trình của Ethereum là Solidity.
Solidity được sử dụng bởi hầu hết các nhà phát triển Web3 và được hỗ trợ bởi các công cụ và thư viện mã nguồn mở. Cũng chính vì yếu tố then chốt này, EOS đã phải vật lộn tìm kiếm những nhân tài mới, phù hợp hơn cho bước chuyển giao quan trọng.
Dự án từng viết trong một thông cáo:
Mục tiêu hướng đến của EOS là xây dựng một nền tảng có khả năng xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây, nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn. EOS EVM kỳ vọng xử lý được 800 tps, một con số ấn tượng khi so với 15-20 tps của Ethereum."Khả năng tương thích EVM là điều cần thiết đối với tiềm năng phát triển của EOS, không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn từ góc độ kinh doanh. Cuối cùng, điều cần thiết là chào đón nhiều nhà phát triển Solidity hơn và cả người dùng cho EOS."
Ra mắt vào năm 2018, EOS được nhớ đến như một dự án có màn “ICO thành công nhất mọi thời đại" nhờ huy động được số vốn khổng lồ 4,1 tỷ USD. Nhưng con đường phát triển của EOS kể từ đó không hề bằng phẳng.
Vào đầu năm 2021, công ty phát triển EOS lúc ấy là Block.one đã bỏ rơi EOS, không chú trọng phát triển dự án mà thay vào đó chuyển trọng tâm sang phát triển sàn giao dịch Bullish. Sự việc tệ đến nỗi CTO Dan Larimer - người góp công rất lớn xây dựng EOS cũng thông báo rời khỏi Block.one.
Mãi đến cuối năm 2021, nhà sáng lập EOS Yves La Rose đã kêu gọi cộng đồng chung tay “vực dậy" EOS cùng ông. Song, sau giai đoạn này cũng là lúc dự án mệnh danh là "tiềm năng nhất DeFi" dần chìm vào quên lãng.
Giá token EOS hiện là 1,29 USD, tăng 7% trong vòng 24 giờ qua.