Các bạn có đang bán rẻ tuổi trẻ của mình vào việc kiếm tiền không?

:confused:Toàn anh hùng bàn phím--- bình loạn chiện thiên hạ

o_O chủ nhân Blog Khải Đơn khi viết ra bài này mà thiếu suy nghĩ

:) Thứ nhất: tác giả đứng trên quan điểm chủ quan: :mad: mày sướng rùi--- nhỏ co cha mẹ lo cho ăn học, ra trường có người chạy việc cho làm--- thì hiểu thế nào là mưu sinh-- thế nào là cơm áo gạo tiền
o_O Bán rẻ tưổi trẻ: cái sai thứ 2.....:eek: Thanh niên lao động chân chính,. nghề gì vẫn được mà--- miễn ko trộm cuốp là được rùi

"Thôi mình đừng ngồi ngơ ngác nhấn chìm thời gian nữa.... chỉ để đổi lấy vài triệu ít ỏi cho cơm áo hàng ngày."

:confused: vài triệu ít ỏi:eek: 80% dân số Việt Nam là nông dân...GDP Việt Nam là 1k$/năm
 Lương công chức nhà nước từ 2triệu- 3triệu 5


o_O Ghét nhất cái loại nguờ i nàyo_O ngu còn tỏ ra mình nguy hiểmo_O

Phải vào like cho Heo phát, lần đầu tiên ko thấy mùi dầu ăn và ass trong comment :rolleyes:

Cơ mà cùng quan điểm với Heo. Đến cả miếng ăn hằng ngày người ta còn lo chưa xong thì nói gì đến học hành tử tế, đến ngồi đọc sách xem từ điển. Người ta bán hoa quả, trông xe, chạy bàn..... ai biết người ta nghĩ gì mà nói người ta lãng phí tuổi trẻ. Ai cũng biết vậy là khổ, ai chả muốn đổi đời, nhưng trong tay có gì đâu mà đổi đời cơ chứ.

Ghét nhất câu cuối này luôn: "Thôi mình đừng ngồi ngơ ngác nhấn chìm thời gian nữa.... chỉ để đổi lấy vài triệu ít ỏi cho cơm áo hàng ngày". Đúng kiểu thằng bố đời ko biết làm gì đi soi mói mỉa mai thiên hạ :mad::mad::mad::mad:
 
Mỗi người đảm đương vị trí trong xã hội .. có người làm nghề này , có người làm nghề kia mới tạo thành cái xã hội .. ai củng lo làm giám đốc thế thằng *** nào ra đường làm vệ sinh đường phố ?
 
Mỗi người đảm đương vị trí trong xã hội .. có người làm nghề này , có người làm nghề kia mới tạo thành cái xã hội .. ai củng lo làm giám đốc thế thằng *** nào ra đường làm vệ sinh đường phố ?

dù sao thì mình vẫn thích địa vị xã hội cao hơn là thấp :p
 
Bán đi tuổi trẻ đổi lấy miếng cơm bằng lao động, người thật việc thật rất đáng quý, ta chỉ nên phê phán những người ăn bám, ăn không ngồi rồi kìa.

Tác giả nói thế ý thì tốt nhưng cách diễn đạt thì xem lại. Giữ xe mà còn lấy sách (giấy) ra học thì không được rồi. 1 Có thể bị mất xe do không chú ý và hậu quả thế nào thì cũng hiểu. 2 có thể bị đuổi việc do ăn cắp giờ.
 
Mình cũng muốn tận dùng time ngồi trên xe hơi đọc sách, mà nghe bảo dễ bị cận !
 
rẻ cũng bán ! thế nên ms có câu trẻ ko chơi già hối hận
 
:mad: đang điên máu thèng viết bài nàyo_O gặp nó đâu thông cho nó nát ass lun:D
mới đc khen ở trên thì ở dưới đã xuất hiện ass và dầu
 
đọc cũng đầy cảm xúc - mình cũng muốn được như Mark Zuckerberg chủ facebook nhưng sự thật vẫn đang thất nghiệp ăn bám bố mẹ đây - đang tìm việc lương tháng 2-3 triệu làm tạm cái đã đỡ phải ngửa tay xin tiền bố mẹ - nói tóm lại phải có tiền để sống đã còn thời gian rảnh học thêm để tích luỹ kiến thức chờ đợi cơ hội thôi.
 
Tháng 4.2014, tôi đi Tây Ninh. Buổi chiều hôm ấy ngồi trong quán cà phê, nói chuyện với một em trai 17 tuổi. Nhà em ở huyện Bến Cầu. Nghỉ học giữa chừng, em đi làm giữ xe ở quán cà phê, một tháng kiếm 2 triệu, chủ quán bao cơm.

Em ngồi như vậy từ 7 giờ sáng đến 11 giờ tối, cùng với một người nữa, có thay phiên để nghỉ ngơi chút đỉnh trong giờ vắng khách. Mỗi ngày em kiếm được chừng 70.000 đồng. Em không phải người trẻ đầu tiên tôi gặp phải bán thời gian trẻ nhất của mình để kiếm đủ số tiền lo hai bữa ăn và giúp đỡ một người thân nào đó trong cuộc sống thường nhật.

Sài Gòn cũng không khác. Hàng chục ngàn em trai, em gái, 13 -15 tuổi, trẻ trung, xinh đẹp, lơ ngơ vào thành phố, làm một công việc gì đó như giữ xe, ngồi ghi vé xe, ngồi xếp trái cây, đứng xếp sữa lên kệ, ngồi đánh dấu người ra vào cơ quan... Những công việc ấy có ưu điểm: đem lại miếng ăn - vốn cực kỳ ngặt nghèo và khó khăn với những đứa trẻ ở nông thôn, sinh ra trong gia đình nghèo khó và không có việc làm. Em nói với tôi: “Em may mắn có việc, chứ bạn em ngồi quán cà phê cả ngày, không việc làm, lại nợ tiền... cà phê”.

Chuyện nói ra như đùa. Thật là một tin mừng vì cuối cùng những người trẻ ở nông thôn cũng tìm được việc gì đó làm, kiếm được chút tiền cho bữa ăn hàng ngày, và họ không phạm tội ác gì ghê gớm vì... quá rảnh. Nghĩ như vậy cho lạc quan, bởi còn biết bao người trẻ ngoài kia la cà ngoài quán game, thất nghiệp thành trộm cướp, ăn bám gia đình.

Nhưng tương lai của họ là gì, nếu năm tháng đáng giá nhất này, họ chỉ ngồi để kiếm tiền. Họ ngồi hết 8 tiếng, 12 tiếng rồi trở về nhà, ngã lăn trên những tấm chiếu tạm bợ của phòng trọ, ngủ say ngất đi, để rồi sáng mai lại tỉnh dậy, ngồi tiếp những ngày tháng khác hòng có tiền lương mỗi tháng. Họ không tiến triển chút nào trong nghề nghiệp, hoặc có thêm rất ít chuyên môn, vì chuyên môn chính chỉ là ngồi, nhìn, đứng, đi lại, hỏi han, dắt xe.



news-pbdes.gif;pv1bb6ee8e51b3b4bb

Vào một lúc nào đó... ta phải chi xài tuổi trẻ của mình một cách hợp lí, dù đang bị trăm thứ cơm áo gạo tiền ghì lấy

news-pbdes-2.gif;pv9aaa26e859f03990



Đó là các nghề lương thiện. Nhưng đó là các nghề bán đổi tuổi trẻ và thời gian để lấy tiền mưu sinh, nơi các ông bà chủ nhìn vào bạn, thấy bạn 18 -20 tuổi, trẻ khỏe, xinh đẹp, có thể dắt xe không mỏi tay, đứng lâu không mỏi chân, hay xinh đẹp cho khách đến nhìn cho đẹp mắt (giống một cái bình hoa). Người ta trả tiền để mua tuổi trẻ và tháng ngày của bạn, với giá 100.000 đồng 24 giờ. Giá siêu rẻ!

Tôi quen một thầy giáo, ông rất giỏi tiếng Anh. Khi ông theo một chương trình nghiên cứu đi Mỹ, chúng tôi ngồi nói chuyện. Ông kể rằng năm ông 14 tuổi, vì gia đình gặp nạn, cha ông đi tù, mẹ ông từ người làm công chức phải ra hàng chạy chợ kiếm tiền nuôi 4 đứa con. Ông “đã lớn” nên phải theo mẹ ra chợ giữ xe, nghỉ học sớm. Hàng ngày ông xé một trang trong quyển từ điển tiếng Anh loại rẻ tiền mà ông mua ở một hàng sách cũ, dắt theo trong người, rồi ra bãi giữ xe.

Hết ngày hôm đó, dù có phải dắt xe hay không dắt xe, đông khách hay không đông khách, ông cũng quyết phải học thuộc các từ trong ấy, dùng bút chép lung tung vào quyển vở mang theo. Quyển từ điển vơi dần, ông cũng thuộc thêm nhiều từ, nhiều câu, cộng với mấy quyển sách học viết, ông tự học tiếng Anh và vẫn đi giữ xe, kiếm tiền phụ mẹ nuôi em. Khi tiễn ông ra sân bay, tôi không thể tin người đàn ông chững chạc và thành đạt trước mắt mình lại từng 14 tuổi, đi giữ xe, chạy chợ và học thành thạo một ngôn ngữ.

Khi nhìn thấy những ánh mắt trẻ làm các nghề ngồi, nghề giết thời gian đổi tiền, tôi nghĩ tới ông, nghĩ tới cả những người Nhật tôi từng gặp, đi một chuyến tàu 20 phút về nhà cũng giở sách ra đọc, coi như đọc được vài trang. Mỗi ngày người công chức Nhật đi làm đọc 3 trang sách, 30 ngày là được 30 trang từ điển và 90 trang sách. Cái thời gian ngắn ngủi, ngán ngẩm và tiêu tốn mà các bạn đang phải đem ra để đánh đổi lấy tiền ăn, tiền sống, thực ra cũng có thể tận dụng theo một cách khác.

Bạn có thể đọc hết một quyển sách trong 3 tháng, có thể chậm hơn một em sinh viên ngồi cả ngày trong thư viện. Bạn có thể học hết một quyển chuyên đề trong 4 tháng, càng chậm hơn so với một người có chuyên ngành và được cha mẹ trả tiền cho đi học. Nhưng dù chậm trễ đến vậy, bạn cũng đang tiêu xài những khoảnh khắc ngắn một cách có ích, thay vì ngán ngẩm ngồi nhìn khách vào tòa nhà, ngán ngẩm ngồi canh kệ thuốc lá, ngán ngẩm ngồi chờ khách ra xe, ngán ngẩm mở những clip hài trên mạng cho nhau xem, cười hề hề, xem truyện sex (nên đọc khi về nhà ngủ), check Facebook, tán dóc điện thoại, tốn tiền xem hàng online giá rẻ mà không có lúc nào đi mua được.


Lâu rồi, trên đài phát thanh tôi từng nghe, có kể chuyện một anh chế máy nông cụ. Người ta hỏi anh vì sao làm công chức giấy tờ lại biết chế máy cho nông dân, mà chế có vẻ thực tế vậy. Anh kể, hàng ngày tôi đi làm, đều phải ngồi xe công ty một tiếng để tới thành phố vào làm. Một tiếng đó tôi ngồi đọc sách, vẽ mẫu, xong đâu đấy thì chế thử, cuối cùng cũng ra.

Vậy là khi vài chục người khác cùng công ty trên chuyến xe của anh đang ngủ, đang tán dóc, đang nghe nhạc, đang nói xấu đồng nghiệp, thì anh ta đọc sách. Với một năm đi làm, anh ta vừa có lương, vừa “thặng dư” được 200 - 300 giờ đọc sách, tức là tương đương 8 - 12 ngày đọc sách 24 giờ liên tiếp. Mớ kiến thức tưởng chừng đùa giỡn của anh công chức, trang từ điển tưởng chừng xé ra chơi của ông thầy, gom lại đã thành một tương lai rất khác của người ta – khi ta trẻ và thừa thãi thời gian để tiêu phí.

Bây giờ còn dễ hơn xưa cả trăm lần. Ông thầy tôi phải tốn công xé giấy, anh công chức phải vác sách theo. Chớ bây giờ, ai cũng có cái điện thoại để nghe nhạc, chơi Facebook, xem phim, xem clip hài. Mấy cái điện thoại đó có thể xem được vô số loại sách vở trên đời, cứ mở ra nhìn vô là thấy thứ để đọc.

Hãy tưởng tượng mà xem, khi bạn 18 -20 tuổi, người ta sẵn sàng thuê bạn để ngồi, để làm bảo vệ, làm tiếp viên, làm nhân viên đón khách... vì bạn trẻ, đẹp, có nụ cười tươi, có sức khỏe, có vóc dáng. Đến khi bạn 40 tuổi, nhan sắc tàn, sức khỏe xấu, vóc dáng béo phệ, và bạn vẫn chẳng biết làm gì hơn là bán thời gian của mình để... ngồi, liệu có còn ai thuê bạn không?

Vào một lúc nào đó... ta phải chi xài tuổi trẻ của mình một cách hợp lí, dù đang bị trăm thứ cơm áo gạo tiền ghì lấy.

Mình phải biết một thứ gì đó thật tốt, phải có một “chuyên môn” gì đó, dù nhỏ tí xíu và đơn giản, phải có tri thức cho chính mình, dù ít hay nhiều. Trong một bài nói chuyện tôi từng nghe, bà diễn giả bảo bà cực kỳ ngạc nhiên về sự thay đổi của công nhân Trung Quốc, ở khu công nghiệp bà khảo sát, có những lớp dạy tiếng Anh cả 2-3 giờ sáng, dạy theo bất cứ ca nào có công nhân cần học. Và giờ thì giá tiền lương công nhân Trung Quốc hết rẻ nhất rồi vì họ chăm quá mà.

Thôi mình đừng ngồi ngơ ngác nhấn chìm thời gian nữa.... chỉ để đổi lấy vài triệu ít ỏi cho cơm áo hàng ngày.

Blog của Khải Đơn
Ảnh minh họa: Shutterstock

Nguồn: http://ihay.thanhnien.com.vn/pages/20141023/khi-nguoi-ta-ban-tuoi-tre-voi-gia-qua-re.aspx


Hết sức hay và hữu ích rất cần cho thế hệ trẻ ngày hôm nay. Xã hội đang rất cần lớp trẻ có tay nghề chuyên môn và Việt Nam là một trong những nước có thế hệ trẻ đông nhất chưa được đào tạo đúng cách .
 
Có nhiều phản ứng đồng tình hay ko với bài viết về việc bán rẻ tuổi trẻ để kiếm tiền, nhưng mình quan tâm đến quan điểm tích cực đằng sau nó hơn: Đừng để cuộc sống trôi qua một cách tẻ nhạt, nhàm chán, cuộc sống và nhất là tuổi trẻ là để bạn làm giàu về tiền bạc và cả thể chất, tư duy nữa. Bản thân mình cũng có những lúc thấy rất ghét chính mình khi không làm được điều gì thật sự mới mẻ và có ý nghĩa, khi chỉ chăm chăm vào mục tiêu tiền bạc, cho dù mục đích phía sau đó có là gia đình hay là gì đi nữa thì vẫn cảm thấy cuộc sống là một cuộc ứng phó, đối phó, chứ không phải thật sự mình đang trải nghiệm, đang sống và tích lũy kiến thức, tiền bạc vì bản thân mình. Đấy cũng là những suy nghĩ trở đi trở lại nhiều lần trong suốt thời gian dài, làm mình đang có những thay đổi trong hướng đi. Thậm chí trước kia mình còn không nhận ra mình cần thay đổi. Có thể do hoàn cảnh cá nhân nên mình thấy đồng cảm với tác giả.
Đọc xong 2 page làm mình liên tưởng bài viết trên Tony Buổi Sáng dưới đây, tiện thể chia sẻ với các bạn luôn :D

Tiền đâu khởi nghiệp?

Có bạn trẻ gửi thư trách TnBS. Nói chúng tôi cũng muốn khởi nghiệp, nhưng tiền đâu. Cho tôi 10 tỷ đi, tôi sẽ làm xưởng nhà máy. Hãy cho tôi cần câu, tôi sẽ đi câu cá.

Không biết tự bao giờ có cái khái niệm “cho cần chứ không cho cá” rồi mọi người khen hay. Đối với thể loại làm biếng, thử lấy cần câu cho mấy người ăn xin (mà còn lành lặn) thử coi. Nó sẽ đòi “cho mồi”, đưa mồi thì kêu “móc vô lưỡi giùm”, rồi “câu giùm luôn đi”. Cuối cùng cũng quay lại cái máng lợn nằm đó “lạy ông đi qua lạy bà đi lại”.

Cái mình cho phải là “tinh thần câu cá”. Khi có tinh thần, tự động nó sẽ bật dậy, chạy chặt tre về làm cần, tự động mài sắt thành lưỡi, tự động hăm hở đi hết chỗ này chỗ kia để tìm cá.

Tony có quen anh Quảng, dân Vĩnh Long. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp Hóa vào thập niên 80, anh làm xà bông, mì tôm, nước rửa chén, nước tương…và lao động cật lực để bây giờ anh làm chủ 1 nhà máy bao bì nhựa. Anh có 4 thằng con trai, đầu tiên đẻ 2 đứa, ráng kiếm cô con gái, ra tiếp thằng nữa. Anh sợ “tam nam bất phú” nên đẻ thêm 1 thằng nữa thành “tứ quý”. Anh cho 4 thằng học ở 4 nền giáo dục khác nhau, cứ tốt nghiệp 12 xong là đi. Thằng học ở Sin, thằng ở Mỹ, thằng ở Canada, thằng ở Anh. Nhưng thằng nào cũng 1-2 năm thì về nước, học không nổi. Tony xuống chơi, thấy 4 thằng từ trên lầu đi xuống, đứa nào đứa nấy cao hơn mét tám, trắng hồng, nặng cả tạ, mặt to như cái mâm. Anh Quảng nói kêu tập thể thao thì tụi nó nói không có phương tiện, thế là tao phải mua máy chạy bộ, tạ các loại…về nhưng tụi nó có tập đâu. Kêu đi bơi thì tụi nó nói nhà phải có hồ bơi riêng, bơi chỗ công cộng không sạch, tao bán cái nhà mặt tiền dưới quận 6, ra Thủ Đức xây nhà có hồ bơi, tụi nó hào hứng bơi đúng có 1 ngày. Tony nhìn thấy trên bàn dọn sẵn 4 tô cơm, 4 cái giò heo to đùng. Anh kể hai thằng sau thì đang học mấy đại học liên doanh gì đó, còn 2 thằng đầu thì vô nhà máy của anh phụ việc hành chính văn thư, nhưng liên tục kêu đói bụng, nửa chừng bỏ về nhà để ăn. Anh cười hi hí, nói thôi kệ. Nhà có điều kiện mà, lúc nào cũng có nồi giò heo hầm trên bếp.

Anh Mark Facebook, anh Bill Microsoft, anh Quảng như trên bài đây…tất cả đều là những người với 2 bàn tay trắng xây dựng cơ đồ. Nhưng thế hệ sau thì có thể khác, nếu cha mẹ cho tiền mà không cho tinh thần, thì nó lại bán nhà máy để mua giò heo và thuốc trị bệnh Gout.

Với thể loại cứ kêu “tiền đâu”, “điều kiện không có” thì khỏi trả lời mắc công. Và đã có hàng vạn bạn trẻ, thấy người ta khởi nghiệp cũng về khóc lóc ép bố mẹ đưa tiền để mở công ty và ba bữa là ném hết xuống sông. Dù ít dù nhiều, đứa nào tự biết tạo vốn ban đầu, thì đứa đó mới làm chủ được.
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
420,617
Messages
7,098,965
Members
172,674
Latest member
buncuatui

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom