Nếu bạn thanh toán tiền mặt với một tài xế taxi, đừng quá ngạc nhiên khi người đó tỏ ra khó chịu.
Bài viết dựa trên quan điểm của tác giả Shira Ovide, New York Times.
Thật khó để biết được cách người Trung Quốc thanh toán mọi thứ nhờ vào công nghệ ra sao.
Từ những khách sạn đẹp nhất cho đến các quầy bán hàng ven đường, tất cả đều sử dụng mã QR, một loại mã vạch cho phép người dùng thanh toán hóa đơn chỉ với một thao tác đơn giản – quét. Thậm chí, hình thức thanh toán qua các ứng dụng như Alipay hay WeChat quan trọng đến mức, tài xế taxi sẵn sàng nổi cáu với bạn chỉ vì đưa tiền mặt cho họ.
Theo Ray Zhong, một đồng nghiệp của tôi từng sống tại Bắc Kinh, thẻ tín dụng chưa bao giờ phổ biến ở một quốc gia như Trung Quốc. Đất nước này đã bỏ qua cả một thế hệ tài chính và chuyển thẳng sang thanh toán trên smartphone. Chỉ cần được cấp mã QR, bất cứ hình thức, mô hình kinh doanh nào cũng có thể hỗ trợ khách hàng thanh toán qua ứng dụng.
Thay vì đi qua hệ thống ngân hàng, các ứng dụng này cho phép doanh nghiệp nhỏ kết nối với cơ sở hạ tầng tài chính hiện đại dễ dàng hơn. Tại Trung Quốc, người dân nơi đây mua mọi thứ qua mã QR.
Với ưu thế không thể cạnh tranh của Alipay và WeChat, họ có thể biết mọi thứ bạn mua trong suốt quãng thời gian qua. Tuy vậy, chính phủ Trung Quốc nhận thức được điều này và giới hạn các khoản phí ứng dụng tính của người bán. Trong lĩnh vực cho vay và bán các khoản đầu tư, chính phủ cố gắng đảm bảo những người đi vay và quỹ đầu tư không phải chịu bất cứ rủi ro quá mức nào từ các ứng dụng này.
Alipay hay WeChat mô tả mình như những lựa chọn thay thế cho hệ thống ngân hàng thông thường, vốn được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn. Nhưng, trước sự giám sát của Bắc Kinh, 2 ứng dụng này tự nhận là những đối tác của ngân hàng, không phải đối thủ cạnh tranh. Thậm chí, một số quỹ và tổ chức thuộc sở hữu của chính phủ đang rót vốn đầu tư vào Ant Group, chủ sở hữu của Alipay.
Trung Quốc đang trở thành “phiên bản xem trước” của một thế giới thanh toán hoàn toàn bằng kỹ thuật số. Tuy nhiên, Alipay và WeChat được phát triển dựa trên những nhu cầu cụ thể của người dân Trung Quốc. Tôi không tin các hệ thống thanh toán kỹ thuật số dựa trên mã QR có thể hoạt động thành công tại những quốc gia khác, ngoại trừ Ấn Độ.
Alipay và WeChat đều không hoàn hảo. Tôi nghĩ rằng những ứng dụng như Apple Pay dễ sử dụng hơn nhiều, ít nhất trong thao tác thanh toán trực tiếp. Mặc dù vậy, ứng dụng của Trung Quốc có nhiều lợi thế về thanh toán trực tuyến hơn. Giờ đây, bạn không cần phải nhập 16 con số tài khoản ngân hàng nữa.
Khi sống ở Trung Quốc, bạn sẽ phải dùng ứng dụng thanh toán mọi lúc mọi nơi, từ trả tiền thuê nhà, hóa đơn điện thoại, đồ ăn, lớp học, vé tàu hay taxi công nghệ. Đối với Ray Zhong, tiền mặt và tiền thừa khiến anh ý vô cùng khó chịu, đặc biệt là tiền xu.
Thực sự mà nói, có ai thích xu đâu cơ chứ.
Bài viết dựa trên quan điểm của tác giả Shira Ovide, New York Times.
Thật khó để biết được cách người Trung Quốc thanh toán mọi thứ nhờ vào công nghệ ra sao.
Từ những khách sạn đẹp nhất cho đến các quầy bán hàng ven đường, tất cả đều sử dụng mã QR, một loại mã vạch cho phép người dùng thanh toán hóa đơn chỉ với một thao tác đơn giản – quét. Thậm chí, hình thức thanh toán qua các ứng dụng như Alipay hay WeChat quan trọng đến mức, tài xế taxi sẵn sàng nổi cáu với bạn chỉ vì đưa tiền mặt cho họ.
Thanh toán bằng mã QR đã trở thành một phần cuộc sống của người dân Trung Quốc. Ảnh: Nikkei. |
Theo Ray Zhong, một đồng nghiệp của tôi từng sống tại Bắc Kinh, thẻ tín dụng chưa bao giờ phổ biến ở một quốc gia như Trung Quốc. Đất nước này đã bỏ qua cả một thế hệ tài chính và chuyển thẳng sang thanh toán trên smartphone. Chỉ cần được cấp mã QR, bất cứ hình thức, mô hình kinh doanh nào cũng có thể hỗ trợ khách hàng thanh toán qua ứng dụng.
Thay vì đi qua hệ thống ngân hàng, các ứng dụng này cho phép doanh nghiệp nhỏ kết nối với cơ sở hạ tầng tài chính hiện đại dễ dàng hơn. Tại Trung Quốc, người dân nơi đây mua mọi thứ qua mã QR.
Với ưu thế không thể cạnh tranh của Alipay và WeChat, họ có thể biết mọi thứ bạn mua trong suốt quãng thời gian qua. Tuy vậy, chính phủ Trung Quốc nhận thức được điều này và giới hạn các khoản phí ứng dụng tính của người bán. Trong lĩnh vực cho vay và bán các khoản đầu tư, chính phủ cố gắng đảm bảo những người đi vay và quỹ đầu tư không phải chịu bất cứ rủi ro quá mức nào từ các ứng dụng này.
Alipay hay WeChat mô tả mình như những lựa chọn thay thế cho hệ thống ngân hàng thông thường, vốn được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn. Nhưng, trước sự giám sát của Bắc Kinh, 2 ứng dụng này tự nhận là những đối tác của ngân hàng, không phải đối thủ cạnh tranh. Thậm chí, một số quỹ và tổ chức thuộc sở hữu của chính phủ đang rót vốn đầu tư vào Ant Group, chủ sở hữu của Alipay.
Người ăn xin tại Trung Quốc "chấp nhận" phương thức cho tiền bằng mã QR. Ảnh: Reddit/India Times. |
Trung Quốc đang trở thành “phiên bản xem trước” của một thế giới thanh toán hoàn toàn bằng kỹ thuật số. Tuy nhiên, Alipay và WeChat được phát triển dựa trên những nhu cầu cụ thể của người dân Trung Quốc. Tôi không tin các hệ thống thanh toán kỹ thuật số dựa trên mã QR có thể hoạt động thành công tại những quốc gia khác, ngoại trừ Ấn Độ.
Alipay và WeChat đều không hoàn hảo. Tôi nghĩ rằng những ứng dụng như Apple Pay dễ sử dụng hơn nhiều, ít nhất trong thao tác thanh toán trực tiếp. Mặc dù vậy, ứng dụng của Trung Quốc có nhiều lợi thế về thanh toán trực tuyến hơn. Giờ đây, bạn không cần phải nhập 16 con số tài khoản ngân hàng nữa.
Khi sống ở Trung Quốc, bạn sẽ phải dùng ứng dụng thanh toán mọi lúc mọi nơi, từ trả tiền thuê nhà, hóa đơn điện thoại, đồ ăn, lớp học, vé tàu hay taxi công nghệ. Đối với Ray Zhong, tiền mặt và tiền thừa khiến anh ý vô cùng khó chịu, đặc biệt là tiền xu.
Thực sự mà nói, có ai thích xu đâu cơ chứ.
Theo Zing