Đề án Quy hoạch hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030 được Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xây dựng, đang xin ý kiến cấp trên, có đề xuất xây thêm 14 tượng đài ở các tỉnh.
14 địa phương được đề xuất ưu tiên xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030 gồm: Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. "Đây là 14 tượng đài được ban xây dựng đề án duyệt từ 58 đề xuất của các địa phương", ông Thành nói.
14 công trình tượng đài được đề xuất xây dựng đến năm 2030
Cục trưởng Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm chia sẻ thêm, hiện đã có tượng đài Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Tây Bắc ở Sơn La và tượng đài Hồ Chí Minh với nông dân ở Thái Bình được Ban Bí thư đồng ý về mặt chủ trương.
Đề án xác định, không xây dựng tràn lan, mỗi công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh phải là điểm nhấn văn hóa, có ý nghĩa và giá trị sâu sắc với địa phương, vùng, miền và toàn quốc. Những địa phương xây dựng tượng đài phải gắn với sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam, về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chủ tịch; có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Địa phương là quê hương, nơi Hồ Chủ tịch đã sống, học tập, địa phương đến thăm và làm việc.
Tượng đài "Bác về thăm quê" ở TP Vinh (Nghệ An) bị nhận xét là phần vai và gáy tượng chưa đúng về giải phẫu nhân thể. Ảnh: Nguyễn Hải.
Đề án nhấn mạnh, địa điểm xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh phải được nghiên cứu thận trọng; đặt ở các trung tâm văn hóa, công viên, quảng trường có ý nghĩa lịch sử - chính trị - văn hóa - xã hội; có khuôn viên đẹp, phù hợp cảnh quan kiến trúc. Tượng đài và giải pháp bố cục kiến trúc không gian bao quanh phải thống nhất trong một tổng thể hài hòa.
Các công trình trong Quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030 được chia làm 2 nhóm: Tượng đài nhóm A đặt ở Trung tâm hành chính, chính trị có kích thước nhân vật cao từ 4 đến trên 9 m. Tượng đài nhóm B được xây dựng trong khuôn viên cơ quan, đơn vị, trường học có kích thước nhân vật từ 1,5 đến 3 m.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng tượng đài bao gồm: vốn ngân sách Nhà nước Trung ương và địa phương, vốn tự có của các ngành và các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp trong và ngoài nước hỗ trợ, nhân dân đóng góp.
Theo thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, hiện nay cả nước có 101 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây trong khuôn viên, trụ sở cơ quan, đơn vị; 31 tượng ở trung tâm hành chính, chính trị.
Việc sử dụng chất liệu trong các công trình tượng đài trước đây bộc lộ nhiều hạn chế. Ở các tượng đá, hiện tượng ôxy hóa chất kết dính ở các thớt nối dẫn đến bề mặt chia cắt. Một số công trình chưa có kinh nghiệm xử lý chống hở mạch thấm nước, nên mỗi khi trời mưa đọng nước, tạo điều kiện cho rêu mốc phát triển, bề mặt đá loang lổ. Một số tượng bằng chất liệu đồng, phải hàn liên kết. Tuy vậy, hầu hết xưởng đúc đồng theo kinh nghiệm thủ công với công nghệ làm khuôn còn lạc hậu, không tránh khỏi hiện tượng sôi bọt, xốp đồng, độ dày không đều.
Các công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam, hiện nay thường được tạo hình ở 3 mẫu: Hồ Chủ tịch đứng vẫy tay chào; Hồ Chủ tịch ngồi đọc sách; Hồ Chủ tịch với các cháu thiếu nhi, với đồng bào… Bộ cho rằng, hầu hết công trình đều có, hình dáng, cử chỉ, cách thể hiện hình khối điêu khắc giống nhau, chưa thể hiện được tính khái quát, điển hình nội dung sự kiện, đồng thời chưa thể hiện được cảm xúc, phong cách riêng.
Do việc nghiên cứu hình tượng điển hình, hình khối đặc trưng còn thiếu sự đầu tư khiến cho công trình tượng đài còn đơn điệu, chưa có sức truyền cảm cao đến người xem. "Chưa chỉnh trang tu sửa lại những khiếm khuyết do lỗi kỹ thuật hoặc hạn chế về mỹ thuật ở một số tượng đài. Ví dụ tượng đài Bác về thăm quê ở TP Vinh, Nghệ An phần vai và gáy tượng chưa đúng về giải phẫu nhân thể", báo cáo đề án của Bộ Văn hóa nêu rõ.
Trước đó, chia sẻ với VnExpress, tiến sĩ Đinh Hồng Hải (Đại học Quốc gia Hà Nội), tiến sĩ khoa học nghệ thuật Phạm Hoàng Vân (Đại học Mỹ thuật công nghiệp) cho rằng Việt Nam đang quá thừa các công trình tượng đài kém chất lượng. Nguyên nhân tượng đài đang bị xây dựng theo kiểu dự án ép tiến độ; tác phẩm không mang tính biểu tượng cao, công nghệ kỹ thuật đúc lạc hậu, phương pháp tạo mặt bằng bằng thuốc nổ gây rung chấn, tạo các lỗ hổng và ảnh hưởng lâu dài.
- Sơn La chi 1.400 tỷ đồng xây quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh / Sơn La 'giải trình' về 1.400 tỷ đồng xây tượng đài, quảng trường
14 địa phương được đề xuất ưu tiên xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030 gồm: Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. "Đây là 14 tượng đài được ban xây dựng đề án duyệt từ 58 đề xuất của các địa phương", ông Thành nói.
14 công trình tượng đài được đề xuất xây dựng đến năm 2030
Cục trưởng Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm chia sẻ thêm, hiện đã có tượng đài Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Tây Bắc ở Sơn La và tượng đài Hồ Chí Minh với nông dân ở Thái Bình được Ban Bí thư đồng ý về mặt chủ trương.
Đề án xác định, không xây dựng tràn lan, mỗi công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh phải là điểm nhấn văn hóa, có ý nghĩa và giá trị sâu sắc với địa phương, vùng, miền và toàn quốc. Những địa phương xây dựng tượng đài phải gắn với sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam, về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chủ tịch; có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Địa phương là quê hương, nơi Hồ Chủ tịch đã sống, học tập, địa phương đến thăm và làm việc.
Tượng đài "Bác về thăm quê" ở TP Vinh (Nghệ An) bị nhận xét là phần vai và gáy tượng chưa đúng về giải phẫu nhân thể. Ảnh: Nguyễn Hải.
Đề án nhấn mạnh, địa điểm xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh phải được nghiên cứu thận trọng; đặt ở các trung tâm văn hóa, công viên, quảng trường có ý nghĩa lịch sử - chính trị - văn hóa - xã hội; có khuôn viên đẹp, phù hợp cảnh quan kiến trúc. Tượng đài và giải pháp bố cục kiến trúc không gian bao quanh phải thống nhất trong một tổng thể hài hòa.
Các công trình trong Quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030 được chia làm 2 nhóm: Tượng đài nhóm A đặt ở Trung tâm hành chính, chính trị có kích thước nhân vật cao từ 4 đến trên 9 m. Tượng đài nhóm B được xây dựng trong khuôn viên cơ quan, đơn vị, trường học có kích thước nhân vật từ 1,5 đến 3 m.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng tượng đài bao gồm: vốn ngân sách Nhà nước Trung ương và địa phương, vốn tự có của các ngành và các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp trong và ngoài nước hỗ trợ, nhân dân đóng góp.
Theo thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, hiện nay cả nước có 101 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây trong khuôn viên, trụ sở cơ quan, đơn vị; 31 tượng ở trung tâm hành chính, chính trị.
Việc sử dụng chất liệu trong các công trình tượng đài trước đây bộc lộ nhiều hạn chế. Ở các tượng đá, hiện tượng ôxy hóa chất kết dính ở các thớt nối dẫn đến bề mặt chia cắt. Một số công trình chưa có kinh nghiệm xử lý chống hở mạch thấm nước, nên mỗi khi trời mưa đọng nước, tạo điều kiện cho rêu mốc phát triển, bề mặt đá loang lổ. Một số tượng bằng chất liệu đồng, phải hàn liên kết. Tuy vậy, hầu hết xưởng đúc đồng theo kinh nghiệm thủ công với công nghệ làm khuôn còn lạc hậu, không tránh khỏi hiện tượng sôi bọt, xốp đồng, độ dày không đều.
Các công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam, hiện nay thường được tạo hình ở 3 mẫu: Hồ Chủ tịch đứng vẫy tay chào; Hồ Chủ tịch ngồi đọc sách; Hồ Chủ tịch với các cháu thiếu nhi, với đồng bào… Bộ cho rằng, hầu hết công trình đều có, hình dáng, cử chỉ, cách thể hiện hình khối điêu khắc giống nhau, chưa thể hiện được tính khái quát, điển hình nội dung sự kiện, đồng thời chưa thể hiện được cảm xúc, phong cách riêng.
Do việc nghiên cứu hình tượng điển hình, hình khối đặc trưng còn thiếu sự đầu tư khiến cho công trình tượng đài còn đơn điệu, chưa có sức truyền cảm cao đến người xem. "Chưa chỉnh trang tu sửa lại những khiếm khuyết do lỗi kỹ thuật hoặc hạn chế về mỹ thuật ở một số tượng đài. Ví dụ tượng đài Bác về thăm quê ở TP Vinh, Nghệ An phần vai và gáy tượng chưa đúng về giải phẫu nhân thể", báo cáo đề án của Bộ Văn hóa nêu rõ.
Trước đó, chia sẻ với VnExpress, tiến sĩ Đinh Hồng Hải (Đại học Quốc gia Hà Nội), tiến sĩ khoa học nghệ thuật Phạm Hoàng Vân (Đại học Mỹ thuật công nghiệp) cho rằng Việt Nam đang quá thừa các công trình tượng đài kém chất lượng. Nguyên nhân tượng đài đang bị xây dựng theo kiểu dự án ép tiến độ; tác phẩm không mang tính biểu tượng cao, công nghệ kỹ thuật đúc lạc hậu, phương pháp tạo mặt bằng bằng thuốc nổ gây rung chấn, tạo các lỗ hổng và ảnh hưởng lâu dài.