Bộ Tài chính Hoa Kỳ vừa đưa ra đề xuất phân loại mới đối với các nền tảng trộn tiền mã hóa, nhằm đối phó với các băng nhóm khủng bố được tài trợ bằng crypto.
Giới chức Mỹ đang nỗ lực trừng phạt các máy trộn tiền mã hóa nước ngoài như một mối đe dọa rửa tiền, tiếp tục là một đòn giáng chí mạng trong cuộc chiến chống tội phạm tài chính trực tuyến.
Mạng lưới chống tội phạm tài chính (FinCEN), cơ quan thuộc Bộ Tài chính Mỹ đề xuất dán nhãn các máy trộn tiền mã hóa (thường được sử dụng để giấu đi dấu vết của tiền và giao dịch) là "mối quan tâm rửa tiền chính". FinCEN sẽ mở cửa lấy ý kiến công chúng trong vòng 90 ngày. Sau đó, cơ quan sẽ xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quy tắc cuối cùng.
Nếu đề xuất được thông qua, Bộ Tài chính sẽ có quyền thực hiện các biện pháp hạn chế đối với các công ty Hoa Kỳ có giao dịch với các máy trộn, từ việc yêu cầu thẩm định, cấm mở hoặc duy trì tài khoản đại lý…
Hành động hôm nay nhấn mạnh cam kết của Bộ Tài chính Mỹ trong việc ngăn chặn hành vi phi pháp của các tác nhân xấu, bao gồm những nhóm tội phạm có liên kết với nhà nước, tội phạm mạng và khủng bố. Thứ trưởng Bộ Tài chính Wally Adeyemo còn trích dẫn các trường hợp của Tornado Cash và Blender.io làm đơn cử.
FinCEN chỉ đích danh phong trào hồi giáo Hamas và CHDCND Triều Tiên là các đối tượng điển hình đang lợi dụng các dịch vụ pha trộn này để giao dịch ẩn danh mập mờ.
Thời gian qua, nhiều nhà lập pháp đang gây sức ép lên Bộ Tài chính và chính quyền Joe Biden, yêu cầu đàn áp và hành động chống lại việc sử dụng tiền mã hóa trong tài trợ khủng bố, nhất là trong bối cảnh Hamas nhận quyên góp crypto trước xung đột leo thang với Israel.
Đầu tuần này, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố lệnh trừng phạt đối với các cá nhân và thực thể có liên quan đến Hamas, bao gồm một doanh nghiệp có trụ sở tại Gaza bị cáo buộc là cầu nối Bitcoin cho những kẻ khủng bố.
Hôm qua, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren cùng với 102 nhà lập pháp khác đệ trình yêu cầu giới chức Mỹ hành động mạnh tay việc sử dụng crypto trong tài trợ khủng bố. Ngoài ra, nạn buôn bán fentanyl bằng tiền mã hóa cũng là một mối bận tâm lớn của xứ cờ hoa.
Giới chức Mỹ đang nỗ lực trừng phạt các máy trộn tiền mã hóa nước ngoài như một mối đe dọa rửa tiền, tiếp tục là một đòn giáng chí mạng trong cuộc chiến chống tội phạm tài chính trực tuyến.
Mạng lưới chống tội phạm tài chính (FinCEN), cơ quan thuộc Bộ Tài chính Mỹ đề xuất dán nhãn các máy trộn tiền mã hóa (thường được sử dụng để giấu đi dấu vết của tiền và giao dịch) là "mối quan tâm rửa tiền chính". FinCEN sẽ mở cửa lấy ý kiến công chúng trong vòng 90 ngày. Sau đó, cơ quan sẽ xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quy tắc cuối cùng.
Nếu đề xuất được thông qua, Bộ Tài chính sẽ có quyền thực hiện các biện pháp hạn chế đối với các công ty Hoa Kỳ có giao dịch với các máy trộn, từ việc yêu cầu thẩm định, cấm mở hoặc duy trì tài khoản đại lý…
Hành động hôm nay nhấn mạnh cam kết của Bộ Tài chính Mỹ trong việc ngăn chặn hành vi phi pháp của các tác nhân xấu, bao gồm những nhóm tội phạm có liên kết với nhà nước, tội phạm mạng và khủng bố. Thứ trưởng Bộ Tài chính Wally Adeyemo còn trích dẫn các trường hợp của Tornado Cash và Blender.io làm đơn cử.
FinCEN chỉ đích danh phong trào hồi giáo Hamas và CHDCND Triều Tiên là các đối tượng điển hình đang lợi dụng các dịch vụ pha trộn này để giao dịch ẩn danh mập mờ.
Thời gian qua, nhiều nhà lập pháp đang gây sức ép lên Bộ Tài chính và chính quyền Joe Biden, yêu cầu đàn áp và hành động chống lại việc sử dụng tiền mã hóa trong tài trợ khủng bố, nhất là trong bối cảnh Hamas nhận quyên góp crypto trước xung đột leo thang với Israel.
Đầu tuần này, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố lệnh trừng phạt đối với các cá nhân và thực thể có liên quan đến Hamas, bao gồm một doanh nghiệp có trụ sở tại Gaza bị cáo buộc là cầu nối Bitcoin cho những kẻ khủng bố.
Hôm qua, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren cùng với 102 nhà lập pháp khác đệ trình yêu cầu giới chức Mỹ hành động mạnh tay việc sử dụng crypto trong tài trợ khủng bố. Ngoài ra, nạn buôn bán fentanyl bằng tiền mã hóa cũng là một mối bận tâm lớn của xứ cờ hoa.