Trong cơn sốt memecoin làm phí trên mạng Bitcoin tăng vọt, một số nhà phát triển cộng đồng Bitcoin đề xuất bộ lọc để chặn các dự án Bitcoin NFT, và điều này đi ngược tinh thần nguồn mở của mạng. Cộng đồng đang đối mặt với câu hỏi: kiểm duyệt hay không kiểm duyệt các dự án đang tổn hại Bitcoin?
Ngay khi cộng đồng crypto nghĩ rằng mình đã có bài học nhớ đời từ cú sập của FTX, Three Arrows Capital, Celsius và những bên khác, cơn sốt memecoin lại ập đến.
Có người kiếm được bộn tiền một cách phi lý từ các token dựa trên hình con ếch, trong khi những người khác thua lỗ nặng vì phí bidding tăng cao ngất ngưởng. Lần này, cơn sốt không chỉ đánh vào lòng tham trong tâm trí con người, mà còn gây rối loạn blockchain có giá trị nhất thế giới.
Khả năng tạo token dựa trên tiêu chuẩn BRC-20, được thực hiện nhờ bản nâng cấp Taproot của Bitcoin, đã cho ra đời hàng loạt memecoin dựa trên Bitcoin. Trong đó, gần đây, nhiều đồng coin bắt chước những đồng được phát hành trên các chain khác đã trải qua biến động giá dữ dội. (Tuần trước, Pepecoin trên Ethereum đã tăng gần 5,000,000%, sau đó mất 50% giá trị so với mức ATH.) Những hoạt động kể trên theo sau sự ra đời của Giao thức Ordinals, vốn cho phép tạo các bản ghi dữ liệu dựa trên Bitcoin có thể hoạt động như NFT.
Những thứ này sử dụng nhiều dữ liệu hơn so với một giao dịch Bitcoin cơ bản, nghĩa là chúng đang làm tăng phí trên mạng. Gần đây, những người khai thác Bitcoin đã kiếm được nhiều tiền từ phí giao dịch hơn so với phần thưởng block 6.25 Bitcoin thông thường của họ. Và điều đó có nghĩa: nếu bạn muốn gửi một lượng nhỏ Bitcoin trên chain, bạn sẽ không thể làm được trừ phi chịu trả một mức phí cắt cổ.
Tình trạng này có thể nhắc nhớ chúng ta về lời mỉa mai của thượng nghị sĩ Mỹ Elizabeth Warren, người nằm trong “đội quân chống crypto”:
Trong trường hợp hiện tại, mối căng thẳng có vẻ còn trầm trọng hơn. Những người theo chủ nghĩa thuần túy với niềm tin rằng mục đích duy nhất của Bitcoin là loại tiền tệ thay thế đang vô cùng tức giận khi thấy nó được sử dụng cho các JPG hình ếch nhảm nhí. Mặt khác, những người xây dựng và sử dụng các token dựa trên BRC-20 và Ordinals mới lại cho rằng không ai có quyền quyết định mạng Bitcoin nên được dùng để làm gì, vì rốt cuộc, đây là một giao thức mở.
Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều có thể đồng ý với nhau rằng phí giao dịch tăng và tắc nghẽn mạng là một vấn đề. Nó đánh thẳng vào tính hiệu quả và tiện ích của nguồn tài nguyên Bitcoin. Nhưng chúng ta có thể làm gì với vấn đề này?
Một số nhân vật trong cộng đồng cho rằng câu trả lời không nằm trong đề xuất của Luke Dashjr, một nhà phát triển Bitcoin nổi tiếng thời kỳ đầu. Về cơ bản, Luke muốn dừng các dự án token BRC và Ordinals bằng cách áp đặt một bộ lọc. Những người chỉ trích Luke nói rằng đây là kiểm duyệt. Dù bất kể bạn tin mạng Bitcoin nên được dùng cho mục đích gì đi nữa, chắc chắn khả năng chống kiểm duyệt của nó phải được bảo toàn.
Cũng giống như Troy Cross ở Viện Chính sách Bitcoin (Bitcoin Policy Institute) về chính sách thuế và năng lượng đã nói: đề xuất của Nhà Trắng về đánh thuế khai thác Bitcoin là hành động phân biệt đối xử trong việc lựa chọn cách sử dụng năng lượng giữa người này với người kia. Do đó, chúng ta có thể nói rằng cộng đồng Bitcoin không thể hạn chế các hình thức trao đổi giá trị của mạng và quyết định nó nên trao đổi hay không nên trao đổi cái gì.
Tạm thời bỏ qua các tranh luận đạo đức về việc mạng Bitcoin nên được dùng cho mục đích gì, sự thật các Bitcoiner chưa bao giờ có câu trả lời thoả đáng về cách mạng vận hành trong những khoảng thời gian phí giao dịch tăng đột biến. Những câu trả lời có sẵn như “mọi người chỉ cần trả tiền cho blockspace là xong” hoặc “thị trường tự do sẽ giúp mọi thứ đâu vào đấy” đang tạo ra một thế giới nơi những người duy nhất có khả năng giao dịch trên mạng Bitcoin là những tay giàu sụ. Nếu như vậy, có khác gì Bitcoin đang sao y bản chính các cấu trúc quyền lực và sự bất bình đẳng trong các hệ thống tài chính truyền thống hiện tại?
Tất nhiên, có một số giải pháp tiềm năng để xử lý phí giao dịch cao trên mạng Bitcoin. Như đã nói ở trên, chúng ta có Lightning Network. Nhưng vấn đề là bạn không thể đi đến Layer 2 mà không thực hiện các giao dịch ban đầu trên Layer 1, trong trường hợp này là blockchain Bitcoin hiện tại tương đối đắt đỏ.
Điều này giống như việc bạn không thể lên tầng hai của hầu hết các tòa nhà mà không bước vào tầng thứ nhất. Trong cả hai trường hợp, có thể bạn chỉ cần đợi cho đến khi phí giảm hoặc thang máy bớt kẹt (hoặc đi cầu thang bộ?). Nhưng nếu phí không giảm thì sao? Nếu mọi người cứ tiếp tục đổ xô vào tòa nhà bạn đang ở thì sao?
Một cách để giải quyết vấn đề này, theo George Kaloudis - nghiên cứu viên của CoinDesk, có thể là cho phép một bên thứ ba can dự vào (third-party custody). Nó giống như việc người quen của bạn dựng một đường zipline từ tòa nhà khác đến tầng hai thông qua một cửa sổ mở, như thế, bạn có thể lên tầng hai mà không cần chạm vào tầng một.
Tất cả bạn cần là một chút tin tưởng. Tất nhiên, đây chính xác là điều mà mạng Bitcoin được tạo ra để tránh - trong tư cách một phiên bản hoàn toàn peer-to-peer để gửi tiền điện tử trực tiếp từ bên này sang bên khác mà không cần thông qua một tổ chức tài chính. Nhưng dù khó khăn, chúng ta phải thừa nhận rằng, có lẽ các giải pháp lưu ký (custodial solutions) là cách dễ nhất để sử dụng Lightning Network.
Bởi vì thiết kế hiện tại của Bitcoin có thể không cho phép toàn bộ thế giới sử dụng Layer 1 của mạng một cách hiệu quả. Và với đó, có lẽ hầu hết các cuộc thảo luận triết học lớn xung quanh quyền tự chủ tối cao trong tài chính phải kết thúc, vì thật sự rất khó để có quyền tự chủ tối cao, ngay cả với mạng Bitcoin. Có lẽ, những cuộc trò chuyện trong tương lai của cộng đồng crypto xung quanh Bitcoin sẽ tập trung vào một điều: sự đánh đổi (trade-offs).
Chẳng sao cả nếu tôi sử dụng Bitcoin của mình theo kiểu lưu ký vì nó dễ dàng hơn với tôi và bạn sử dụng nó theo kiểu không lưu ký. Có lẽ tôi sai và bạn đúng. Hoặc có lẽ việc tôi sử dụng tiền của mình (lưu ký hay không lưu ký) chẳng liên quan gì đến bạn.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là: phải chăng chúng ta nên cởi mở hơn trong việc thảo luận về các giải pháp lưu ký cho việc giao dịch/lưu trữ crypto của mình, dù có thể nó đi ngược tầm nhìn lớn của toàn bộ không gian? Việc chúng ta áp dụng một số sản phẩm lưu ký trong đời sống tài chính hoặc Bitcoin không nhất thiết ngăn chúng ta sử dụng các sản phẩm không lưu ký. Chúng ta có thể sử dụng cả hai. Chỉ là, khi nói đến những trade-offs cụ thể này, chúng ta xứng đáng có nhiều lựa chọn và sự rõ ràng hơn, đúng không.
Ngay khi cộng đồng crypto nghĩ rằng mình đã có bài học nhớ đời từ cú sập của FTX, Three Arrows Capital, Celsius và những bên khác, cơn sốt memecoin lại ập đến.
Có người kiếm được bộn tiền một cách phi lý từ các token dựa trên hình con ếch, trong khi những người khác thua lỗ nặng vì phí bidding tăng cao ngất ngưởng. Lần này, cơn sốt không chỉ đánh vào lòng tham trong tâm trí con người, mà còn gây rối loạn blockchain có giá trị nhất thế giới.
Khả năng tạo token dựa trên tiêu chuẩn BRC-20, được thực hiện nhờ bản nâng cấp Taproot của Bitcoin, đã cho ra đời hàng loạt memecoin dựa trên Bitcoin. Trong đó, gần đây, nhiều đồng coin bắt chước những đồng được phát hành trên các chain khác đã trải qua biến động giá dữ dội. (Tuần trước, Pepecoin trên Ethereum đã tăng gần 5,000,000%, sau đó mất 50% giá trị so với mức ATH.) Những hoạt động kể trên theo sau sự ra đời của Giao thức Ordinals, vốn cho phép tạo các bản ghi dữ liệu dựa trên Bitcoin có thể hoạt động như NFT.
Những thứ này sử dụng nhiều dữ liệu hơn so với một giao dịch Bitcoin cơ bản, nghĩa là chúng đang làm tăng phí trên mạng. Gần đây, những người khai thác Bitcoin đã kiếm được nhiều tiền từ phí giao dịch hơn so với phần thưởng block 6.25 Bitcoin thông thường của họ. Và điều đó có nghĩa: nếu bạn muốn gửi một lượng nhỏ Bitcoin trên chain, bạn sẽ không thể làm được trừ phi chịu trả một mức phí cắt cổ.
Tình trạng này có thể nhắc nhớ chúng ta về lời mỉa mai của thượng nghị sĩ Mỹ Elizabeth Warren, người nằm trong “đội quân chống crypto”:
Những người anh em trong crypto bị ám ảnh với việc làm giàu sau một đêm đến mức họ đang phá hủy thứ mà họ tuyên bố là mục đích cốt lõi của công nghệ này - trở thành hình thức trao đổi tiền tệ và giá trị tốt hơn
Thượng nghị sĩ Mỹ Elizabeth Warren
Khai mào cuộc chiến
Không có gì đáng ngạc nhiên, điều này đang gây ra sự khó chịu trong cộng đồng Bitcoin. Cuộc chiến tranh giành nguồn tài nguyên khan hiếm của blockspace (không gian khối) từ lâu đã rất căng thẳng - đáng nhớ nhất là cuộc chiến Block Size (kích thước khối) năm 2016-2017 mà sau đó đã thúc đẩy sự ra đời của Lightning Network, cho phép các giao dịch nhỏ được xử lý off-chain để tiết kiệm blockspace quý giá cho các giao dịch lớn hơn.Trong trường hợp hiện tại, mối căng thẳng có vẻ còn trầm trọng hơn. Những người theo chủ nghĩa thuần túy với niềm tin rằng mục đích duy nhất của Bitcoin là loại tiền tệ thay thế đang vô cùng tức giận khi thấy nó được sử dụng cho các JPG hình ếch nhảm nhí. Mặt khác, những người xây dựng và sử dụng các token dựa trên BRC-20 và Ordinals mới lại cho rằng không ai có quyền quyết định mạng Bitcoin nên được dùng để làm gì, vì rốt cuộc, đây là một giao thức mở.
Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều có thể đồng ý với nhau rằng phí giao dịch tăng và tắc nghẽn mạng là một vấn đề. Nó đánh thẳng vào tính hiệu quả và tiện ích của nguồn tài nguyên Bitcoin. Nhưng chúng ta có thể làm gì với vấn đề này?
Một số nhân vật trong cộng đồng cho rằng câu trả lời không nằm trong đề xuất của Luke Dashjr, một nhà phát triển Bitcoin nổi tiếng thời kỳ đầu. Về cơ bản, Luke muốn dừng các dự án token BRC và Ordinals bằng cách áp đặt một bộ lọc. Những người chỉ trích Luke nói rằng đây là kiểm duyệt. Dù bất kể bạn tin mạng Bitcoin nên được dùng cho mục đích gì đi nữa, chắc chắn khả năng chống kiểm duyệt của nó phải được bảo toàn.
Cũng giống như Troy Cross ở Viện Chính sách Bitcoin (Bitcoin Policy Institute) về chính sách thuế và năng lượng đã nói: đề xuất của Nhà Trắng về đánh thuế khai thác Bitcoin là hành động phân biệt đối xử trong việc lựa chọn cách sử dụng năng lượng giữa người này với người kia. Do đó, chúng ta có thể nói rằng cộng đồng Bitcoin không thể hạn chế các hình thức trao đổi giá trị của mạng và quyết định nó nên trao đổi hay không nên trao đổi cái gì.
Đâu là giới hạn đầu cơ?
Nhưng đâu sẽ là “fair game” cho tất cả? Làm sao để cân bằng quyền cá nhân với lợi ích nhóm? Đây là thách thức cốt lõi cho bất kỳ cộng đồng blockchain nào, và hiện tại mạng Bitcoin đang đau đầu với câu hỏi này.Tạm thời bỏ qua các tranh luận đạo đức về việc mạng Bitcoin nên được dùng cho mục đích gì, sự thật các Bitcoiner chưa bao giờ có câu trả lời thoả đáng về cách mạng vận hành trong những khoảng thời gian phí giao dịch tăng đột biến. Những câu trả lời có sẵn như “mọi người chỉ cần trả tiền cho blockspace là xong” hoặc “thị trường tự do sẽ giúp mọi thứ đâu vào đấy” đang tạo ra một thế giới nơi những người duy nhất có khả năng giao dịch trên mạng Bitcoin là những tay giàu sụ. Nếu như vậy, có khác gì Bitcoin đang sao y bản chính các cấu trúc quyền lực và sự bất bình đẳng trong các hệ thống tài chính truyền thống hiện tại?
Tất nhiên, có một số giải pháp tiềm năng để xử lý phí giao dịch cao trên mạng Bitcoin. Như đã nói ở trên, chúng ta có Lightning Network. Nhưng vấn đề là bạn không thể đi đến Layer 2 mà không thực hiện các giao dịch ban đầu trên Layer 1, trong trường hợp này là blockchain Bitcoin hiện tại tương đối đắt đỏ.
Điều này giống như việc bạn không thể lên tầng hai của hầu hết các tòa nhà mà không bước vào tầng thứ nhất. Trong cả hai trường hợp, có thể bạn chỉ cần đợi cho đến khi phí giảm hoặc thang máy bớt kẹt (hoặc đi cầu thang bộ?). Nhưng nếu phí không giảm thì sao? Nếu mọi người cứ tiếp tục đổ xô vào tòa nhà bạn đang ở thì sao?
Một cách để giải quyết vấn đề này, theo George Kaloudis - nghiên cứu viên của CoinDesk, có thể là cho phép một bên thứ ba can dự vào (third-party custody). Nó giống như việc người quen của bạn dựng một đường zipline từ tòa nhà khác đến tầng hai thông qua một cửa sổ mở, như thế, bạn có thể lên tầng hai mà không cần chạm vào tầng một.
Tất cả bạn cần là một chút tin tưởng. Tất nhiên, đây chính xác là điều mà mạng Bitcoin được tạo ra để tránh - trong tư cách một phiên bản hoàn toàn peer-to-peer để gửi tiền điện tử trực tiếp từ bên này sang bên khác mà không cần thông qua một tổ chức tài chính. Nhưng dù khó khăn, chúng ta phải thừa nhận rằng, có lẽ các giải pháp lưu ký (custodial solutions) là cách dễ nhất để sử dụng Lightning Network.
Bởi vì thiết kế hiện tại của Bitcoin có thể không cho phép toàn bộ thế giới sử dụng Layer 1 của mạng một cách hiệu quả. Và với đó, có lẽ hầu hết các cuộc thảo luận triết học lớn xung quanh quyền tự chủ tối cao trong tài chính phải kết thúc, vì thật sự rất khó để có quyền tự chủ tối cao, ngay cả với mạng Bitcoin. Có lẽ, những cuộc trò chuyện trong tương lai của cộng đồng crypto xung quanh Bitcoin sẽ tập trung vào một điều: sự đánh đổi (trade-offs).
Chẳng sao cả nếu tôi sử dụng Bitcoin của mình theo kiểu lưu ký vì nó dễ dàng hơn với tôi và bạn sử dụng nó theo kiểu không lưu ký. Có lẽ tôi sai và bạn đúng. Hoặc có lẽ việc tôi sử dụng tiền của mình (lưu ký hay không lưu ký) chẳng liên quan gì đến bạn.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là: phải chăng chúng ta nên cởi mở hơn trong việc thảo luận về các giải pháp lưu ký cho việc giao dịch/lưu trữ crypto của mình, dù có thể nó đi ngược tầm nhìn lớn của toàn bộ không gian? Việc chúng ta áp dụng một số sản phẩm lưu ký trong đời sống tài chính hoặc Bitcoin không nhất thiết ngăn chúng ta sử dụng các sản phẩm không lưu ký. Chúng ta có thể sử dụng cả hai. Chỉ là, khi nói đến những trade-offs cụ thể này, chúng ta xứng đáng có nhiều lựa chọn và sự rõ ràng hơn, đúng không.