Một loại tài sản tiềm năng tiếp theo có thể được đưa lên và ứng dụng trên blockchain là Carbon Credit. Vậy Carbon Credit là gì và đâu là các dự án crypto đang đón đầu xu hướng này?
Với sự gia tăng lượng khí thải nhà kính từ các hoạt động của con người, trái đất đang chịu nhiều ảnh hưởng làm biến đổi hệ sinh thái. Phía dưới là biểu đồ mức nhiệt độ và mực nước biển trung bình của thế giới theo thời gian, các chỉ số đang trong một xu hướng tăng đều và không có dấu hiệu giảm. Bản thân chúng ta cũng có thể cảm nhận rõ điều này với đợt nắng nóng kỷ lục ở nhiều tỉnh thành trong cả nước vào thời điểm hiện tại.
Carbon Credit được áp dụng để kiểm soát lượng khí thải của 1 công ty, đồng thời, nó cũng được xem như một cơ chế khuyến khích các công ty giảm lượng khí thải nhà kính bằng những cách như phát triển hệ thống xử lí khí thải hay sử dụng những nhiên liệu thân thiện với môi trường.
Carbon Credit là một hàng hóa có thể giao dịch được. Do đó, khi các công ty sản xuất dưới mức Carbon Credit cho phép, có thể đem bán phần Credit dư cho các công ty khác đang cần.
Lấy ví dụ về Tesla, công ty chuyên về xe điện của Mỹ đã kiếm được gần 1.8 tỷ USD từ việc bán Carbon Credit trong năm 2022, chiếm 7% tổng lợi nhuận của cả công ty.
Xét về tổng thể, mô hình Carbon Credit mang lại nhiều lợi ích vì giúp:
Theo báo cáo của Reportlinker, tổng vốn hóa thị trường Carbon Credit vào đạt 760.28 tỷ USD vào năm 2021 và dự phóng mức tăng trưởng hàng năm đạt 21.14% từ 2023 đến 2028.
Sẽ ngày càng có nhiều sự chú ý liên quan đến việc bảo vệ môi trường trong thập kỷ tới và xa hơn nữa. Thị trường khí hậu nói chung và Carbon Credit nói riêng theo đó cũng sẽ tăng trưởng theo.
Thị trường Carbon Credit hiện tại gồm:
Theo thống kê vào năm 2021, hầu hết thị phần của thị trường Carbon Credit thuộc về thị trường bắt buộc. Tuy nhiên thị trường tự nguyện đang có mức tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây vì mối quan tâm ngày càng lớn tới môi trường và đây cũng là tiêu chí giúp ghi điểm của các công ty, tập đoàn với công chúng.
Với tiềm năng tăng trưởng lớn, đây là một lĩnh vực mới mà các dự án crypto có thể khai thác, nhất là trong bối cảnh có quá nhiều dự án giống nhau do đặc tính mã nguồn mở của blockchain.
Celo: Blockchain layer 1 này đặt nhiều sự chú ý về thị trường khí hậu. Celo đã mở một quỹ Carbon Offsetting để hỗ trợ các dự án liên quan. Đã dần có các dự án làm về thị trường khí hậu phát triển trên mạng lưới như Toucan Protocol, MCO2…
Regen Network: Regen Network là thị trường giúp giao dịch các sản phẩm liên quan tới thị trường khí hậu. Dự án sử dụng công nghệ blockchain và công nghệ vệ tinh để tạo ra các công cụ mang đặc trưng các tính chất của môi trường, hỗ trợ cho con người trong các hoạt động kinh tế.
Flow Carbon: Tokenized carbon credit platform lớn hiện nay. Flow carbon tạo ra 1 thị trường giao dịch Carbon on-chain bằng cách kết nối những nhà sản xuất Carbon credit trong Web2 với các công ty có nhu cầu mua Carbon Credit trong Web3. Tokenized carbon credit của Flow Carbon có tên là GCO2. GCO2 chỉ được mua và nắm giữ bởi các công ty, tổ chức và được whitelist bởi Flow Carbon. Người dùng nhỏ lẻ không thể mua GCO2 từ Flow carbon.
Toucan Protocol: Một nền tảng tokenize carbon credit trên Ethereum. Toucan Protocol hướng tới 1 thị trường rộng hơn Flow Carbon. Họ phát triển 1 bridge cho phép các nhà sản xuất Carbon Credit trên toàn cầu có thể nộp đơn đăng kí sản xuất on-chain carbon. Đơn sẽ được duyệt bởi 1 bên thứ 3.
KlimaDAO ($KLIMA): Đây là một bản fork của dự án OlympusDAO, cho phép người dùng nạp tokenized carbon credits để nhận lấy KLIMA. Có thể hiểu KlimaDAO là 1 bên trung gian cho Toucan Protocol và các Tokenized Carbon credit khác, người dùng có thể mua trực tiếp On-chain Carbon Credit trên Website của KlimaDAO với vài bước đơn giản.
Senken: Senken phát triển thị trường carbon credit phi tập trung đầu tiên trên thị trường, giúp kết nối trực tiếp các công ty với những dự án sản xuất Carbon credit.
Carbon Credit nói riêng và thị trường khí hậu nói chung là xu hướng lớn trong dài hạn. Tuy nhiên lĩnh vực này còn rất mới và sẽ cần nhiều thời gian để phát triển khuôn khổ pháp lý, cơ sở hạ tầng và ứng dụng liên quan. Crypto có cơ hội để sở hữu một miếng bánh trong thị trường và đây là một hướng đi khác biệt với phần lớn dự án hiện tại.
Carbon Credit - Xu hướng của thập kỷ mới
Carbon Credit là một giấy phép cho phép một công ty hoặc tổ chức thải ra một lượng nhất định khí thải nhà kính. Carbon Credit được ban hành bởi tổ chức chính phủ dựa vào lượng đất rừng, đất canh tác của nước mình. 1 Carbon Credit đại diện cho quyền thải ra một tấn CO2.Với sự gia tăng lượng khí thải nhà kính từ các hoạt động của con người, trái đất đang chịu nhiều ảnh hưởng làm biến đổi hệ sinh thái. Phía dưới là biểu đồ mức nhiệt độ và mực nước biển trung bình của thế giới theo thời gian, các chỉ số đang trong một xu hướng tăng đều và không có dấu hiệu giảm. Bản thân chúng ta cũng có thể cảm nhận rõ điều này với đợt nắng nóng kỷ lục ở nhiều tỉnh thành trong cả nước vào thời điểm hiện tại.
Carbon Credit được áp dụng để kiểm soát lượng khí thải của 1 công ty, đồng thời, nó cũng được xem như một cơ chế khuyến khích các công ty giảm lượng khí thải nhà kính bằng những cách như phát triển hệ thống xử lí khí thải hay sử dụng những nhiên liệu thân thiện với môi trường.
Carbon Credit là một hàng hóa có thể giao dịch được. Do đó, khi các công ty sản xuất dưới mức Carbon Credit cho phép, có thể đem bán phần Credit dư cho các công ty khác đang cần.
Lấy ví dụ về Tesla, công ty chuyên về xe điện của Mỹ đã kiếm được gần 1.8 tỷ USD từ việc bán Carbon Credit trong năm 2022, chiếm 7% tổng lợi nhuận của cả công ty.
- Khuyến khích các quốc gia tăng cường trồng và bảo vệ rừng
- Giúp các công ty hạn chế lượng khí thải phát ra nếu muốn bảo toàn lợi nhuận
- Tăng lợi nhuận cho các công ty có lượng khí phát thải ít
Theo báo cáo của Reportlinker, tổng vốn hóa thị trường Carbon Credit vào đạt 760.28 tỷ USD vào năm 2021 và dự phóng mức tăng trưởng hàng năm đạt 21.14% từ 2023 đến 2028.
Sẽ ngày càng có nhiều sự chú ý liên quan đến việc bảo vệ môi trường trong thập kỷ tới và xa hơn nữa. Thị trường khí hậu nói chung và Carbon Credit nói riêng theo đó cũng sẽ tăng trưởng theo.
Vai trò của blockchain và Carbon Credit
Vì là một loại hàng hoá, nên Carbon Credit có thể được tokenize và đưa lên on-chain.Thị trường Carbon Credit hiện tại gồm:
- Thị trường bắt buộc: Là thị trường mà chính phủ áp đặt giới hạn về khí thải, và các bên phải tuân thủ những giới hạn đó.
- Thị trường tự nguyện: Là thị trường không bị ràng buộc pháp lý và các bên có thể tự nguyện tham gia. Thị trường này cung cấp cho cá nhân và tổ chức cơ hội bù đắp cho lượng khí thải của họ bằng cách mua Carbon Credit. Như vậy, họ có thể giảm thiểu lượng khí thải của mình và hỗ trợ các dự án phát triển bền vững.
Theo thống kê vào năm 2021, hầu hết thị phần của thị trường Carbon Credit thuộc về thị trường bắt buộc. Tuy nhiên thị trường tự nguyện đang có mức tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây vì mối quan tâm ngày càng lớn tới môi trường và đây cũng là tiêu chí giúp ghi điểm của các công ty, tập đoàn với công chúng.
Với tiềm năng tăng trưởng lớn, đây là một lĩnh vực mới mà các dự án crypto có thể khai thác, nhất là trong bối cảnh có quá nhiều dự án giống nhau do đặc tính mã nguồn mở của blockchain.
Các dự án thuộc mảng Carbon Credit
Một vài dự án crypto đang phát triển theo hướng này có thể kể tới:Celo: Blockchain layer 1 này đặt nhiều sự chú ý về thị trường khí hậu. Celo đã mở một quỹ Carbon Offsetting để hỗ trợ các dự án liên quan. Đã dần có các dự án làm về thị trường khí hậu phát triển trên mạng lưới như Toucan Protocol, MCO2…
Regen Network: Regen Network là thị trường giúp giao dịch các sản phẩm liên quan tới thị trường khí hậu. Dự án sử dụng công nghệ blockchain và công nghệ vệ tinh để tạo ra các công cụ mang đặc trưng các tính chất của môi trường, hỗ trợ cho con người trong các hoạt động kinh tế.
Flow Carbon: Tokenized carbon credit platform lớn hiện nay. Flow carbon tạo ra 1 thị trường giao dịch Carbon on-chain bằng cách kết nối những nhà sản xuất Carbon credit trong Web2 với các công ty có nhu cầu mua Carbon Credit trong Web3. Tokenized carbon credit của Flow Carbon có tên là GCO2. GCO2 chỉ được mua và nắm giữ bởi các công ty, tổ chức và được whitelist bởi Flow Carbon. Người dùng nhỏ lẻ không thể mua GCO2 từ Flow carbon.
Toucan Protocol: Một nền tảng tokenize carbon credit trên Ethereum. Toucan Protocol hướng tới 1 thị trường rộng hơn Flow Carbon. Họ phát triển 1 bridge cho phép các nhà sản xuất Carbon Credit trên toàn cầu có thể nộp đơn đăng kí sản xuất on-chain carbon. Đơn sẽ được duyệt bởi 1 bên thứ 3.
KlimaDAO ($KLIMA): Đây là một bản fork của dự án OlympusDAO, cho phép người dùng nạp tokenized carbon credits để nhận lấy KLIMA. Có thể hiểu KlimaDAO là 1 bên trung gian cho Toucan Protocol và các Tokenized Carbon credit khác, người dùng có thể mua trực tiếp On-chain Carbon Credit trên Website của KlimaDAO với vài bước đơn giản.
Senken: Senken phát triển thị trường carbon credit phi tập trung đầu tiên trên thị trường, giúp kết nối trực tiếp các công ty với những dự án sản xuất Carbon credit.
Carbon Credit nói riêng và thị trường khí hậu nói chung là xu hướng lớn trong dài hạn. Tuy nhiên lĩnh vực này còn rất mới và sẽ cần nhiều thời gian để phát triển khuôn khổ pháp lý, cơ sở hạ tầng và ứng dụng liên quan. Crypto có cơ hội để sở hữu một miếng bánh trong thị trường và đây là một hướng đi khác biệt với phần lớn dự án hiện tại.