Đêm nay, thứ sáu ngày 31/8, người dân trên toàn thế giới sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng “trăng xanh” – hiện tượng mặt trăng tròn lần thứ hai trong tháng, trung bình 2,7 năm một lần và lần kế tiếp sẽ xảy ra vào năm 2015.
Trong những ngày này, truyền thuyết về sự xuất hiện của người sói đêm trăng tròn lại được dịp trỗi dậy. Theo đó, không ít người đặt niềm tin vào mối liên kết chặt chẽ giữa “trăng xanh” và nhiều hành vi mang tính bất thường nên rất hạn chế ra ngoài cho đến khi hiện tượng này chấm dứt.
Tuy nhiên, trên thực tế, các nhà khoa học khẳng định họ không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào chứng minh điều đó.
Năm 1996, tiến hành thu thập thông tin từ hơn 150.000 phòng cấp cứu bệnh viện vùng ngoại ô, nhóm chuyên gia nhận thấy không có sự khác biệt về số ca nhập viện trong đêm trăng tròn so với những buổi tối khác của tháng.
Họ cũng chẳng phát hiện được dấu hiệu nào quan trọng trong mối quan hệ giữa trăng tròn và hiện tượng bất thường của tâm thần như loạn trí, co giật hay động kinh.
Nhiều khả năng, nguồn gốc về niềm tin đó là cái mà các nhà tâm lý học gọi là xu hướng xác nhận, ghi nhớ thông tin có chọn lọc.
Tuy con người không bị ảnh hưởng gì nhưng với động vật thì sao? Kết quả rút ra từ một nghiên cứu năm 2007 trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Thú y Mỹ cho thấy số lượng mèo và *** đến phòng cấp cứu thú y tại Đại học bang Colorado vào đêm trăng tròn có sự gia tăng so với ngày thường. Cụ thể, tỷ lệ mèo nhập viện mèo tăng 23% trong khi ở *** là 28%.
Tại Anh, một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Y học British tháng 12/2000 cũng đưa ra kết luận tương tự sau khi tiến hành thống kê số liệu từ hàng loạt phòng khám.
Các nhà khoa học không thể giải thích chính xác lý do tại sao lại có sự liên kết này, một giả thuyết được bàn luận là nhiều người thường đưa vật cưng ra ngoài dạo chơi vào những ngày trăng sáng, từ đó nguy cơ chấn thương của chúng cũng cao hơn.
Theo Đất Việt
Trong những ngày này, truyền thuyết về sự xuất hiện của người sói đêm trăng tròn lại được dịp trỗi dậy. Theo đó, không ít người đặt niềm tin vào mối liên kết chặt chẽ giữa “trăng xanh” và nhiều hành vi mang tính bất thường nên rất hạn chế ra ngoài cho đến khi hiện tượng này chấm dứt.
Tuy nhiên, trên thực tế, các nhà khoa học khẳng định họ không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào chứng minh điều đó.
Nhiều người tin rằng “trăng xanh” liên kết với các hành vi mang tính bất thường. (Ảnh: HarveNYC/flickr)
Năm 1996, tiến hành thu thập thông tin từ hơn 150.000 phòng cấp cứu bệnh viện vùng ngoại ô, nhóm chuyên gia nhận thấy không có sự khác biệt về số ca nhập viện trong đêm trăng tròn so với những buổi tối khác của tháng.
Họ cũng chẳng phát hiện được dấu hiệu nào quan trọng trong mối quan hệ giữa trăng tròn và hiện tượng bất thường của tâm thần như loạn trí, co giật hay động kinh.
Nhiều khả năng, nguồn gốc về niềm tin đó là cái mà các nhà tâm lý học gọi là xu hướng xác nhận, ghi nhớ thông tin có chọn lọc.
Tuy con người không bị ảnh hưởng gì nhưng với động vật thì sao? Kết quả rút ra từ một nghiên cứu năm 2007 trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Thú y Mỹ cho thấy số lượng mèo và *** đến phòng cấp cứu thú y tại Đại học bang Colorado vào đêm trăng tròn có sự gia tăng so với ngày thường. Cụ thể, tỷ lệ mèo nhập viện mèo tăng 23% trong khi ở *** là 28%.
Tại Anh, một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Y học British tháng 12/2000 cũng đưa ra kết luận tương tự sau khi tiến hành thống kê số liệu từ hàng loạt phòng khám.
Các nhà khoa học không thể giải thích chính xác lý do tại sao lại có sự liên kết này, một giả thuyết được bàn luận là nhiều người thường đưa vật cưng ra ngoài dạo chơi vào những ngày trăng sáng, từ đó nguy cơ chấn thương của chúng cũng cao hơn.
Theo Đất Việt