Chỉ là một hành vi mang tính đùa cợt, thế nhưng các bạn trẻ giả mạo Facebook của phiến quân IS, đưa ra các thông tin làm hoang mang người dân sẽ có nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chiều ngày 16/11, cư dân mạng đặc biệt xôn xao về thông tin phiến quân IS sẽ có hành động trả đũa trước những lời lẽ xúc phạm, có phần thách thức của nhóm bạn trẻ Việt Nam trên một trang Facebook mang tên Timur Zhunuso – được cho là một thành viên của tổ chức khủng bố IS.
Thông tin này ngay lập tức được lan truyền một cách chóng mặt trên internet, khiến không ít người hoang mang và lo sợ, nhất là khi vụ khủng bố đẫm máu vừa mới xảy ra tại thủ đô Paris vẫn còn chưa nguôi ngoai.
Tuy nhiên, sau khi sự việc bị đẩy lên đỉnh điểm thì cư dân mạng lại một lần nữa phẫn nộ vì phát hiện đây chỉ là một trò đùa của một vài thanh niên trẻ người Việt. Theo như xác minh ban đầu, thì những tài khoản được cho là thành viên IS đều là giả mạo. Thậm chí, một anh Timur mạo danh vì lo sợ bị cơ quan chức năng “sờ gáy”, đã viết status thừa nhận mình là “hàng nhái” và mục đích lập ra chỉ để “giỡn vui”.
Hành động “giỡn vui” của các bạn trẻ có thể chỉ nhằm để câu like hoặc thu hút sự chú ý của mọi người nhưng thật sự đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, khiến tinh thần người dân bị hoảng loạn – lo sợ.
Nhiều người khi sử dụng Facebook vẫn quan niệm đơn giản rằng mạng xã hội là một thế giới ảo, người dùng có quyền lên mạng “chém gió” thả phanh, tự do nói và làm những gì mình thích, nếu sai phạm thì xóa nick là xong. Thế nhưng pháp luật Việt Nam từ lâu đã có rất nhiều chế tài xử phạt về những hành vi “ảo” này.
Theo khoản 2, Điều 9, Nghị định 28/2009/NĐ-CP và điểm b, khoản 5, Điều 6, Nghị định 63/2007/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì hành vi “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” có thể bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.
Tuy nhiên trong trường hợp này, thông tin mà các “Timur giả danh” đưa ra là những thông tin xuyên tạc gây hoang mang trong nhân dân nên có thể sẽ bị truy trách nhiệm hình sự theo quy định tại bộ luật hình sự 1999 (BLHS).
Trao đổi với Saostar, luật sư Nguyễn Ngọc Việt cho biết: “Trường hợp này, nếu xác định không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 88 (BLHS), nghĩa là không có mục đích chống chính quyền hoặc chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam, thì áp dụng theo Điều 226 (BLHS)”
Tại Điều 226 Bộ luật hình sự về tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính nêu rõ:
“1. Người nào sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính, cũng như đưa vào mạng máy tính những thông tin trái với quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
.
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Như vậy, Điều 226 quy định rõ hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet những thông tin trái với quy định của pháp luật đủ để khởi tố hình sự là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội. Do đó trong trường hợp này nếu hành vi của những facebooker giả danh IS gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với tâm lý nhân dân, thì sẽ bị xử lý hình sự.
Trong một diễn biến khác, thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa – Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50 – Bộ Công an) cũng cho biết đơn vị này đã vào cuộc điều tra phối hợp cùng Cục An ninh mạng (A68 – Bộ Công an) để có biện pháp xử lý.
Facebook tuy là thế giới ảo, nhưng có sức ảnh hưởng đến thế giới thật rất lớn. Những hành động tưởng chừng là đùa vui, nhưng đôi khi lại mang đến những hậu quả khôn lường. Vì vậy, trước khi đặt tay lên bàn phím viết điều gì, hãy luôn suy xét thật kỹ, để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác – và chính mình, bạn nhé!
Theo Sao Star
Chiều ngày 16/11, cư dân mạng đặc biệt xôn xao về thông tin phiến quân IS sẽ có hành động trả đũa trước những lời lẽ xúc phạm, có phần thách thức của nhóm bạn trẻ Việt Nam trên một trang Facebook mang tên Timur Zhunuso – được cho là một thành viên của tổ chức khủng bố IS.
Thông tin này ngay lập tức được lan truyền một cách chóng mặt trên internet, khiến không ít người hoang mang và lo sợ, nhất là khi vụ khủng bố đẫm máu vừa mới xảy ra tại thủ đô Paris vẫn còn chưa nguôi ngoai.
Tuy nhiên, sau khi sự việc bị đẩy lên đỉnh điểm thì cư dân mạng lại một lần nữa phẫn nộ vì phát hiện đây chỉ là một trò đùa của một vài thanh niên trẻ người Việt. Theo như xác minh ban đầu, thì những tài khoản được cho là thành viên IS đều là giả mạo. Thậm chí, một anh Timur mạo danh vì lo sợ bị cơ quan chức năng “sờ gáy”, đã viết status thừa nhận mình là “hàng nhái” và mục đích lập ra chỉ để “giỡn vui”.
Hành động “giỡn vui” của các bạn trẻ có thể chỉ nhằm để câu like hoặc thu hút sự chú ý của mọi người nhưng thật sự đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, khiến tinh thần người dân bị hoảng loạn – lo sợ.
Nhiều người khi sử dụng Facebook vẫn quan niệm đơn giản rằng mạng xã hội là một thế giới ảo, người dùng có quyền lên mạng “chém gió” thả phanh, tự do nói và làm những gì mình thích, nếu sai phạm thì xóa nick là xong. Thế nhưng pháp luật Việt Nam từ lâu đã có rất nhiều chế tài xử phạt về những hành vi “ảo” này.
Theo khoản 2, Điều 9, Nghị định 28/2009/NĐ-CP và điểm b, khoản 5, Điều 6, Nghị định 63/2007/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì hành vi “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” có thể bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.
Tuy nhiên trong trường hợp này, thông tin mà các “Timur giả danh” đưa ra là những thông tin xuyên tạc gây hoang mang trong nhân dân nên có thể sẽ bị truy trách nhiệm hình sự theo quy định tại bộ luật hình sự 1999 (BLHS).
Trao đổi với Saostar, luật sư Nguyễn Ngọc Việt cho biết: “Trường hợp này, nếu xác định không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 88 (BLHS), nghĩa là không có mục đích chống chính quyền hoặc chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam, thì áp dụng theo Điều 226 (BLHS)”
Tại Điều 226 Bộ luật hình sự về tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính nêu rõ:
“1. Người nào sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính, cũng như đưa vào mạng máy tính những thông tin trái với quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
.
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Như vậy, Điều 226 quy định rõ hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet những thông tin trái với quy định của pháp luật đủ để khởi tố hình sự là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội. Do đó trong trường hợp này nếu hành vi của những facebooker giả danh IS gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với tâm lý nhân dân, thì sẽ bị xử lý hình sự.
Trong một diễn biến khác, thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa – Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50 – Bộ Công an) cũng cho biết đơn vị này đã vào cuộc điều tra phối hợp cùng Cục An ninh mạng (A68 – Bộ Công an) để có biện pháp xử lý.
Facebook tuy là thế giới ảo, nhưng có sức ảnh hưởng đến thế giới thật rất lớn. Những hành động tưởng chừng là đùa vui, nhưng đôi khi lại mang đến những hậu quả khôn lường. Vì vậy, trước khi đặt tay lên bàn phím viết điều gì, hãy luôn suy xét thật kỹ, để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác – và chính mình, bạn nhé!
Theo Sao Star