[Đánh Giá] Các Giải Pháp Triển Khai DevOps, So Sánh và Tại Sao Chọn Buddy

Bài Viết Tóm Tắt và Phân Tích Về Các Giải Pháp Triển Khai DevOps, So Sánh và Tại Sao Chọn Buddy Cho Việc Triển Khai Tự Động Hóa Ứng Dụng.

Sản Phẩm Đang Hoạt Động + Đội Ngũ Giàu Kinh Nghiệm + Các Doanh Nghiệp Đối Tác Lớn


Giải pháp tự động là cứu cánh doanh nghiệp

Có một số giải pháp tự động được tạo ra để giải quyết một số vấn đề nói trên trong việc áp dụng DevOps. Plutora và Kovair xem như là 2 công nghệ dành cho các doanh nghiệp muốn áp dụng DevOps bất chấp hệ thống hiện tại lớn và lộn xộn như thế nào.

0_Kye_IBTw_Ei_X6_s_E06.gif


Plutora

Plutora là nền tảng đám mây với một bộ công cụ SaaS cấp doanh nghiệp bao gồm: Plutora Test, Plutora Environments, Plutora Release và Plutora Analytics. Chúng có thể được tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu của bất kỳ phương pháp kỹ thuật phần mềm nào (Waterfall, Agile, DevOps).

Plutora Test là một công cụ mạnh mẽ dành cho doanh nghiệp để đảm bảo xử lý tất cả các thử nghiệm thích hợp, cung cấp quản lý thử nghiệm hoàn chỉnh và tập trung tất cả nội dung và chỉ số thử nghiệm vào một kho lưu trữ đám mây, cung cấp chế độ xem thời gian thực của hoạt động thử nghiệm.

Plutora Analytics tổng hợp tất cả dữ liệu (liên quan đến phát hành, chất lượng, triển khai, v.v.) và cung cấp phân tích chuyên sâu và trực quan hóa phong phú. Nó có thể được sử dụng để theo dõi chuyển đổi kỹ thuật số, cải tiến liên tục và đưa ra quyết sách thích hợp.

Plutora Environments để quản lý toàn diện các môi trường thử nghiệm: nó có một công cụ đặt chỗ tự phục vụ cho phép người dùng sắp xếp thử nghiệm và loại bỏ xung đột tài nguyên.

Plutora Release là một công cụ mạnh mẽ khác tạo điều kiện cho việc quản lý phát hành các ứng dụng dành cho doanh nghiệp phức tạp. Nó tự động đồng bộ hóa với các công cụ của đội ngũ phân phối và cho phép quản lý tập trung vào các pipeline phát hành. Plutora Release theo dõi các yếu tố phụ thuộc hệ thống bên trong và giữa các dự án, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết về dữ liệu giá trị để tối ưu hóa tiến trình công việc. Nhờ vào việc báo cáo và phân tích chuyên sâu mà các rủi ro thất bại được giảm mạnh.

Mặc dù Plutora là một nền tảng hiệu quả cao, nhưng nó không phải là một giải pháp phổ quát. Nó được tạo ra để các doanh nghiệp lớn giải quyết các quy trình và hệ thống cực kỳ phức tạp của họ. Trái lại các công ty ở quy mô nhỏ không thể đủ khả năng sử dụng Plutora do giá thành khá cao và phải tìm kiếm các giải pháp với giá rẻ hơn.

Kovair Intelligent DevOps

Kovair Intelligent DevOps là giải pháp cho các doanh nghiệp ở quy mô dành cho máy tính để bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi văn hóa và chính sách của DevOps. Giải pháp Kovair là sự hợp nhất và đồng bộ hóa các công cụ tự động, do đó hợp lý hóa tiến trình DevOps và loại bỏ gián đoạn quy trình.

Ưu điểm chính của Kovair Intelligent DevOps là nó kết nối các công cụ tự động hóa với một hub trung tâm tích hợp, để dữ liệu công cụ có thể di chuyển được trên toàn hệ thống. Nó cũng đảm bảo khả năng hiển thị theo thời gian thực và phân tích chuyên sâu, có thể được sử dụng để đưa ra quyết định nhanh chóng.

Kovair Intelligent DevOps tạo điều kiện cho các tác vụ sau:

• Phối hợp giữa các công cụ tự động hóa theo thời gian thực.
• Lập kế hoạch liên tục.
• Khả năng truy xuất đa công cụ.
• Thực hiện chiến lược kiểm tra để thử nghiệm liên tục.
• Tích hợp liên tục: bản build được tự động kích hoạt ngay khi quá trình đăng ký code hoàn tất thành công.
• Phân phối liên tục do thực thi tập lệnh tự động hóa thử nghiệm.
• Giám sát liên tục chất lượng phát hành.
• Phân phối liên tục qua pipeline phát hành.

Tuy nhiên, giải pháp này chỉ là tích hợp các công cụ DevOps - mỗi công ty phải đánh giá các công cụ có sẵn và chọn công cụ nào là tốt nhất theo mục đích riêng. Chỉ với các giải pháp tự động hóa phù hợp có sẵn, nền tảng của Kovair sẽ tạo ra một hệ sinh thái công cụ hoạt động một cách trơn tru.

Nền tảng DevOps dựa trên blockchain

KepsR4U.jpg

Một số dự án crypto đã phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành công nghiệp về tài nguyên tính toán và cơ sở hạ tầng. Họ sử dụng các công nghệ khác nhau, nhưng có một điểm chung: token được sử dụng để khuyến khích sự tăng trưởng cộng đồng và đóng vai trò như một phần thưởng cho việc sử dụng nguồn tài nguyên.

Buddy

Là một trong những nền tảng DevOps phi tập trung hứa hẹn nhất, Buddy giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng bằng cách cung cấp quyền truy cập vào hai GRID tự động hóa. Các GRID tự động hóa riêng tư có tính sẵn sàng cao, GRID tự động hóa chia sẻ có thể thực hiện các hành động tự động tốn nhiều thời gian và tính toán, hoặc có thể thực hiện trên toàn bộ pipeline. Kết quả là, các nhóm DevOps thực hiện công việc của họ với hiệu quả tối đa (và không phải lo lắng về tính khả dụng của cơ sở hạ tầng). Điều quan trọng là Buddy hỗ trợ các ứng dụng quy mô doanh nghiệp phức tạp, luồng công việc đa đám mây và môi trường lai.

Người dùng Buddy có thể tạo pipeline bằng cách sử dụng các tác vụ tự động được hỗ trợ. Hiện tại, có 80 tác vụ có sẵn, nhưng nhiều tác vụ khác sẽ sớm xuất hiện nhờ vào marketplace của Buddy, được tạo ra để khuyến khích phát triển cộng đồng và hỗ trợ các nhà phát triển tài năng. Các nhà phát triển bên thứ ba được phép gửi tác vụ tự động của họ đến hệ sinh thái của Buddy cùng với đề nghị bán hoặc miễn phí.

GRID tự động hóa riêng tư là một mạng instance Buddy tạo thành cơ sở hạ tầng theo yêu cầu, tự động mở rộng để tự động hóa các quy trình DevOps. Người dùng có thể chạy Buddy instance bất cứ nơi nào họ thấy phù hợp: trên cơ sở hạ tầng vật lý của họ, trên đám mây riêng hoặc trên các máy chủ IaaS. Buddy cũng có thể sử dụng GRID tin cậy được cung cấp bởi các đối tác của nó hoặc các tích hợp SaaS (Google Cloud, Amazon Web Services, v.v.). Tùy thuộc vào tải mà Buddy sẽ tự động tạo các instance mới và loại bỏ chúng khi chúng không còn cần thiết nữa.

GRID tự động hóa được chia sẻ được sử dụng trong trường hợp cơ sở hạ tầng tin cậy không còn cần thiết. Các nhiệm vụ tốn thời gian và tính toán chuyên sâu có thể được đưa vào một mạng lưới Buddy instance có sẵn các tài nguyên. Người dùng chạy instance này sẽ nhận được token BUD cho từng đơn vị tính. GRID này không thể được sử dụng để phát triển cốt lõi, mà dùng để thử nghiệm (các thử nghiệm do hàng trăm Buddy instance mất ít thời gian hơn) hoặc các nhiệm vụ khác không yêu cầu mức độ tin cậy cao như giám sát hiệu suất hoặc giám sát tính khả dụng.

Các kỹ sư DevOps cũng có thể loại bỏ các nút thắt phát triển với sự trợ giúp Sandbox của Buddy, cho phép chạy các ứng dụng hoặc trang web trong môi trường sẵn có trực tiếp từ kho Git. Sandbox không yêu cầu bất kỳ máy chủ vật lý hoặc máy ảo nào.

Buddy cũng hỗ trợ tích hợp với các hệ sinh thái như: Github, Bitbucket, GitLab, Slack, DigitalOcean, Vultr, AWS, Google Cloud, Microsoft Azure và nhiều công cụ khác. Nó cũng có một Git tích hợp sẵn mà người dùng có thể chọn dựa trên các dự án của họ.

BUD Token dựa trên Ethereum đóng vai trò như một cơ sở nền kinh tế phi tập trung và tạo ra các vòng phản hồi tích cực trong hệ sinh thái Buddy. Nếu không được token hóa, nền tảng sẽ thiếu các ưu đãi kinh tế cho thành viên tham gia vào GRID, bởi vì các khoản thanh toán bằng tiền pháp định quá chậm và không hiệu quả để tăng cường sức mạnh cộng đồng.

Fetch.ai

Fetch.ai là một dự án dựa trên blockchain được giới thiệu bởi Smart Ledger - một công nghệ sổ cái phân tán thế hệ tiếp theo. Nó mang lại sức mạnh cho thế giới kỹ thuật số, nơi các đơn vị phần mềm độc lập có thể bán dữ liệu của họ hoặc các nguồn tài nguyên nhàn rỗi để lấy token Fetch. Các đội ngũ DevOps rõ ràng có thể hưởng lợi từ marketplace như vậy: điều này rất thuận tiện để mua tài nguyên tính toán cho việc thử nghiệm, giám sát hoặc các tác vụ tốn thời gian DevOps khác. Từ quan điểm DevOps, nó giống với GRID Tự động được chia sẻ của Buddy đề cập ở trên, nhưng có ít sự can thiệp của con người hơn.

Công nghệ này có thể được sử dụng như thế nào khác? Nói ngắn gọn, dữ liệu có thể tự bán trong thế giới kỹ thuật số của Fetch. Các thiết bị IoT có thể bán thông tin có thể hữu ích cho các đơn vị khác: ví dụ, việc sử dụng gạt nước kính chắn gió của xe có thể được đơn vị phần mềm sử dụng làm nguồn thông tin thời tiết. Một máy tính nhàn rỗi có thể thực hiện các nhiệm vụ thử nghiệm hoặc chạy các tính toán khác cho một khách hàng từ xa. Bên cạnh đó, có thể đưa dữ liệu cũ vào Fetch và biến nó thành tài sản có thể bán được.

Mạng Fetch có khả năng mở rộng và đạt được sức mạnh tính toán lớn theo thời gian, và các đơn vị của nó sẽ có được những hiểu biết dữ liệu mới. Nhờ công nghệ machine-learning (máy học) được tích hợp vào hệ thống Fetch, mạng có thể tạo ra kiến thức có giá trị riêng của mình. Cuối cùng, các đơn vị kỹ thuật số đáng tin cậy sẽ có thể thay thế môi giới và xây dựng các ngành công nghiệp hoàn toàn mới. Dữ liệu và cơ sở hạ tầng sẽ không đáng tin cậy đối với con người như ngày nay - chúng sẽ tạo ra thị trường mới và tự bán mình.

Fetch token sẽ được sử dụng làm nội tệ cho tất cả các giao dịch và hoạt động trong mạng. Nó cũng sẽ đóng vai trò là khoản tiền có thể hoàn lại cho một số hành động nhất định để đảm bảo an ninh và ngăn chặn hành vi không mong muốn.

Golem

Dự án Golem cũng đề cập đến tiềm năng các tài nguyên máy tính nhàn rỗi, tạo ra một marketplace phi tập trung khác bằng token dựa trên Ethereum. Mạng Golem là một siêu máy tính toàn cầu kết hợp các tài nguyên sẵn có của người dùng, và rõ ràng các nhóm DevOps có thể sử dụng hiệu quả nó để chạy các tác vụ tự động, chuyên sâu. Tuy nhiên, độ tin cậy và tính sẵn có của các tài nguyên như vậy vẫn còn là vấn đề: máy tính gia đình (thậm chí một số lượng lớn chúng, kết nối với nhau) có đáng tin cậy như cơ sở hạ tầng đám mây đáng tin cậy mà Buddy có?

Những người tham gia mạng Golem - cả con người và ứng dụng - có thể yêu cầu hoặc bán các chu kỳ máy. Những người chia sẻ tài nguyên của họ là PC hoặc một trung tâm dữ liệu khổng lồ, có thể nhận được tiền ngay lập tức của những người yêu cầu trong Golem Network Tokens (viết tắt là GNT). Mức độ bảo mật cần thiết được cung cấp với sự trợ giúp của môi trường sandbox, nơi mà tính toán được tách biệt hoàn toàn với các hệ thống máy chủ.

Thêm vào đó, hệ sinh thái Golem có thể được các nhà phát triển phần mềm sử dụng để tạo ra, triển khai, phân phối và kiếm tiền từ các ứng dụng. Golem cung cấp Đăng ký Ứng dụng và Khung Giao dịch để tạo thuận lợi cho các hoạt động này.

Hiện tại, Golem vẫn đang trong giai đoạn beta, vì những người sáng tạo nó tập trung vào việc làm cho nó trở nên mạnh mẽ và linh hoạt hơn. Họ cũng có kế hoạch bổ sung một loạt các công cụ cho các nhà phát triển và các công ty phần mềm để làm cho Golem trở thành một giải pháp thay thế khả thi cho các nhà cung cấp điện toán đám mây.

Infographic dưới đây sẽ giải thích bạn rõ hơn ý tưởng này:

udRwTOk.png

Kết luận

Hầu hết các dự án được đề cập trong bài viết này - cả nền tảng không mã hóa và các nền tảng dựa trên blockchain - giải quyết nhu cầu cấp bách trong tính toán nguồn tài nguyên, vấn đề mà sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những năm sắp tới. Trong khi các nhà cung cấp đám mây truyền thống có vẻ khá hiệu quả trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng và sức mạnh tính toán, còn giải pháp phi tập trung có triển vọng hơn về sự tham gia của cộng đồng và tính độc lập. Ngay sau khi đủ sức thu hút, họ sẽ bắt đầu phát triển và tăng trưởng theo cách riêng của họ, thu hút các nhà phát triển tài năng, những người sẽ thêm các tính năng và tiềm năng mới. Trí thông minh nhân tạo, máy học, và các công nghệ tiên tiến khác sẽ thúc đẩy tiến bộ của họ hơn nữa - và một ngày nào đó chúng ta sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra tương lai đã đến.

Nhưng điều quan trọng nhất về nền tảng dựa trên blockchain là chúng cho phép gần như tất cả mọi người tham gia thị trường này và kiếm được token bằng cách bán các tài nguyên nhàn rỗi. Nó có nghĩa là các nền tảng phi tập trung có thể tận dụng tất cả sức mạnh tính toán hiện tại của Trái đất bất cứ khi nào cần đến.


Bài viết phân tích được thực hiện bởi Shibob đến từ diễn đàn Bitcointalk.
Bitcointalk Profile: https://bitcointalk.org/index.php?action=profile;u=1107745
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
418,638
Messages
7,074,146
Members
170,742
Latest member
dngocmai

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom