Kinh doanh tiền ảo trên mạng có phải là phạm pháp không?
Thưa luật sư, Hiện tại em đang muốn tư vấn về vấn đề Tiền ảo ( libertyresever, webmoney, perfectmoney...) này. Em muốn hỏi là hiện tại luật pháp Việt Nam có chỗ nào nói về vấn đề tiền ảo này không ạ? Kinh doanh tiền ảo trên mạng có phải là phạm pháp không ạ? em ví dụ 1 vài web site vẫn đang kinh doanh hiện nay mualr.com; buylr.vn; shoplr.com...
Rất mong các anh chị hỗ trợ giải đáp, và có thể trích dẫn thêm bộ luật chứa thông tin để em có thể nghiên cứu tim hiểu thêm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: manhtuan149130
Email:
[email protected]
Luật sư trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới văn phòng chúng tôi, tôi hướng dẫn bạn cách giải quyết như sau:
Trước hết, bạn cần hiểu rõ như thế nào là tiền ảo? Trên thực tế, pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề tiền ảo. Tôi có thể cung cấp một số thông tin về tiền ảo cho bạn như sau:
Hệ thống tiền ảo được chia làm ba loại như sau:
Loại 1: hệ thống tiền ảo dùng trong game online
Loại 2: hệ thống tiền ảo có thể mua được những sản phẩm ảo, dịch vụ ảo mà không dùng để mua những sản phẩm thật hay dịch vụ thật.
Loại 3: hệ thống tiền ảo có thể mua được những sản phẩm dịch vụ thật và ảo.
Liberty Reserve là một trong các loại tiền ảo, là tiền ảo thuộc loại 3, đã gây rung động thế giới trong thời gian qua với tội danh rửa tiền lớn nhất của Mỹ từ trước đến nay. Có thể Liberty Reserve không phải là một đồng tiền ảo duy nhất hiện nay, bên cạnh Liberty Reserve còn có các đồng tiền ảo khác như tiền Paypal, Bitcoin,…. Ở Việt Nam thì có Bảo Kim, Ngân Lượng… Liberty Reserve thực chất là công cụ rửa tiền cho thế giới ngầm.
Tại Việt Nam, hầu như chưa có văn bản pháp quy nào quy định về việc thanh toán thông qua hình thức tiền ảo, các quy định về giao dịch thương mại điện tử hay thanh toán không dùng tiền mặt gần đây chưa đề cập đến. Điều này có nghĩa là Nhà nước chưa công nhận giao dịch bằng tiền ảo trên mạng Internet nên khi có tranh chấp thì có thể xem đây là giao dịch vô hiệu. Tai Việt Nam thì việc kinh doanh tiền ảo
đang ở mức không cấm cũng không cho. Tiền ảo không phải là không có ưu điểm nhưng cũng không phải không mang bất kỳ rủi ro nào.
Hiện nay, hình thức kinh doanh tiền ảo tại Việt Nam chưa được định danh rõ đó là tội rửa tiền hay không. Hiện tại
, người ta đang rất khó xác định nguồn tiền mà người ta dùng để mua Liberty Resever có phải là tiền bất hợp pháp hay không nên cũng không thể xác định các đối tượng kinh doanh "tiền ảo" có rửa tiền hay không. Do đó, b
ên cơ quan điều tra tội phạm chỉ có thể khởi tố những đối tượng này về tội kinh doanh trái phép mà chưa thể khép vào tội có mức độ nặng hơn là rửa tiền.
Do vậy, với những thông tin tôi cung cấp, bạn đã có thể xác định nên hay không nên kinh doanh “tiền ảo”. Và do chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này nên tôi chưa thể cung cấp chính xác các văn bản pháp luật mà bạn đang quan tâm.
Chúc bạn kinh doanh may mắn!
Nguồn: http://luatminhkhue.vn/dan-su-1/kinh-doanh-tien-ao-tren-mang-co-phai-la-pham-phap-khong-.aspx
_____________________________
Kinh doanh trái phép là hành vi bị pháp luật cấm, bởi tác động của nó đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, làm cho việc kinh doanh và an toàn kinh doanh của xã hội bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, được xác định là loại tội phạm ít nghiêm trọng nên khung hình phạt cao nhất đối với tội kinh doanh trái phép là 02 năm tù.
Điều 159 Bộ luật Hình sự quy định về tội kinh doanh trái phép như sau:
1. Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm:
a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;
b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
b) Mạo nhận một tổ chức không có thật;
c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
d) Thu lợi bất chính lớn.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Kinh doanh là hoạt động mang tính chất nghề nghiệp, nghĩa là chúng được tiến hành một cách chuyên nghiệp, thường xuyên, liên tục và hoạt động này mang lại nguồn thu nhập chính cho người thực hiện chúng.
Pháp luật quy định để thực hiện hoạt động kinh doanh, các chủ thể phải tiến hành đăng ký kinh doanh tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Vậy thế nào là hành vi kinh doanh trái phép, theo Điều 159 nói trên thì hành vi này được nhận biết thông qua một trong các dấu hiệu sau:
(1) Có hành vi kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh (không làm thủ tục đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước hoặc có làm thủ tục nhưng không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà vẫn thực hiện việc kinh doanh).
(2) Có hành vi kinh doanh, có đăng ký kinh doanh nhưng không đúng với nội dung đã đăng ký.
(3) Có hành vi kinh doanh, có đăng ký kinh doanh đúng với nội dung đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không xin giấy phép riêng (giấy phép con) trước khi kinh doanh trên thực tế ngành nghề đã đăng ký. Ví dụ giấy phép kinh doanh rượu, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vệ sinh an toàn thực phẩm v.v…
Nói tóm lại, kinh doanh trái phép là hành vi kinh doanh chưa được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Và do vậy, hành vi này có thể kéo theo sự sai lệch về số thuế phải nộp cho Nhà nước, chưa đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh, có khả năng gây thiệt hại cho các đối tác, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của thị trường.