Bitcoin và thị trường tiền mã hóa đã phục hồi mạnh mẽ trước thời điểm Mỹ công bố CPI, thước đo lạm phát của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Sáng ngày 12/01, thị trường tiền mã hóa tiếp tục chuỗi ngày tăng bật ngay trước thời khắc có số liệu CPI Mỹ vào tối nay.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo phản ánh tình hình lạm phát của một nền kinh tế. Các lần công bố CPI Mỹ trong năm 2022 đã liên tục ảnh hưởng đến biến động của crypto bởi nó được xem là sẽ có tác động trực tiếp đến các quyết định điều chỉnh lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Trong năm 2022, vì lạm phát tăng liên tục, Fed cũng buộc phải nâng lãi suất từ 0,25% lên 4,5%, khiến cả thị trường chứng khoán Mỹ lẫn ngành crypto bị ảnh hưởng tiêu cực.
Kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 06/2022 khi tăng đến 91,% so với cùng thời điểm năm trước, lạm phát Mỹ đã có 5 tháng liền giảm để quay lại mốc 7,1% vào lần công bố hồi tháng 12. Ở lần công bố CPI mới nhất cho tháng 12/2022, các chuyên gia kinh tế ước tính lạm phát sẽ tiếp tục giảm về 6,5%.
Nếu điều này xảy ra, Fed chắc chắn sẽ bị áp lực phải giảm tốc độ nâng lãi suất, dù cơ quan này trong báo cáo mới nhất vẫn đặt kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2023 với mục tiêu toàn năm là 5,1%.
Trong khi đó, thị trường tiền mã hóa tiếp tục có đà phục hồi ấn tượng nhờ triển vọng tin tức CPI Mỹ tối 12/01 khả quan.
Bitcoin (BTC) tăng mạnh lên mốc 18.297 USD, ngưỡng giá trị cao nhất mà đồng tiền mã hóa hàng đầu thế giới đạt được kể từ ngày 15/12/2022, thời điểm thị trường phản ứng tích cực trước tin tức Fed hạ nhiệt tăng lãi suất. So với mức giá mở đầu năm 2023 ở 16.541 USD, BTC hiện đã tăng được hơn 10,6%.
Ấn tượng hơn nữa là Ethereum (ETH) khi trở lại với mốc 1.418 USD, tăng 11,4% trong 3 ngày gần nhất. Nếu so với mức 1.196 USD của ngày đầu Năm mới 2023, ETH đã lấy lại được đến 18,5% “những gì đã mất”. Đây là mốc giá cao nhất mà ETH đạt được kể từ tận ngày 08/11/2022, thời điểm ngành crypto hứng chịu vô vàn sóng gió từ các thông tin liên quan đến sàn FTX bị người dùng rút tiền ồ ạt, rồi phải thông báo phá sản sau đó 3 ngày.
Mặc dù vậy, phần lớn các đồng altcoin vốn hóa lớn khác thì mới chỉ dần nhích nhẹ lên, cho thấy sự chú ý vẫn đang tập trung vào BTC và ETH. Tuy nhiên, trường hợp cá biệt là Avalanche (AVAX) khi đồng coin này tăng đến 25% nhờ tin tức hợp tác với Amazon Web Service (AWS).
Trong 12 giờ gần nhất, giá trị lệnh phái sinh bị thanh lý trên thị trường crypto là gần 230 triệu USD, tập trung nhiều nhất là ở Ethereum và Bitcoin, trong đó tỷ lệ lệnh short chiếm 90,64%.
Sáng ngày 12/01, thị trường tiền mã hóa tiếp tục chuỗi ngày tăng bật ngay trước thời khắc có số liệu CPI Mỹ vào tối nay.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo phản ánh tình hình lạm phát của một nền kinh tế. Các lần công bố CPI Mỹ trong năm 2022 đã liên tục ảnh hưởng đến biến động của crypto bởi nó được xem là sẽ có tác động trực tiếp đến các quyết định điều chỉnh lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Trong năm 2022, vì lạm phát tăng liên tục, Fed cũng buộc phải nâng lãi suất từ 0,25% lên 4,5%, khiến cả thị trường chứng khoán Mỹ lẫn ngành crypto bị ảnh hưởng tiêu cực.
Kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 06/2022 khi tăng đến 91,% so với cùng thời điểm năm trước, lạm phát Mỹ đã có 5 tháng liền giảm để quay lại mốc 7,1% vào lần công bố hồi tháng 12. Ở lần công bố CPI mới nhất cho tháng 12/2022, các chuyên gia kinh tế ước tính lạm phát sẽ tiếp tục giảm về 6,5%.
Trong khi đó, thị trường tiền mã hóa tiếp tục có đà phục hồi ấn tượng nhờ triển vọng tin tức CPI Mỹ tối 12/01 khả quan.
Bitcoin (BTC) tăng mạnh lên mốc 18.297 USD, ngưỡng giá trị cao nhất mà đồng tiền mã hóa hàng đầu thế giới đạt được kể từ ngày 15/12/2022, thời điểm thị trường phản ứng tích cực trước tin tức Fed hạ nhiệt tăng lãi suất. So với mức giá mở đầu năm 2023 ở 16.541 USD, BTC hiện đã tăng được hơn 10,6%.
Ấn tượng hơn nữa là Ethereum (ETH) khi trở lại với mốc 1.418 USD, tăng 11,4% trong 3 ngày gần nhất. Nếu so với mức 1.196 USD của ngày đầu Năm mới 2023, ETH đã lấy lại được đến 18,5% “những gì đã mất”. Đây là mốc giá cao nhất mà ETH đạt được kể từ tận ngày 08/11/2022, thời điểm ngành crypto hứng chịu vô vàn sóng gió từ các thông tin liên quan đến sàn FTX bị người dùng rút tiền ồ ạt, rồi phải thông báo phá sản sau đó 3 ngày.
Mặc dù vậy, phần lớn các đồng altcoin vốn hóa lớn khác thì mới chỉ dần nhích nhẹ lên, cho thấy sự chú ý vẫn đang tập trung vào BTC và ETH. Tuy nhiên, trường hợp cá biệt là Avalanche (AVAX) khi đồng coin này tăng đến 25% nhờ tin tức hợp tác với Amazon Web Service (AWS).
Trong 12 giờ gần nhất, giá trị lệnh phái sinh bị thanh lý trên thị trường crypto là gần 230 triệu USD, tập trung nhiều nhất là ở Ethereum và Bitcoin, trong đó tỷ lệ lệnh short chiếm 90,64%.