googlevoice
Banned
động về đứa bé ở Đồng Nai bị bắt cóc lúc 4 tuổi, bị bẻ chân tay rồi bắt đi ăn xin, sau 3 năm thì gặp lại mẹ lúc đang đi xin tiền. Thế nhưng, người chia sẻ chuyện vừa phải đính chính thông tin gây xôn xao Facebook.
Nội dung câu chuyện do anh Đ.D chia sẻ như sau:
3 năm trước, một đứa bé bị bắt cóc. Bọn xấu đã bẻ chân bẻ tay em rồi đưa em đi ăn xin. Sáng nay, tình cờ em được đẩy trên xe đến chợ Trần Văn Quang (phường 10, quận Tân Bình) và xin đúng mẹ ruột của mình.
3 năm rồi, em vẫn còn nhận ra mẹ. Dĩ nhiên mẹ cũng nhận ra con, nhờ vậy em đã về với gia đình. Người đàn bà độc ác kia đã bị bắt. Phải xử thế nào đây khi bây giờ, em đã trở thành một đứa bé tàn phế?
Bé trai này sống ở Phương Lâm (Đồng Nai), bị bắt cóc lúc 4 tuổi. Người mẹ chỉ có một đứa con nên quá đau buồn, bỏ xuống Sài Gòn đi làm công để khuây khỏa (dù nghe nói kinh tế gia đình rất khá). Ông trời thương 2 mẹ con nên sáng nay đã cho họ gặp lại nhau sau 3 năm biền biệt và tràn ngập những nỗi đau.
Chuyện đứa bé bị bắt cóc, bẻ chân tay gặp lại mẹ sau 3 năm là không có thật.
Câu chuyện như kịch bản bộ phim tình cảm khiến nhiều người thảng thốt. Không ít người bức xúc trước “sự độc ác của người đàn bà bẻ chân, tay đứa bé”, trong khi một số người lại “cám ơn ông Trời vì cho hai mẹ con đáng thương này đoàn tụ”.
Chưa hết sốc vì đọc chuyện trên, nhiều người lại bất ngờ khi Đ.D thông báo chuyện này được dựng nên, tức không có thật.
Đ.D cho biết: “Có một sự thật đằng sau câu chuyện này mà sáng nay mình mới có thời gian kiểm tra. Đó là 1 câu chuyện đã được dựng lên khiến bà con chợ Trần Văn Quang xôn xao. Nhiều phụ nữ đã khóc khi nghe kể. Vì mục đích gì? Không biết. Tuy nhiên, cũng mong những bậc cha mẹ nên bảo vệ con mình. An toàn và bình an vẫn hơn. Bởi chuyện bắt cóc là có thật, vẫn xảy ra mỗi ngày”.
Đ.D đính chính câu chuyện rúng động Facebook.
Cảm thấy áy náy vì chia sẻ chuyện giật gân trên, Đ.D viết: “Có một chút áy náy khi status này khiến mọi người giật mình, nhưng vẫn quyết định không xóa, như một lời cảnh giác”.
Hiện không ít người dựng nên những câu chuyện lấy nước mắt dân mạng với mục đích xấu, chẳng hạn câu like hay xin quyên tiền từ thiện. Vì vậy, trước khi chia sẻ lại câu chuyện giât gân tương tự trên, thiết nghĩ chúng ta cũng nên xem kỹ nguồn và xuất xứ để tránh trở thành nạn nhân của kẻ lừa đảo.
Nội dung câu chuyện do anh Đ.D chia sẻ như sau:
3 năm trước, một đứa bé bị bắt cóc. Bọn xấu đã bẻ chân bẻ tay em rồi đưa em đi ăn xin. Sáng nay, tình cờ em được đẩy trên xe đến chợ Trần Văn Quang (phường 10, quận Tân Bình) và xin đúng mẹ ruột của mình.
3 năm rồi, em vẫn còn nhận ra mẹ. Dĩ nhiên mẹ cũng nhận ra con, nhờ vậy em đã về với gia đình. Người đàn bà độc ác kia đã bị bắt. Phải xử thế nào đây khi bây giờ, em đã trở thành một đứa bé tàn phế?
Bé trai này sống ở Phương Lâm (Đồng Nai), bị bắt cóc lúc 4 tuổi. Người mẹ chỉ có một đứa con nên quá đau buồn, bỏ xuống Sài Gòn đi làm công để khuây khỏa (dù nghe nói kinh tế gia đình rất khá). Ông trời thương 2 mẹ con nên sáng nay đã cho họ gặp lại nhau sau 3 năm biền biệt và tràn ngập những nỗi đau.
Chuyện đứa bé bị bắt cóc, bẻ chân tay gặp lại mẹ sau 3 năm là không có thật.
Câu chuyện như kịch bản bộ phim tình cảm khiến nhiều người thảng thốt. Không ít người bức xúc trước “sự độc ác của người đàn bà bẻ chân, tay đứa bé”, trong khi một số người lại “cám ơn ông Trời vì cho hai mẹ con đáng thương này đoàn tụ”.
Chưa hết sốc vì đọc chuyện trên, nhiều người lại bất ngờ khi Đ.D thông báo chuyện này được dựng nên, tức không có thật.
Đ.D cho biết: “Có một sự thật đằng sau câu chuyện này mà sáng nay mình mới có thời gian kiểm tra. Đó là 1 câu chuyện đã được dựng lên khiến bà con chợ Trần Văn Quang xôn xao. Nhiều phụ nữ đã khóc khi nghe kể. Vì mục đích gì? Không biết. Tuy nhiên, cũng mong những bậc cha mẹ nên bảo vệ con mình. An toàn và bình an vẫn hơn. Bởi chuyện bắt cóc là có thật, vẫn xảy ra mỗi ngày”.
Đ.D đính chính câu chuyện rúng động Facebook.
Cảm thấy áy náy vì chia sẻ chuyện giật gân trên, Đ.D viết: “Có một chút áy náy khi status này khiến mọi người giật mình, nhưng vẫn quyết định không xóa, như một lời cảnh giác”.
Hiện không ít người dựng nên những câu chuyện lấy nước mắt dân mạng với mục đích xấu, chẳng hạn câu like hay xin quyên tiền từ thiện. Vì vậy, trước khi chia sẻ lại câu chuyện giât gân tương tự trên, thiết nghĩ chúng ta cũng nên xem kỹ nguồn và xuất xứ để tránh trở thành nạn nhân của kẻ lừa đảo.