Từ trang mạng được giới thiệu là "môi giới phụ nữ Việt cho thanhh niên Trung Quốc", chúng tôi đã tìm hiểu cách thức làm môi giới và "giá trị" của cô dâu Việt trên "thị trường".
Môi giới cô dâu Việt chuyên nghiệp
Một trang web tự giới thiệu là chuyên giúp làm thủ tục cho người Trung Quốc lấy cô dâu Việt Nam, có văn phòng đại diện tại TP.HCM, có hơn 10 tổ làm việc; hợp tác với cả các "chuyên gia" môi giới người Việt Nam. Đơn vị môi giới này có văn phòng đại diện tại TP.HCM nằm tại "so 65 Nguyen Cong Tru, Le Chan - Sai Kung" (thực tế thì tại TP.HCM không có địa chỉ này).
Khách hàng thường xuyên ghé thăm trang mạng này và để lại thông tin cá nhân cũng như bình luận là những người đàn ông có nhu cầu tìm vợ thuộc vùng thông thôn ở các tỉnh Quảng Tây, Nam Ninh, Tứ Xuyên... Khi ai vừa mắt với một cô dâu sẽ để lại số điện thoại và phương thức liên hệ để các trang mạng có thể nắm bắt và liên lạc lại để thỏa thuận giá cả và lộ trình tìm kiếm cô dâu Việt.
Anh Đoàn Đình Bính, một người Việt Nam từng sống nhiều năm ở Trung Quốc cho biết, trên thực tế, có rất nhiều website như thế với những cái tên rất mỹ miều như 0084love, Vielover... tồn tại như những "chợ cô dâu" để đàn ông Trung Quốc chọn vợ.
Khi cô dâu Việt được đưa hình ảnh và thông tin lên các trang mạng, họ hoàn toàn không có thông tin về tên, nguyên quán, địa chỉ liên hệ. Tất cả các thông tin chỉ là tuổi, chiều cao... Khách hàng sẽ không có cách nào có thể liên hệ với các cô dâu, nhưng trên thực tế, hình ảnh của một cô dâu có thể được phát tán trên nhiều trang mạng, nên tính xác thực của các thông tin này là rất thấp.
Về giá cả trung bình được thông báo ở trên các trang mạng cũng được thông tin rất cụ thể. Theo thông tin được quảng cáo trên trang 0084love: Khách hàng từ Trung Quốc muốn sang Việt Nam tìm vợ phải đóng cho người môi giới 2.000 nhân dân tệ (tương đương với khoảng gần 7 triệu đồng Việt Nam). Sau đó, đơn vị môi giới tổ chức cho khách hàng ở Việt Nam vài ngày để xem "hàng", chủ yếu tại Hải Phòng và TP.HCM. Đàn ông sẽ được "tuyển hàng" khoảng 2 lần, mỗi lần khoảng 5-8 cô dâu.
Trong thời gian chọn vợ ở Việt Nam, khách hàng sẽ được tổ chức đi chơi và giải trí nhưng họ phải tự bỏ tiền. Nếu không tìm được cô dâu thích hợp, khách hàng là đàn ông Trung Quốc sẽ mất 2.000 nhân dân tệ đã bỏ ra.
Nếu chọn được người thích hợp, cô dâu và và khách sẽ được cho gặp mặt riêng, có phiên dịch. Nếu cảm thấy phù hợp, cô gái sẽ hỏi xin phép bố mẹ, đơn vị môi giới sẽ bố trí thời gian cho người đàn ông gặp mặt bố mẹ cô gái. Sau khi tất cả đồng ý, người đàn ông sẽ trả thêm 10.000 nhân dân tệ (tương đương hơn 30 triệu đồng) để đơn vị môi giới làm thủ tục kết hôn.
Sau khi xong phần thủ tục, khách nộp thêm 26.000 nhân dân tệ để làm các công tác chuẩn bị kết hôn, tổ chức hôn lễ, mời ban nhạc, chuẩn bị áo váy cưới... và sẽ được trả lại 2.000 nhân dân tệ đã bỏ ra từ ban đầu. Như vậy, theo thông tin được quảng cáo trên trang 0084love, tùy vào từng đám, giá trung bình của một cô dâu Việt đi sang xứ Tàu làm dâu nằm ở mức 34.000 nhân dân tệ (khoảng 100 triệu đồng). Nếu không muốn hoặc không đủ điều kiện cho một đám cưới như vậy, khách hàng chỉ cần nộp 30.000 nhân dân tệ. Sau khi kết thúc hôn lễ sẽ có thể đưa cô dâu về nước.
Đau lòng cảnh làm dâu xứ người
Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi nhận được một cuộc điện thoại của một độc giả tại tỉnh Sóc Trăng, chị Nguyễn Thị H. đã gả con gái là Phạm Thị P. sang Trung Quốc cách đây ít lâu theo một đường dây môi giới. Đơn vị môi giới đề nghị chị H. gả con và sẽ trả cho chị 20 triệu đồng. Đứa con gái 19 tuổi của chị sau khi sang làm dâu xứ người thì bặt vô âm tín. Cho đến một ngày chị hoảng hốt khi nhận được điện thoại của con gái với nội dung: "Mẹ ơi, cứu con với!".
Chị H. kể: "Trước khi con gái lấy chồng, người môi giới (là người Việt Nam) chỉ đưa cho chị 5 triệu đồng, sau khi con gái sang Trung Quốc làm dâu thì người môi giới mất tích luôn. Con gái tôi sau khi ra nước ngoài không chỉ làm dâu cho một người mà phải phục vụ cho 4 người đàn ông trong một gia đình như một nô lệ tình dục".
Bản thân chị H. là người ít học, không hề biết chuyện những trường hợp như con gái mình khi đưa thông tin, hình ảnh vào tay người môi giới được rao công khai trên các trang web môi giới hôn nhân. Bên cạnh đó, chị sẽ còn đau lòng hơn khi biết được nội dung những bình luận được đăng tải trên các website môi giới cô dâu Việt.
"Có còn trinh không?" "Già quá!", "Nghèo đến thế sao, ngay đến đôi giày cũng không mua nổi?" ( đây là 1 cách nói của người Trung Quốc chê những người nghèo rớt mùng tơi), "Già thế này 1 triệu (đồng) thì mình lấy!", "Vợ như thế này mà không có nhiều tiền chắc khả năng chạy mất của nó rất lớn", "Những đứa con gái như thế này ngoài đường đầy...".
Trên thực tế, những thông tin báo chí đã đưa về việc người chồng, người bản xứ đối xử một cách bất nhân với các cô dâu Việt không phải là hiếm. Tuy nhiên, theo anh Đinh Ngọc Đăng, một người dân ở tỉnh Ninh Bình, khu vực gần nơi anh sống có hẳn những làng "cô dâu Trung Quốc". Theo anh Đăng, phần lớn những cô dâu Việt được gả bán sang xứ người đều ở các vùng nông thôn, trình độ dân trí thấp nên có thể việc tiếp cận thông tin để tự bảo vệ mình, tránh những nguy cơ nơi đất khách tỏ ra rất khó khăn.
Chính sách kế hoạch hóa dân số của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân khiến đàn ông nước này khó tìm vợ. Theo một cuộc điều tra dân số gần đây tại nước này, trong vòng 10 năm qua, chỉ có 100 bé gái được sinh ra trên tổng số 118.06 bé trai mỗi năm. Do sự mất cân bằng về giới, đàn ông Trung Quốc, đặc biệt là ở các tỉnh khu vực phía nam nước này chọn cách tìm vợ ở các nước khác. Đây cũng là một cơ hội để bọn buôn người, bắt cóc lộng hành, tháng 8/2011, theo tin từ Tân Hoa Xã, cảnh sát tại Trung Quốc đã phải vào cuộc để tìm kiếm 100 cô dâu Việt Nam bị mất tích sau khi đã được gả bán từ Việt Nam sang.
Môi giới cô dâu Việt chuyên nghiệp
Một trang web tự giới thiệu là chuyên giúp làm thủ tục cho người Trung Quốc lấy cô dâu Việt Nam, có văn phòng đại diện tại TP.HCM, có hơn 10 tổ làm việc; hợp tác với cả các "chuyên gia" môi giới người Việt Nam. Đơn vị môi giới này có văn phòng đại diện tại TP.HCM nằm tại "so 65 Nguyen Cong Tru, Le Chan - Sai Kung" (thực tế thì tại TP.HCM không có địa chỉ này).
Khách hàng thường xuyên ghé thăm trang mạng này và để lại thông tin cá nhân cũng như bình luận là những người đàn ông có nhu cầu tìm vợ thuộc vùng thông thôn ở các tỉnh Quảng Tây, Nam Ninh, Tứ Xuyên... Khi ai vừa mắt với một cô dâu sẽ để lại số điện thoại và phương thức liên hệ để các trang mạng có thể nắm bắt và liên lạc lại để thỏa thuận giá cả và lộ trình tìm kiếm cô dâu Việt.
Anh Đoàn Đình Bính, một người Việt Nam từng sống nhiều năm ở Trung Quốc cho biết, trên thực tế, có rất nhiều website như thế với những cái tên rất mỹ miều như 0084love, Vielover... tồn tại như những "chợ cô dâu" để đàn ông Trung Quốc chọn vợ.
Khi cô dâu Việt được đưa hình ảnh và thông tin lên các trang mạng, họ hoàn toàn không có thông tin về tên, nguyên quán, địa chỉ liên hệ. Tất cả các thông tin chỉ là tuổi, chiều cao... Khách hàng sẽ không có cách nào có thể liên hệ với các cô dâu, nhưng trên thực tế, hình ảnh của một cô dâu có thể được phát tán trên nhiều trang mạng, nên tính xác thực của các thông tin này là rất thấp.
Về giá cả trung bình được thông báo ở trên các trang mạng cũng được thông tin rất cụ thể. Theo thông tin được quảng cáo trên trang 0084love: Khách hàng từ Trung Quốc muốn sang Việt Nam tìm vợ phải đóng cho người môi giới 2.000 nhân dân tệ (tương đương với khoảng gần 7 triệu đồng Việt Nam). Sau đó, đơn vị môi giới tổ chức cho khách hàng ở Việt Nam vài ngày để xem "hàng", chủ yếu tại Hải Phòng và TP.HCM. Đàn ông sẽ được "tuyển hàng" khoảng 2 lần, mỗi lần khoảng 5-8 cô dâu.
Trong thời gian chọn vợ ở Việt Nam, khách hàng sẽ được tổ chức đi chơi và giải trí nhưng họ phải tự bỏ tiền. Nếu không tìm được cô dâu thích hợp, khách hàng là đàn ông Trung Quốc sẽ mất 2.000 nhân dân tệ đã bỏ ra.
Nếu chọn được người thích hợp, cô dâu và và khách sẽ được cho gặp mặt riêng, có phiên dịch. Nếu cảm thấy phù hợp, cô gái sẽ hỏi xin phép bố mẹ, đơn vị môi giới sẽ bố trí thời gian cho người đàn ông gặp mặt bố mẹ cô gái. Sau khi tất cả đồng ý, người đàn ông sẽ trả thêm 10.000 nhân dân tệ (tương đương hơn 30 triệu đồng) để đơn vị môi giới làm thủ tục kết hôn.
Sau khi xong phần thủ tục, khách nộp thêm 26.000 nhân dân tệ để làm các công tác chuẩn bị kết hôn, tổ chức hôn lễ, mời ban nhạc, chuẩn bị áo váy cưới... và sẽ được trả lại 2.000 nhân dân tệ đã bỏ ra từ ban đầu. Như vậy, theo thông tin được quảng cáo trên trang 0084love, tùy vào từng đám, giá trung bình của một cô dâu Việt đi sang xứ Tàu làm dâu nằm ở mức 34.000 nhân dân tệ (khoảng 100 triệu đồng). Nếu không muốn hoặc không đủ điều kiện cho một đám cưới như vậy, khách hàng chỉ cần nộp 30.000 nhân dân tệ. Sau khi kết thúc hôn lễ sẽ có thể đưa cô dâu về nước.
Đau lòng cảnh làm dâu xứ người
Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi nhận được một cuộc điện thoại của một độc giả tại tỉnh Sóc Trăng, chị Nguyễn Thị H. đã gả con gái là Phạm Thị P. sang Trung Quốc cách đây ít lâu theo một đường dây môi giới. Đơn vị môi giới đề nghị chị H. gả con và sẽ trả cho chị 20 triệu đồng. Đứa con gái 19 tuổi của chị sau khi sang làm dâu xứ người thì bặt vô âm tín. Cho đến một ngày chị hoảng hốt khi nhận được điện thoại của con gái với nội dung: "Mẹ ơi, cứu con với!".
Chị H. kể: "Trước khi con gái lấy chồng, người môi giới (là người Việt Nam) chỉ đưa cho chị 5 triệu đồng, sau khi con gái sang Trung Quốc làm dâu thì người môi giới mất tích luôn. Con gái tôi sau khi ra nước ngoài không chỉ làm dâu cho một người mà phải phục vụ cho 4 người đàn ông trong một gia đình như một nô lệ tình dục".
Bản thân chị H. là người ít học, không hề biết chuyện những trường hợp như con gái mình khi đưa thông tin, hình ảnh vào tay người môi giới được rao công khai trên các trang web môi giới hôn nhân. Bên cạnh đó, chị sẽ còn đau lòng hơn khi biết được nội dung những bình luận được đăng tải trên các website môi giới cô dâu Việt.
"Có còn trinh không?" "Già quá!", "Nghèo đến thế sao, ngay đến đôi giày cũng không mua nổi?" ( đây là 1 cách nói của người Trung Quốc chê những người nghèo rớt mùng tơi), "Già thế này 1 triệu (đồng) thì mình lấy!", "Vợ như thế này mà không có nhiều tiền chắc khả năng chạy mất của nó rất lớn", "Những đứa con gái như thế này ngoài đường đầy...".
Trên thực tế, những thông tin báo chí đã đưa về việc người chồng, người bản xứ đối xử một cách bất nhân với các cô dâu Việt không phải là hiếm. Tuy nhiên, theo anh Đinh Ngọc Đăng, một người dân ở tỉnh Ninh Bình, khu vực gần nơi anh sống có hẳn những làng "cô dâu Trung Quốc". Theo anh Đăng, phần lớn những cô dâu Việt được gả bán sang xứ người đều ở các vùng nông thôn, trình độ dân trí thấp nên có thể việc tiếp cận thông tin để tự bảo vệ mình, tránh những nguy cơ nơi đất khách tỏ ra rất khó khăn.
Chính sách kế hoạch hóa dân số của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân khiến đàn ông nước này khó tìm vợ. Theo một cuộc điều tra dân số gần đây tại nước này, trong vòng 10 năm qua, chỉ có 100 bé gái được sinh ra trên tổng số 118.06 bé trai mỗi năm. Do sự mất cân bằng về giới, đàn ông Trung Quốc, đặc biệt là ở các tỉnh khu vực phía nam nước này chọn cách tìm vợ ở các nước khác. Đây cũng là một cơ hội để bọn buôn người, bắt cóc lộng hành, tháng 8/2011, theo tin từ Tân Hoa Xã, cảnh sát tại Trung Quốc đã phải vào cuộc để tìm kiếm 100 cô dâu Việt Nam bị mất tích sau khi đã được gả bán từ Việt Nam sang.