• Chào Guest,

    Hãy cùng mọi người hướng đến một cộng đồng MMO ngày càng trong sạch. MMO4ME.com sẽ là nơi tập trung tất cả những thông tin uy tín cũng như lừa đảo (SCAM) của bất kì cá nhân nào. (Đọc chi tiết!)

    Chương trình khởi động:
    Thưởng 1.5 MR ngay khi bạn tạo yêu cầu mới cho bất kì cá nhân nào và được duyệt thành công. Chi tiết các bạn có thể xem thêm tại đây.

Journey ATFX - Nhận định thị trường hàng ngày cùng Martin Lam

ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 12/12/2018

Bảng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 tháng và đồng euro cũng bị kéo xuống. Brexit vẫn chưa quyết định thời gian bỏ phiếu. Anh có thể đối mặt với nguy cơ Brexit cứng vào tháng 3 năm sau. Thị trường đề cập đến tác động về ngành công nghiệp tài chính và các công cụ tài chính phái sinh của Anh. Ngoài ra, Thủ tướng Anh Teresa May, người được Quốc hội đánh giá sẽ đối mặt với nguy cơ bị luận tội và thỏa thuận Brexit của bà có thể bị sụp đổ. Tất cả các loại tin tức xấu đã xóa mờ dữ liệu tốt về báo cáo việc làm của Anh ngày hôm qua và dữ liệu yếu của Mỹ, đồng bảng Anh lại giảm xuống dưới mức 1.2505. Nếu tình hình Brexit không được cải thiện, tâm trạng thị trường sẽ tiếp tục bi quan có thể khiến đồng bảng giảm một lần nữa và khả năng kiểm tra mức 1.21 và 1.20 rất cao.

Thị trường đang theo dõi CPI của Mỹ và dữ liệu lạm phát quan trọng của tháng 11 tối nay. Dữ liệu được ước tính sẽ giảm từ tháng trước. Dữ liệu này dự kiến sẽ giảm, và đồng đô la Mỹ có thể giảm trong ngắn hạn. Nếu kết quả cuối cùng là giảm, nó có thể ảnh hưởng đến quyết định và thái độ về lãi suất của Fed trong tương lai. Ngoài ra, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp và bán lẻ của Mỹ được công bố sau đó cũng được chú ý.

Một thông tin cần chú ý nữa là vấn đề giải quyết chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu vào tối mai. Thị trường đang theo dõi liệu chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu có thay đổi hay không, ho có thể sẽ chấm dứt kế hoạch mua trái phiếu và thực hiện thời gian tăng lãi suất. Các thông tin này đều ảnh hưởng đến đồng euro.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1375/1.1390
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1300/1.1285

Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể sẽ tăng lãi suất vào tối mai. Trước đó, Ủy ban châu Âu cho biết sẽ bắt đầu kế hoạch mua trái phiếu tài chính dài hạn vào cuối tháng 12 và sắp xếp tăng lãi suất để giúp đồng euro tăng. Cuộc bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit sẽ ảnh hưởng đến niềm tin tiền tệ châu Âu, gián tiếp ảnh hưởng đến đồng euro và kéo đồng euro xuống. Về mặt kỹ thuật, các mức cần chú ý là 1.1375 và 1.1390. Nếu rủi ro Brexit tiếp tục kéo xuống đồng bảng Anh, nó có thể khiến đồng euro phá vỡ và giảm xuống dưới mức 1.1300. Hãy chú ý đến dữ liệu CPI của Mỹ vào buổi tối, nếu dữ liệu yếu như dự đoán thì đồng đô la sẽ giảm và tỷ giá EUR/USD có khả năng tăng.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2545/1.2560
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2490/1.2475

Đồng bảng giảm xuống mức thấp nhất trong 20 tháng. Thỏa thuận Brexit có thể không được Quốc hội ủng hộ. Thủ tướng Anh có thể lên kế hoạch bỏ phiếu. Cùng với Quốc hội Anh có thể chấp vấn thủ tướng. Thị trường dự đoán dữ liệu lạm phát, CPI và dữ liệu bán lẻ của Mỹ sẽ được công bố thấp hơn kỳ vọng, đồng đô la Mỹ sẽ yếu trong ngắn hạn, nó có thể giúp đồng bảng Anh tăng. Các mức cần chú ý trong ngắn hạn là 1.2545 và 1.2560.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9950/0.9965
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9890/0.9875

Bầu không khí chính trị của Anh đang căng thẳng, tin tức ảnh hưởng đến sự suy giảm của các đồng tiền châu Âu, gián tiếp ảnh hưởng đến đồng franc Thụy Sĩ. Hôm qua, mặc dù đồng franc Thụy Sĩ vẫn mạnh, nhưng nó vẫn ở mức 0.9895. Một lần nữa đồng euro giảm, gián tiếp ảnh hưởng đến đồng franc Thụy Sĩ. Tỷ giá USD/JPY tăng trở lại sau khi kiểm tra mức 0.9935. Nếu đồng euro tiếp tục giảm, đồng đô la Mỹ có thể chạm mức 0.9950 hoặc 0.9965 so với đồng franc Thụy Sĩ. Trong vài ngày tới, hiệu suất dữ liệu của Mỹ được dự đoán sẽ giảm từ tháng trước và đồng đô la Mỹ có cơ hội suy yếu!

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 113.55/113.70
Ngưỡng hỗ trợ: 113.05/112.90

Đồng đô la Mỹ và chỉ số Nikkei tăng, và tỷ giá USD/JPY tăng. Về mặt kỹ thuật, nếu chỉ số Dow Jones giảm trở lại, cặp USD/JPY có thể dừng trước mức kháng cự 114. Thị trường đang chờ đợi để xem hiệu suất lạm phát và CPI của Mỹ vào buổi tối. Nó ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của đồng đô la Mỹ so với đồng yên.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7245/0.7260
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7215/0.7200

Dữ liệu kinh tế của Úc gần đây rất yếu và đồng đô la Úc đang giảm giá. Cùng với bầu không khí căng thẳng của cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ thì xu hướng chính của đồng đô la Úc là giảm giá. Nhưng nền kinh tế Mỹ bắt đầu chậm lại, và thị trường lo lắng rằng đồng đô la Mỹ sẽ giảm. Nếu hiệu suất dữ liệu lạm phát của Mỹ yếu như dự đoán tối nay, nó sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh của đồng đô la Mỹ. Về mặt kỹ thuật, chúng ta có thể tham khảo các mức kháng cự quan trọng trong ngắn hạn là 0.7245/0.7260. Các nhà đầu tư phải chú ý đến những thay đổi trong hiệu suất lạm phát ở Mỹ trong vài ngày tới.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6905/0.6925
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6875/0.6855

Đồng đô la New Zealand đã tăng so với đồng đô la Mỹ, về mặt kỹ thuật các mức cần chú ý là 0.6905 và 0.6925. Nếu đồng đô la Úc hoặc đồng Nhân dân tệ giảm giá, thì nó sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến đồng đô la New Zealand.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3390/1.3405
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3355/1.3340

Giá dầu thô tăng nhẹ trở lại, hỗ trợ đồng đô la Canada. Ngoài ra, với thị trường việc làm suy yếu và dữ liệu về lương trung bình ở Mỹ thì thị trường dự đoán lạm phát và doanh số bán lẻ của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng, điều này gián tiếp giúp đồng đô la Canada tăng. Nếu giá dầu thô tăng hơn nữa, dự kiến tỷ giá USD/CAD tiếp tục kiểm tra mức 1.3340 hoặc thấp hơn.

XAU/USD - #Giá_Vàng_Thế_Giới

Ngưỡng kháng cự: 1249/1251
Ngưỡng hỗ trợ: 1243/1241

Quốc hội Anh tranh luận về thỏa thuận Brexit và cuối cùng nó có thể thất bại. Lo ngại về rủi ro đang nóng lên và tài sản sẽ chảy vào thị trường vàng để phòng ngừa. Cùng với dữ liệu kinh tế yếu kém của Mỹ, việc tăng lãi suất của Fed có thể chậm hơn, điều này sẽ giúp thúc đẩy giá vàng. Thị trường đang theo dõi việc phát hành dữ liệu lạm phát của Mỹ và hiệu suất dữ liệu bán lẻ. Giá vàng vàng có thể lên mức 1249 và 1251 USD.

Dầu thô kỳ hạn của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 52.85/53.20
Ngưỡng hỗ trợ: 51.75/51.35

Giá dầu thô đột phá mức 52 USD, nguyên nhân là do lượng dầu thô tồn kho giảm mạnh, làm tăng giá dầu trong ngắn hạn. Thị trường chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ, CPI vào ban đêm và sự sụt giảm của dữ liệu sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của giá dầu thô.
 
ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 13/12/2018

Thủ tướng Anh tránh được rủi ro bị luận tội và giúp đồng bảng Anh tăng giá trở lại. Báo cáo cho thấy Thủ tướng Anh và EU đang thảo luận về kế hoạch Brexit để tránh rủi ro kinh tế cho nước Anh trước thời hạn tháng 1 năm sau, như thỏa thuận Brexit không được Quốc hội Anh phê chuẩn. Hai yếu tố này trong ngày hôm qua, đã giúp bảng Anh tăng giá.

Hôm nay, thị trường lo ngại về công bố CPI của Đức và Pháp về dữ liệu lạm phát vào buổi chiều, cũng như quyết định lãi suất của Thụy Sĩ. Nhưng thị trường có thể quan tâm nhiều hơn về cuộc họp của ECB. Trước đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết họ đã bắt đầu thảo luận về kế hoạch ngừng mua trái phiếu dài hạn và thảo luận về chính sách tiền tệ trong tương lai. Nếu ngân hàng trung ương châu Âu đang lên kế hoạch chấm dứt chương trình mua trái phiếu dài hạn ba năm vào cuối tháng 12, điều đó có nghĩa là nền kinh tế châu Âu đã thoát khỏi khủng hoảng và bước vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế. Trong dài hạn thì đồng euro có thể tăng mạnh hơn. Vì vậy, vào tối nay, cuộc họp về chính sách tiền tệ của ECB và bài phát biểu của chủ tịch ECB rất đáng quan tâm, nó sẽ gây biến động cho các tiền tệ của châu Âu. Cũng vào buổi tối, Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ công bố những kỳ vọng về kinh tế vĩ mô của khu vực đồng euro, điều này rất quan trọng đối với các loại tiền tệ châu Âu.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1390/1.1420
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1335/1.1305

Tối nay, Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ quyết định chính sách tiền tệ. Trước đó, Ủy ban châu Âu cho biết họ sẽ bắt đầu dừng kế hoạch tái cấp vốn dài hạn vào cuối tháng 12 và sắp xếp tăng lãi suất, điều này có lợi cho đồng euro. Nếu các ý kiến của ECB là tích cực và hỗ trợ đồng euro, thì các mức kháng cự sẽ bị phá vỡ, các mức đầu tiên là 1.1420 và 1.1440.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2645/1.2660
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2550/1.2525

Rủi ro chính trị của Anh đã không xảy ra và thúc đẩy đồng bảng Anh. Tuy nhiên, rủi ro của Brexit vẫn còn, gây lo ngại trên thị trường, và bảng Anh vẫn có nguy cơ giảm giá. Về mặt kỹ thuật, các mức quan trọng trong ngắn hạn là 1.2645 và 1.2660. Chúng ta cũng cần lưu ý các quyết định và nhận xét về chính sách tiền tệ của ECB tối nay.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9950/0.9965
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9890/0.9875

Trong vài ngày tới, hiệu suất dữ liệu của Mỹ dự kiến sẽ giảm so với tháng trước, đồng đô la Mỹ có cơ hội giảm giá so với đồng franc Thụy Sĩ. Trước các quyết định chính sách tiền tệ của ECB tối nay, chúng ta cũng cần chú ý đến quyết định lãi suất của SNB vào chiều nay.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 113.55/113.70
Ngưỡng hỗ trợ: 113.15/113.00

Nếu chỉ số Dow Jones của Mỹ giảm trở lại, tỷ giá USD/JPY có thể đảo ngược trước cản 114. Mối quan hệ thương mại Trung-Mỹ cũng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và xu hướng của tỷ giá USD/JPY, vì vậy chúng ta hãy theo dõi!

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7245/0.7260
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7215/0.7200

Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã giảm bớt căng thẳng và các quan chức Trung Quốc đã bày tỏ khả năng sẵn sàng chấp nhận các điều khoản thương mại của Mỹ. Hơn nữa, kinh tế của Mỹ bắt đầu chậm lại, đồng USD giảm, điều này giúp đồng đô la Úc tăng. Về mặt kỹ thuật, các mức quan trọng trong ngắn hạn là 0.7245/0.7260. Các nhà đầu tư phải chú ý đến hiệu suất và những thay đổi của dữ liệu thất nghiệp của Mỹ. Nếu dữ liệu của Mỹ không tốt, tỷ giá AUD/USD có cơ hội kiểm tra mức kháng cự.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6885/0.6905
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6840/0.6825

Đồng đô la New Zealand được hỗ trợ tích cực nhờ căng thẳng trong chiến tranh thương mại Trung-Mỹ đã giảm bớt. Nền kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng chậm lại, và thị trường nhận định đồng USD sẽ giảm. Nếu dữ liệu thất nghiệp của Mỹ tối nay yếu, nó sẽ ảnh hưởng đến đồng USD. Mức kháng cự đầu tiên cần chú ý là 0.6905. Nếu đồng đô la Úc hoặc đồng Nhân dân tệ tăng giá, người ta tin rằng đồng đô la New Zealand cũng tăng theo.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3380/1.3400
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3325/1.3310

Giá dầu thô tăng nhẹ trở lại, điều này gián tiếp ảnh hưởng đến xu hướng của đồng đô la Canada. Nếu giá dầu thô tiếp tục tăng, dự kiến tỷ giá USD/CAD sẽ tiếp tục kiểm tra mức 1.3340 trở xuống.

XAU/USD - #Giá_Vàng_Thế_Giới

Ngưỡng kháng cự: 1249/1251
Ngưỡng hỗ trợ: 1243/1241

Nguy cơ phòng ngừa rủi ro giảm và vàng cũng giảm theo. Nền kinh tế Mỹ hiện đang được dự đoán sẽ yếu vì dữ liệu lạm phát và dữ liệu việc làm, và việc tăng lãi suất của Fed đang chậm lại. Thị trường đang theo dõi việc phát hành dữ liệu tuyên bố thất nghiệp của Mỹ hôm nay và hiệu suất dữ liệu bán lẻ vào ngày mai vào buổi tối. Nó ảnh hưởng đến trực tiếp đến sức mạnh của đồng đô la Mỹ, vàng có thể tăng lên mức 1249 và 1251 USD.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 52.65/53.00
Ngưỡng hỗ trợ: 51.15/50.85

OPEC đã đồng ý cắt giảm sản lượng vào tháng 1 năm sau, điều này sẽ giúp giá dầu củng cố trên mức 50 USD. Tuy nhiên, có tin đồn trên thị trường rằng Iran và các nước sản xuất dầu khác có thể có các quyết định khác biệt, điều này có thể ảnh hưởng đến giá dầu. Về mặt kỹ thuật, 53 USD là mức kháng cự quan trọng trong ngắn hạn.
 
ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 14/12/2018

Tối qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã quyết định dừng chương trình LTRO vào cuối năm nay, nhưng không cho thấy bất kỳ lịch trình tăng lãi suất nào, điều này giống như dự đoán của thị trường. Như vậy, theo quyết định của ECB có nghĩa là nền kinh tế châu Âu đã bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế. Ngân hàng trung ương không cần thiết phải tiếp tục kích thích chính sách tiền tệ. Sau cuộc họp về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu, Thống đốc ECB đã phát biểu về kỳ vọng kinh tế vĩ mô và cho thấy những thách thức kinh tế và chiến tranh kinh tế thế giới, dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ giảm xuống trong năm tới. Bài phát biểu đã làm đồng euro mất đà tăng và giảm, đạt mức 1.1330.

Thủ tướng Anh đã quyết định không đệ trình dự thảo Thỏa thuận Brexit lên Quốc hội Anh cho đến đầu năm tới. Bà sẽ tiếp tục thảo luận và giải quyết giải pháp với EU để tránh rủi ro thị trường khi Brexit được chính thức ra mắt. Tin tức đã giảm lo ngại về rủi ro Brexit trong ngắn hạn và hỗ trợ cho sự tăng giá của đồng bảng Anh. Nhưng những rủi ro vẫn tồn tại, và chúng ta cần chú ý đến các tin tức về Brexit trong tương lai và ảnh hưởng của nó đến đồng bảng Anh và đồng euro.

Hôm nay, thị trường quan tâm đến chỉ số PMI sản xuất tại các quốc gia trong khu vực đồng euro. Thị trường dự đoán các dữ liệu này sẽ tăng trưởng và đồng euro sẽ tăng. Kết quả cuối cùng của các dữ liệu mới là điều quan trọng đối với các đồng tiền châu Âu. Trong tối nay, Mỹ sẽ công bố doanh số bán lẻ trong tháng 11, thị trường dự đoán dữ liệu này sẽ giảm so với tháng trước, điều đó có nghĩa là thị trường đoán đồng USD sẽ giảm giá. Nếu dữ liệu kinh tế tổng thể của Mỹ suy yếu, thì nó có cơ hội cản trở quyết định tăng lãi suất của Fed và định hướng chính sách tiền tệ trong tương lai vào tuần tới, điều này sẽ có tác động lớn đến đồng đô la Mỹ.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1385/1.1405
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1335/1.1315

Ngân hàng Trung ương châu Âu đã quyết định chấm dứt các chương trình LTRO vào cuối tháng 12 và có thể xem xét tăng lãi suất trong tương lai. Hôm nay, thị trường chủ yếu hy vọng dữ liệu của châu Âu sẽ tốt hơn dữ liệu của Mỹ, đồng nghĩa với việc đồng euro có thể sẽ tăng. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự trong ngắn hạn của cặp EUR/USD là 1.1405.
GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2655/1.2680
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2550/1.2525

Thủ tướng Anh có thể duy trì vị thế của mình, tránh rủi các ro chính trị và cuộc khủng hoảng Brexit có thể hạ nhiệt trong ngắn hạn. Về mặt kỹ thuật, các mức kháng cự chính trong ngắn hạn là là 1.2655 và 1.2680. Vì rủi ro Brexit chưa được dỡ bỏ, đồng bảng Anh vẫn có cơ hội giảm xuống 1.2550 và 1.2525.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9955/0.9970
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9915/0.9895

Thị trường hy vọng rằng dữ liệu kinh tế do Eurozone công bố ngày hôm nay sẽ tốt hơn dữ liệu bán lẻ của Mỹ. Dự kiến đồng euro sẽ tăng giá. Dự kiến tỷ giá EUR/USD sẽ tăng và gián tiếp hỗ trợ cho đồng franc Thụy Sĩ. Cặp USD/CHF có thể sẽ giảm về mức hỗ trợ, với mục tiêu đầu tiên là 0.9915 và 0.9895.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 113.60/113.75
Ngưỡng hỗ trợ: 113.25/113.05

Thị trường dự đoán dữ liệu bán lẻ của Mỹ sẽ chậm lại. Thị trường cũng dự đoán rằng Fed sẽ tăng lãi suất vào tuần tới. Chỉ số US30 của Mỹ có thể giảm trong ngắn hạn, ảnh hưởng đến sự suy giảm của chỉ số Nikkei (JP225). Cặp USD/JPY có thể giảm khi thị trường chứng khoán giảm, các quỹ quay trở lại với đồng yên và tỷ giá USD/JPY càng có cơ hội giảm.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7215/0.7230
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7185/0.7170

Tình hình thương mại Trung-Mỹ vẫn chưa có nhiều tiến bộ. Thị trường lo lắng hai bên sẽ không thể cải thiện tình hình trước cuối năm nay. Ngoài ra, phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ ra rằng có thể tăng thuế nhập khẩu thương mại của Trung Quốc vào tháng 1 năm sau, ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc và sự sụt giảm của đồng Nhân dân tệ. Hơn nữa, giá đồng tiếp tục giảm, ảnh hưởng tiêu cực với đồng đô la Úc. Nếu không thể cải thiện trong ngắn hạn, đồng đô la Úc tiếp tục giảm giá so với đô la Mỹ. Về mặt kỹ thuật 0.7170 là mức hỗ trợ đầu tiên.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6825/0.6840
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6775/0.6760

Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ một lần nữa căng thẳng, ảnh hưởng đến nền kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đồng đô la New Zealand cũng bị ảnh hưởng. Xu hướng của đồng đô la New Zealand tiếp tục theo sau đồng đô la Úc và Nhân dân tệ Trung Quốc. Nếu đồng đô la Úc hoặc đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tăng giá, đồng đô la New Zealand có thể được hưởng lợi. Các mức hỗ trợ hiện tại là 0.6775 và 0.6760 rất đáng chú ý.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3400/1.3420
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3345/1.3325

Sự phục hồi của giá dầu đã gián tiếp ảnh hưởng đến xu hướng của đô la Canada. Nhưng thị trường tiếp tục chờ đợi Fed tăng lãi suất vào tuần tới, điều này hạn chế mức tăng của đồng đô la Canada. Hiện tại, đồng đô la Mỹ đã tăng trở lại sau khi kiểm tra mức 1.3340 so với đồng đô la Canada và khả năng có thể tăng lên 1.3400.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1245/1247
Ngưỡng hỗ trợ: 1239/1237

Thủ tướng Anh tránh được cuộc khủng hoảng chính trị, rủi ro Brexit tạm lắng xuống, lo ngại của thị trường cũng giảm, và giá vàng điều chỉnh giảm. Tuần tới, có đến 64% là Fed sẽ tăng lãi suất, điều này là tiêu cực đối với vàng. Vàng đang bước vào giai đoạn điều chính trong ngắn hạn. Nhưng hãy chú ý đến tin tức thị trường và hiệu suất của chỉ số US30.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 53.65/54.00
Ngưỡng hỗ trợ: 52.15/51.55

Về mặt kỹ thuật, nó vẫn hướng đến kháng cự quan trọng trong ngắn hạn là 53 USD.
 
ATFX - PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀY 17/12/2018

Ngân hàng Trung ương châu Âu đã quyết định kết thúc LTRO vào cuối năm nay, nhưng không cho thấy lịch trình tăng lãi suất ngắn hạn. Trong trường hợp không tăng lãi suất thì đồng euro sẽ giảm so với đồng đô la Mỹ. Ngoài ra, thị trường dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất lần thứ tư trong năm nay vào thứ Năm. Một phần của các quỹ đã chuyển sang đồng đô la Mỹ vào tối thứ Sáu, các tiền tệ châu Âu giảm, giá dầu thô, giá vàng và bạc cũng giảm theo.

Hôm nay, Eurozone sẽ công bố cán cân thương mại hàng quý và CPI tháng 11. Thị trường dự đoán các dự liệu này sẽ giảm từ tháng trước, và ước tính đồng euro sẽ giảm trước khi công bố, điều này gián tiếp ảnh hưởng đến đồng bảng Anh và đồng franc Thụy Sĩ. Các đơn đặt hàng công nghiệp CBI của Anh dường như cũng sẽ giảm. Vào buổi tối, các nhà đầu tư cũng cần chú ý đến chỉ số sản xuất tại New York tháng 12 của Mỹ, thị trường dự đoán nó đạt 20.6 điểm giảm so với 23.3 điểm vào tháng trước. Cũng vào buổi tối, doanh số bán nhà hiện tại của Canada và Chỉ số niềm tin kinh tế quốc gia có tác động đến đồng đô la Canada và đáng được chú ý.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1335/1.1360
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1275/1.1250

Tuần trước, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã quyết định chấm dứt LTRO vào cuối năm nay, chính sách tiền tệ được thắt chặt và tăng lãi suất có thể tăng trong tương lai. Thị trường dự đoán dữ liệu của châu Âu, bao gồm cán cân thương mại và CPI, sẽ giảm từ tháng trước và đồng euro sẽ giảm giá. Ngoài ra, Fed có thể tăng lãi suất và đồng USD có thể sẽ tiếp tục mạnh lên.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2605/1.2630
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2550/1.2525

Khủng hoảng Brexit đã hạ nhiệt và hỗ trợ đồng bảng Anh. Trước những dự đoán về dữ liệu châu Âu sẽ yếu và Fed có thể tăng lãi suất vào thứ Năm. Do đó, chúng ta cần theo dõi nguy cơ giảm của bảng Anh. Về mặt kỹ thuật, các mức chú ý trong ngắn hạn là 1.2605 và 1.2630.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9995/1.0015
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9955/0.9935

Thị trường dự đoán dữ liệu kinh tế quan trọng của Eurozone được công bố hôm nay sẽ rất yếu và ảnh hưởng tiêu cực đối với đồng Euro. Dự kiến tỷ giá đồng Euro sẽ giảm và đồng franc Thụy Sĩ sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực. Tỷ giá USD/CHF có khả năng test các mức kháng cự, mục tiêu đầu tiên là 0.995.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 113.60/113.75
Ngưỡng hỗ trợ: 113.25/113.10

Fed có khả năng tăng lãi suất và đồng đô la Mỹ sẽ mạnh hơn nữa. Trong ngắn hạn, chúng ta cần chú ý đến xu hướng của chỉ số Dow Jones vì nó ảnh hưởng gián tiếp đến Chỉ số Nikkei. Tỷ giá USD/JPY thường có xu hướng cùng với thị trường chứng khoán. Nếu thị trường chứng khoán sụt giảm, tỷ giá USD/JPY có cơ hội giảm.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7185/0.7200
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7155/0.7140

Fed có thể tăng lãi suất trong tuần, và đồng USD sẽ được hỗ trợ mạnh. Ngoài ra, môi trường thương mại Trung-Mỹ không được cải thiện, nó sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến đồng đô la Úc. Ngoài ra, hiệu suất của giá đồng cũng ảnh hưởng gián tiếp đến biến động của đồng đô la Úc trong ngắn hạn. Người ta tin rằng trước quyết định của Fed, đồng đô la Úc có cơ hội giảm và kiểm tra 0.7100.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6825/0.6840
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6775/0.6760

Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ vẫn còn căng thẳng, liên quan đến các yếu tố chính trị, ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và ảnh hưởng gián tiếp đến đồng đô la New Zealand. Nếu đồng đô la Úc hoặc đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tăng giá, nó có thể hỗ trợ cho đồng đô la New Zealand. Ngược lại, nếu mức 0.6760 bị mất thì xu hướng sẽ tiếp tục giảm.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3400/1.3420
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3345/1.3325

Tối nay Canada sẽ công bố doanh số bán nhà hiện tại và chỉ số niềm tin kinh tế quốc gia. Ngoài ra, xu hướng giá dầu sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến đồng đô la Canada. Trước khi Fed tăng lãi suất, tỷ giá USD/CAD có thể tăng lên mức 1.3400.

XAU/USD - #Giá_Vàng_Thế_Giới

Ngưỡng kháng cự: 1240/1243
Ngưỡng hỗ trợ: 1234/1231

Rủi ro chính trị Anh và Brexit đã giảm, nổi sợ rủi ro thị trường đã hạ nhiệt, vì vậy vàng đã điều chỉnh giảm. Ngoài ra, thị trường dự đoán rằng việc tăng lãi suất của Fed cũng là một nguyên nhân làm giá vàng giảm. Về mặt kỹ thuật, vàng đã bước vào điều chỉnh trong ngắn hạn.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 52.65/53.00
Ngưỡng hỗ trợ: 51.25/50.85

Thị trường chờ đợi quyết định chính sách tiền tệ của Fed ví nó ảnh hưởng đến biến động giá dầu. Về mặt kỹ thuật, các mức quan trọng trong ngắn hạn là 53 USD. Do cuộc chiến thương mại và xu hướng tăng lãi suất của toàn cầu, ước tính giá dầu vẫn dưới mức 54 USD.
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 18/12/2018

Cuộc họp FOMC của Mỹ sẽ bắt đầu vào thứ Năm, thị trường dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0.25%. Lãi suất tăng lên, khiến thị trường lo ngại rằng thu nhập của các công ty Mỹ sex giảm và ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng trong tháng 12, vì vậy các nhà đầu tư đã bắt đầu thận trọng. Ngoài ra, cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ vẫn đang trong tình trạng căng thẳng. Đêm qua, chỉ số Dow Jones giảm hơn 500 điểm. Sự sụt giảm trong thị trường chứng khoán Mỹ đã gây ra các rủi ro của thị trường, trong trường hợp này thì đồng yên, vàng và bạc thường tăng.

Chiều nay, Đức sẽ công bố chỉ số niềm tin kinh tế của viện IFO và thị trường dự đoán kết quả sẽ giảm so với tháng trước, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của đồng euro và các loại tiền tệ khác của châu Âu. Ngoài ra, vào buổi tối dữ liệu nhà ở của Mỹ có thể tăng so với tháng trước và theo lý thuyết, đồng đô la sẽ tăng. Tất nhiên, chỉ số Dow Jones của Mỹ và thị trường chứng khoán toàn cầu cần được chú ý đặc biệt, bởi vì nó sẽ tiếp tục tác động đến giá của đồng yên, vàng, bạc và dầu thô.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1360/1.1385
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1315/1.1285

Ngân hàng Trung ương châu Âu đã quyết định chấm dứt LTRO vào cuối năm nay và có thể thắt chặt chính sách tiền tệ, điều này sẽ hỗ trợ tích cực cho đồng euro trong tương lai. Nhưng chúng ta đừng quên các yếu tố dữ liệu kinh tế trong ngắn hạn, chúng ta cần so sánh dữ liệu kinh tế của Mỹ và khu vực đồng euro. Chiều nay, thị trường dự kiến dữ liệu châu Âu sẽ giảm và có thể làm đồng euro giảm theo. Ngoài ra, đồng đô la Mỹ sẽ được hỗ trợ bởi thông tin tăng lãi suất của Fed. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá EUR/USD đang hướng đến mức 1.1360 và 1.1385, nhưng chúng ta cần chú ý đến khả năng đảo ngược xu hướng và đi xuống.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2625/1.2650
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2570/1.2555

Mặc dù cuộc khủng hoảng rủi ro Brexit đã hạ nhiệt, rủi ro cho đồng bảng Anh đã giảm bớt. Tuy nhiên, trước những dự đoán về sự yếu kém của dữ liệu khu vực đồng Euro và Vương quốc Anh, cộng với việc Fed có thể tăng lãi suất vào thứ Năm, v.v. Do đó, bảng Anh có thể giảm. Về mặt kỹ thuật các mức hỗ trợ cần chú ý là 1.2650 và 1.2555.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9965/0.9980
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9915/0.9890

Thị trường dự đoán rằng dữ liệu kinh tế của Eurozone sẽ yếu hôm nay, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đối với đồng euro. Nhìn chung, xu hướng của đồng euro sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến đồng franc Thụy Sĩ. Tỷ giá USD/CHF có thể tăng lên 0.9965 hoặc 0.9980.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 113.00/113.20
Ngưỡng hỗ trợ: 112.45/112.25

Thị trường lo ngại về quyết định lãi suất của Fed. Theo thông lệ, Fed có thể tăng lãi suất để giúp đồng đô la Mỹ mạnh hơn. Tuy nhiên, do sự suy giảm của chỉ số Dow Jones (US30) trong ngắn hạn, ảnh hưởng gián tiếp đến chỉ số Nikkei (JP225), tỷ giá USD/JPY thường đi theo xu hướng của thị trường chứng khoán Mỹ và Nhật Bản.Tỷ giá USD/JPY có thể giảm dưới mức quan trọng 112.80. Nếu thị trường chứng khoán tiếp tục giảm trong ngắn hạn, các mức hỗ trợ cần chú ý là 112.45/112.25.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7200/0.7220
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7155/0.7140

Thị trường đang chờ đợi quyết định cuối cùng về lãi suất của Fed. Ngoài ra, môi trường thương mại Trung-Mỹ vẫn căng thẳng, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Cùng với hiệu suất yếu kém của giá đồng, nó ảnh hưởng gián tiếp đến sự sụt giảm của đồng đô la Úc trong ngắn hạn. Đô la Úc vẫn có cơ hội giảm so với đồng đô la Mỹ trước cuộc họp của Fed.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6825/0.6840
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6775/0.6760

Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ vẫn còn căng thẳng, ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và ảnh hương tiêu cực với đồng đô la New Zealand. Nếu đồng đô la Úc hoặc đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tăng giá, nó sẽ mang lại lợi ích cho New Zealand. Ngược lại, các mức giảm có thể là 0.6775 và 0.6760.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3440/1.3460
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3385/1.3365

Xu hướng giá dầu yếu đã ảnh hưởng gián tiếp đồng đô la Canada. Nếu giá dầu thô giảm hơn nữa, nó có thể làm đồng đô la Canada giảm sâu hơn nữa. Đồng thời, chúng tôi đang chờ đợi thông tin tăng lãi suất của Fed. Nếu Fed duy trì tăng lãi suất dần dần, đồng đô la Canada có thể sẽ yếu hơn nữa. Tỷ giá USD/CAD đã vào khu vực 1.3400, các mức kháng cự tiếp theo là 1.3440 hoặc 1.3460.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1248/1252
Ngưỡng hỗ trợ: 1240/1236

Việc tăng lãi suất của Fed sẽ làm giá vàng giảm. Tuy nhiên, có tin tức cho rằng Fed có thể làm chậm hoặc tạm dừng tăng lãi suât, điều này sẽ thúc đẩy giá vàng. Cùng với sự sụt giảm mạnh của chỉ số Dow Jone, giá vàng đã đảo chiều và hồi phục vào ngày hôm qua, phá vỡ mức 1243, và từng tăng lên 1248. Tuy nhiên, vàng có thể được điều chỉnh ở mức cao, vì thị trường đang chờ đợi quyết định lãi suất của Fed. Về mặt kỹ thuật hãy chú ý đến mức 1252.

Dầu thô kỳ hạn của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 50.65/51.20
Ngưỡng hỗ trợ: 49.25/48.75

Thị trường chờ đợi quyết định chính sách tiền tệ của Fed vì nó ảnh hưởng đến nhu cầu dầu thô và biến động giá cả. Hôm qua, thị trường lo lắng về việc tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, ngoài ra Tổng thống Mỹ Trump vẫn lo lắng về giá dầu tăng và sẽ đánh vào giá dầu. Hiện tại, mức 53 USD là smức quan trọng trong ngắn hạn, giá dầu bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại Trung-Mỹ và xu hướng lãi suất trên toàn cầu.
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 19/12/2018

Trọng tâm của thị trường chính là cuộc họp lãi suất FOMC của Mỹ và phát biểu sau cuộc họp. Quyết định lãi suất của Fed sẽ được công bố vào sáng ngày mai, sau đó cuộc họp báo của FOMC. Thị trường dự đoán khoảng 70% cơ hội sẽ tăng lãi suất thêm 0.25%. Thị trường cũng dự đoán rằng sau lần tăng lãi suất thứ tư của Fed trong năm nay, tốc độ tăng lãi suất sẽ bắt đầu chậm lại vào năm tới và thậm chí trong hai quý đầu năm thì Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất. Cựu Thống đốc Fed Greensban và Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Fed nên lấy nhịp đập của thị trường để phán đoán lãi suất, thay vì chỉ nhìn vào các số liệu kinh tế. Họ nói rằng tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay đã chậm lại, lợi nhuận của công ty đã giảm và có thể ảnh hưởng đến thị trường việc làm. Nếu Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất, nó sẽ làm tổn thương đến nền kinh tế và hiệu suất của thị trường chứng khoán, và thậm chí có thể gặp rủi ro khủng hoảng.

Fed sẽ công bố sau cuộc họp về quyết định lãi suất. Nếu nội dung chính sách tiền tệ trong tương lai là hủy bỏ "tăng lãi suất dần dần" thì sức mạnh của đồng đô la Mỹ có thể kết thúc.

Hôm nay, thị trường tập trung vào số liệu PPI Đức, CPI của Anh và chỉ số giá bán lẻ. Vào buổi tối, CPI Canada và tài khoản hiện tại quý III của Mỹ. Tuy nhiên, trước khi có quyết định về lãi suất của Fed, tầm quan trọng của dữ liệu sẽ giảm và khả năng thị trường sẽ không biến động mạnh.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1420/1.1440
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1350/1.1335

FOMC sẽ công bố quyết định lãi suất vào sáng mai, thị trường dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất và đồng đô la Mỹ có cơ hội tăng mạnh để hạn chế sự tăng giá của đồng euro. Các mức kỹ thuật cần chú ý là 1.1350 và 1.1420. Dự kiến đồng euro sẽ biến động mạnh so với đồng đô la Mỹ khi Fed công bố lãi suất.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2685/1.2705
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2620/1.2600

Cựu chủ tịch Fed và Tổng thống Mỹ lần lượt kêu gọi Fed đình chỉ việc tăng lãi suất và đồng bảng Anh tăng. Tuy nhiên, trong cuộc họp của FOMC, khả năng Fed sẽ tăng lãi suất và rủi ro về Brexit đã hạn chế sự tăng giá của đồng bảng Anh. Thị trường đang chờ chính sách tiền tệ của Fed và sau đó xác định xu hướng lãi suất trong tương lai. Mức kháng cự cần chú ý là 1.2705. Thời hạn Brexit là 100 ngày và chúng ta phải chú ý đến nguy cơ biến động của bảng Anh trong giai đoạn này.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9965/0.9980
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9900/0.9880

Hiệu suất của đồng euro mạnh, gián tiếp hỗ trợ đồng franc Thụy Sĩ. Hiện tại, thị trường dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất và điều này hạn chế sự sụt giảm của đồng đô la Mỹ so với đồng franc Thụy Sĩ. Lưu ý rằng nội dung công bố của Fed sau cuộc họp chính là đánh giá xu hướng của lãi suất đồng đô la Mỹ, ảnh hưởng gián tiếp đến đồng franc Thụy Sĩ, thị trường sẽ biến động mạnh trong trường hợp này.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 112.65/112.85
Ngưỡng hỗ trợ: 112.25/112.05

Gần đây, chỉ số Dow Jones đã giảm, ảnh hưởng gián tiếp đến chỉ số Nikkei. Do sự suy giảm của thị trường chứng khoán, xu hướng USD/JPY sẽ giảm theo sau. Nếu thị trường chứng khoán tiếp tục giảm, cặp USD/JPY sẽ tiếp cận với mức hỗ trợ 112.25 và 112.05.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7220/0.7240
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7155/0.7140

Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ Úc đã làm thị trường thất vọng và đồng đô la Úc giảm. Fed có thể sẽ tạm dừng tốc độ tăng lãi suất và đồng đô la Úc tăng trở lại. Ngoài ra, môi trường thương mại Trung-Mỹ vẫn căng thẳng, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Cùng với hiệu suất yếu hơn của giá đồng, đồng đô la Úc vẫn bị hạn chế.Tỷ giá AUD/USD bị hạn chế trong khoảng từ 0.7220 đến 0.7240 trước quyết định của Fed. Nếu Fed nói rằng họ sẽ tạm dừng tốc độ tăng lãi suất, đồng đô la Úc có cơ hội vượt qua ngưỡng kháng cự.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6885/0.6900
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6835/0.6820

Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ vẫn còn căng thẳng, ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và ảnh hưởng tiêu cực tới đồng đô la New Zealand. Tuy nhiên, Fed có cơ hội tạm dừng tốc độ tăng lãi suất, đồng đô la Úc có cơ hội tăng giá. Về mặt kỹ thuật, đồng đô la New Zealand bị ảnh hưởng bởi đồng đô la Úc hoặc đồng Nhân dân tệ, các mức hỗ trợ cần chú ý là 0.6835 và 0.6820.
USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3480/1.3500
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3420/1.3400

Giá dầu thô yếu đã ảnh hưởng gián tiếp đến xu hướng của đồng đô la Canada. Đồng thời, thị trường đang chờ Fed tăng lãi suất. Nếu Fed duy trì tăng lãi suất dần dần, đồng đô la Canada có thể sẽ yếu hơn nữa. Tuy nhiên, Fed có kế hoạch ngừng tăng lãi suất sau đó, đây là thông tin có thể hỗ trợ đồng đô la Canada tăng giá. Ngay cả sự phục hồi mạnh mẽ của dầu thô cũng có thể thúc đẩy đồng đô la Canada.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1252/1255
Ngưỡng hỗ trợ: 1245/1242

Chính sách tiền tệ trong tương lai của Fed có thể làm chậm hoặc dừng việc tăng lãi suất. Ngoài ra, chỉ số Dow Jones của Mỹ tiếp tục suy yếu và giá vàng đã từng tăng lên mức 1250. Giá vàng đang được củng cố ở mức 1250 trước khi quyết định lãi suất của Fed. Về mặt kỹ thuật, hãy chú ý đến các mức 1252 và 1255. Nếu Fed dừng tốc độ tăng lãi suất, nó sẽ thúc đẩy chỉ số Dow Jones tăng mạnh trở lại. Điều này sẽ làm dòng vốn của các quỹ chảy ra khỏi vàng và giá vàng có khả năng rơi.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 49.65/50.20
Ngưỡng hỗ trợ: 46.25/45.75

Hôm qua, thị trường lo lắng về việc tăng lãi suất của Fed, ảnh hưởng đến nền kinh tế và nhu cầu dầu thô, và Tổng thống Mỹ Trump cũng bày tỏ lo ngại về giá dầu tăng. Dự trữ dầu thô đã tăng mạnh trong ngày hôm nay và giá dầu tiếp tục giảm. Nếu tuyên bố của Fed rằng sẽ dừng tăng lãi suất, hy vọng nó sẽ hỗ trợ giá dầu tăng.
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 20/12/2018

Fed đã tăng lãi suất thêm 0.25% với mục tiêu đạt được là 2.5%, phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Sau cuộc họp, Fed cũng tuyên bố rằng tốc độ tăng lãi suất sẽ bắt đầu chậm lại vào năm tới. Vào tháng 9, Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất ba lần vào năm 2019 nhưng bây giờ thì mức dự kiến là hai lần. Fed nhận định rằng nền kinh tế Mỹ có thể chậm lại trong năm tới, nhưng tỷ lệ thất nghiệp được dự kiến sẽ duy trì ở mức 3.7% và tiền lương có cơ hội tăng. Nhận xét của Fed đã làm tăng sức mạnh của đồng đô la Mỹ và làm suy yếu một loại tiền tệ khác.

Sau quyết định lãi suất của Fed, Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Anh cũng sẽ có quyết định về lãi suất và chính sách tiền tệ ngày hôm nay. Thị trường lo ngại về kết quả của chính sách tiền tệ của Ngân hàng Anh vào tối nay. Nếu Ngân hàng Anh chịu rủi ro từ Brexit thì việc thắt chặt chính sách tiền tệ có thể mang lại sự hỗ trợ trong ngắn hạn cho đồng bảng Anh. Nhưng nó cũng ảnh hưởng xấu đến xu hướng dài hạn của đồng bảng Anh.

So với dữ liệu châu Âu và Mỹ ngày nay, thị trường có thể quan tâm nhiều hơn đến triển vọng và kết quả GDP của Anh và Mỹ, đặc biệt là dữ liệu GDP của Mỹ vào ngày mai. Hiện tại, thị trường kỳ vọng GDP của Mỹ sẽ duy trì mức tăng trưởng 3.5%. Đồng đô la Mỹ có thể được điều chỉnh để tăng trong cuối năm và vàng cũng có thể được điều chỉnh.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1400/1.1420
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1350/1.1335

Sau khi Fed công bố tăng lãi suất, đồng đô la Mỹ đã tăng và đồng tiền châu Âu đã suy yếu. Về mặt kỹ thuật, đồng euro đã giảm từ mức 1.1440 và vượt qua ngưỡng hỗ trợ trung bình. Tỷ giá EUR/USD có cơ hội để kiểm tra mức hỗ trợ 1.1350 và 1.1335. Thị trường đang xem xét kết quả GDP của Anh và Mỹ vào ngày mai và dự đoán EUR/USD sẽ sideway giữa mức hỗ trợ và kháng cự trong ngắn hạn.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2635/1.2650
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2580/1.2560

Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất hai lần vào năm tới, nhưng Vương quốc Anh đang có rủi ro về Brexit. Thị trường hy vọng rằng Ngân hàng Anh sẽ giữ lãi suất không đổi vào tối nay. Người ta tin rằng điều này sẽ hạn chế sự tăng giá của bảng Anh và có nhiều khả năng bảng Anh sẽ giảm. Hiện tại thời hạn Brexit là 100 ngày, trong thời gian này sẽ có nhiều thông tin bất ngờ ảnh hưởng mạnh đến đồng bảng Anh.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9965/0.9980
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9925/0.9910

Triển vọng tăng lãi suất của Fed sẽ tiếp tục, và hiệu suất của đồng euro sẽ suy yếu, gián tiếp ảnh hưởng đến đồng franc Thụy Sĩ. Về mặt kỹ thuật, các mức tham chiếu là 0.9965 và 0.9880. Trong ngắn hạn cần tập trung vào mức hỗ trợ 0.9910.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 112.65/112.85
Ngưỡng hỗ trợ: 112.20/112.05

Xu hướng của chỉ số Dow Jones và chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm, hạn chế sự tăng giá của đồng đô la so với đồng yên. Các nhà đầu tư đang chờ đợi để xem xu hướng phát triển thị trường chứng khoán hiện nay. Nếu chỉ số Dow của Mỹ hoặc Nikkei của Nhật Bản tiếp tục giảm, tỷ giá USD/JPY có thể tiếp tục đi xuống. Các mức hỗ trợ cần chú ý là 112.20 và 112.05.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7140/0.7160
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7085/0.7070

Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Úc với lãi suất dự kiến không thay đổi, trong khi Fed vẫn duy trì triển vọng tăng lãi suất, đồng đô la Úc giảm mạnh so với đô la Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc và Mỹ bắt đầu có kế hoạch thảo luận về cuộc chiến thương mại vào tháng 1 năm sau, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Dự kiến tỷ giá AUD/USD có thể tiếp tục giảm về các mức thấp hơn.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6800/0.6815
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6735/0.6720

Fed tăng lãi suất và vẫn duy trì triển vọng tăng lãi suất. Ngoài ra, thị trường hy vọng dữ liệu GDP của Mỹ được công bố vào ngày mai sẽ duy trì mức tăng trưởng, ảnh hưởng tiêu cực đối với đồng đô la New Zealand. Thêm vào đó, đồng đô la Úc giảm so với đô la Mỹ và đồng đô la New Zealand cũng giảm theo. Cần chú ý đến mức 0.6800 trong ngắn hạn.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3520/1.3540
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3460/1.3440

Giá dầu thô vẫn yếu tác động tiêu cực lên đồng đô la Canada và đồng đô la Canada giảm. Tỷ giá USD/CAD đang tiến đến mốc 1.3500. Fed duy trì tốc độ tăng lãi suất sẽ và đồng đô la Canada có thể tiếp tục suy yếu. Thị trường đang chờ dữ liệu GDP của Mỹ, nếu nó duy trì mức tăng trưởng 3.5% thì đồng đô la Mỹ sẽ tăng giá. Tuy nhiên, nên chú ý đến hiệu suất giá dầu thô.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1249/1252
Ngưỡng hỗ trợ: 1240/1237

Chỉ số Dow Jones của Mỹ tiếp tục yếu và đã hạn chế sự suy giảm của giá vàng. Chúng ta cần chờ kết quả dữ liệu GDP của Mỹ vào tối mai. Kỳ vọng về việc tăng lãi suất của Fed được duy trì có thể làm giá vàng tiếp tục giảm.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 48.20/48.60
Ngưỡng hỗ trợ: 46.25/45.75

Quyết định chính sách tiền tệ của Fed tiếp tục tác động đến sự biến động của giá dầu. Bất chấp triển vọng chính sách tiền tệ, thị trường lo lắng rằng việc tăng lãi suất của Fed sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế và nhu cầu dầu thô, và Tổng thống Mỹ Trump cũng bày tỏ lo ngại về việc giá dầu tăng, điều này đã làm giá dầu giảm. Hiện tại, giá dầu thô được dự kiến sẽ duy trì ở mức 48.60 USD.
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 21/12/2018

Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tuyên bố tăng lãi suất, thị trường lo lắng nền kinh tế Mỹ sẽ bước vào suy thoái và dự kiến lợi nhuận của công ty sẽ giảm. Ngoài ra, nếu chính phủ Mỹ quyết định về ngân sách tài khóa, chính phủ Mỹ sẽ ngừng hoạt động và sẽ làm tăng rủi ro thị trường. Tin tức đã xảy ra, đồng đô la Mỹ giảm giá. Đêm qua, chỉ số Dow Jones của Mỹ đã giảm hơn 600 điểm và các quỹ thị trường chứng khoán đã chảy vào vàng. Trong khi chỉ số chứng khoán của Mỹ giảm, thị trường chứng khoán toàn cầu cũng giảm. Chỉ số Nikkei giảm, tỷ giá USD/JPY từng giảm xuống dưới mốc 111. Vào sáng nay, Hạ viện Mỹ tuyên bố áp dụng chi tiêu tài chính của chính phủ, được cho là giúp cải thiện môi trường đầu tư thị trường và đồng đô la Mỹ tăng.

Ngày nay, thị trường chủ yếu tập trung vào dữ liệu GDP của Anh và Mỹ, đặc biệt là dữ liệu GDP của Mỹ. Hiện tại, thị trường kỳ vọng rằng GDP của Mỹ sẽ duy trì mức tăng trưởng 3.5% và vẫn còn tăng trưởng hơn trong ngắn hạn, điều này hạn chế sự tăng giá của tiền tệ châu Âu và tiền tệ liên quan đến hàng hóa. Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào trong hiệu suất dữ liệu GDP của Mỹ vào tối nay, nó sẽ ảnh hưởng đến đồng USD. Nếu kết quả GDP của Mỹ tốt hơn, đồng đô la Mỹ sẽ có cơ hội tăng mạnh và việc các loại tiền tệ và hàng hóa châu Âu, thậm chí vàng sẽ có cơ hội giảm.

Trước kỳ nghỉ Giáng sinh, tình hình thị trường thường lặp đi lặp lại nhiều hơn, trước khi người quản lý quỹ tất toán vào cuối năm, xu hướng có thể thay đổi đột ngột và biến động mạnh. Hãy chú ý đến rủi ro giao dịch khi đầu tư!


EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1485/1.1505
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1420/1.1400

Phân bổ chi tiêu tài chính của chính phủ Mỹ có thể không được thông qua, nó làm cho đồng USD yếu hơn và thúc đẩy đồng tiền châu Âu. Tuy nhiên, sau khi có sự chấp thuận cuối cùng của chính phủ Mỹ, người ta tin rằng đồng đô la Mỹ có thể được ổn định, nhưng nó lại ảnh hưởng tiêu cực đối với đồng euro.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2695/1.2715
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2605/1.2585

Hôm qua, doanh số bán lẻ hàng tháng của Anh đã tăng mạnh lên 1.4%, Ngân hàng Anh giữ nguyên lãi suất và chính sách tiền tệ, phù hợp với kỳ vọng của thị trường, điều này giúp củng cố bảng Anh. Thị trường đang lo ngại về hiệu suất GDP của Anh trong chiều nay. Ngoài ra, Mỹ cũng công bố dữ liệu GDP vào buổi tối. Thị trường đang đợi kết quả dữ liệu GDP của Mỹ.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9895/0.9920
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9845/0.9830

Trước khi chính phủ Mỹ không nhận được tài trợ từ ngân sách tài khóa, đồng USD suy yếu và các đồng tiền châu Âu mạnh lên, hỗ trợ đồng franc Thụy Sĩ. Tuy nhiên, các chi phí tài chính đã chính thức được thông qua và đồng franc Thụy Sĩ giảm trở lại. Tối nay, thị trường sẽ xem xét kết quả GDP của Mỹ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá USD/CHF.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 111.70/111.90
Ngưỡng hỗ trợ: 111.15/110.95

Hôm qua, chỉ số Dow Jones giảm và chỉ số Nikkei của Nhật Bản cũng giảm, khiến tỷ giá USD/JPY giảm. Sau khi thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa sáng nay, phân bổ chi tiêu tài khóa của Mỹ đã chính thức được phê duyệt, được cho là giúp cải thiện môi trường đầu tư. Nếu chỉ số Dow Jones của Mỹ hoặc chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng trở lại, cặp USD/JPY có thể sẽ tăng. Hãy chú ý đến mức quan trọng 112.20, nếu bạn vượt qua mức này, mục tiêu tiếp theo sẽ là 112.65 và 112.85.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7140/0.7160
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7095/0.7080

Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ có vẻ đã hạ nhiệt một chút. Cả hai bên đã lên kế hoạch đàm phán về cuộc chiến thương mại. Điều này có thể hỗ trợ tích cự cho đồng đô la Úc.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6815/0.6835
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6755/0.6740

Đồng đô la suy yếu ngày hôm qua, hỗ trợ đồng đô la New Zealand tăng giá. Cuộc chiến Trung-Mỹ dường như đang hạ nhiệt, đồng đô la New Zealand được hỗ tợ tích cực. Nhưng tối nay, Mỹ công sẽ bố dữ liệu GDP, thị trường đang chờ kết quả của dữ liệu này.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3520/1.3540
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3460/1.3440

Giá dầu thô tiếp tục suy yếu, ảnh hưởng tiêu cực đối với đồng đô la Canada, tỷ giá USD/CAD tiếp cận mức 1.3500. Hiện tại, Fed dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng lãi suất và giá dầu tiếp tục suy yếu. Người ta ước tính rằng đồng đô la Canada có thể suy yếu hơn nữa. Thị trường đang chờ GDP của Mỹ và dự kiến sẽ giữ mức tăng trưởng 3.5%, do đó tỷ giá USD/CAD có thể tiếp tục tăng. Khi giao dịch cặp USD/CAD, bạn nên chú ý đến những thay đổi của giá dầu thô.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1262/1265
Ngưỡng hỗ trợ: 1254/1251

Đêm qua, chính phủ Mỹ đã không thông qua ngân sách tài khóa. Chính phủ Mỹ đang phải đối mặt với khủng hoảng, đồng đô la Mỹ suy yếu, thị trường chứng khoán Mỹ giảm và vàng tăng vọt. Sáng nay, ngân sách tài khóa Mỹ đã thông qua và rủi ro đã giảm, nó có thể làm giá vàng giảm. Ngoài ra, thị trường đang chờ kết quả dữ liệu GDP của Mỹ. Nếu hiệu suất tốt hơn mong đợi, giá vàng sẽ giảm.

Dầu thô tương lai của Mỹ:

Ngưỡng kháng cự: 48.20/48.60
Ngưỡng hỗ trợ: 46.25/45.75

Sau quyết định chính sách tiền tệ của Fed, nó tiếp tục tác động đến biến động của giá dầu. Thị trường lo lắng rằng việc tăng lãi suất của Fed sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế và nhu cầu dầu thô, và Tổng thống Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về giá dầu tăng. Tuy nhiên, trước những khủng hoảng khác nhau, giá dầu thô có thể củng cố ở mức 45 USD. Nếu GDP của Mỹ tốt hơn dự kiến, triển vọng giá dầu thô sẽ tăng trở lại và có thể kiểm tra mức 48.60 USD.
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 24/12/2018

Hạ viện Mỹ đã không đạt được thỏa thuận chính thức để thông qua chi tiêu tài chính của chính phủ và một số cơ quan chính phủ ngừng hoạt động. Nếu các khoản ngân sách không thể được phê duyệt trong ngày, dự kiến nó sẽ được thảo luận sau kỳ nghỉ Giáng sinh. Trong tình hình hiện tại, chính phủ Mỹ sẽ ngừng hoạt động ít nhất vào ngày 28 tháng này, đồng đô la Mỹ sẽ giảm giá trong ngắn hạn. Tuy nhiên, chúng ta cần phải chú ý đến tin tức thị trường. Nếu ngân sách được phê duyệt, đồng USD sẽ tăng.

Do kỳ nghỉ Giáng sinh, một số thị trường ở châu Âu, Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương sẽ đóng cửa sớm, cho đến ngày 26. Trong thời gian này, không có dữ liệu kinh tế được phát hành ở hầu hết các khu vực. Vào thứ Tư, thị trường sẽ bắt đầu trở lại như giờ giao dịch bình thường!

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1395/1.1410
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1360/1.1345

Chi tiêu tài chính của chính phủ Mỹ đã không được phê duyệt và chính phủ Mỹ ngừng hoạt động, điều này làm suy yếu đồng USD và hỗ trợ tiền tệ châu Âu. Nếu Hạ viện Mỹ phê chuẩn các khoản chi tiêu tài chính vào phút cuối trước kỳ nghỉ lễ, thì đồng đô la Mỹ có thể ổn định và đồng euro sẽ giảm. Ngay trước ngày lễ, một số nhà đầu tư đã nghỉ và thị trường tương đối yên tĩnh. Dự kiến đồng euro sẽ không biến động đáng kể so với đồng đô la Mỹ. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá EUR/USD sẽ sideway trong mức hỗ trợ và kháng cự đề nghị.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2675/1.2690
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2625/1.2610

Tuần trước, GDP quý III của Anh duy trì mức tăng trưởng 1.5%, hỗ trợ tỷ giá của đồng bảng Anh, nhưng GDP Mỹ vẫn duy trì mức tăng 3.4%, tỷ giá GBP/USD đã giảm và thử mức 1.2620. Hiện tại, chi tiêu tài chính của chính phủ Mỹ chưa được phê duyệt và chính phủ Mỹ ngừng hoạt động, điều này sẽ giúp thúc đẩy các tiền tệ châu Âu. Nếu Hạ viện Mỹ chấp thuận chi tiêu tài chính vào phút cuối trước kỳ nghỉ lễ, thì đồng USD sẽ ổn định trở lại. Dự kiến tỷ giá GBP/USD sẽ không thay đổi nhiều.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9955/0.9970
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9915/0.9900

Trước khi chính phủ Mỹ không được phê duyệt ngân sách từ Hạ viện cho việc chi tiêu tài khóa, đồng USD suy yếu và đồng tiền châu Âu nói chung và đồng franc Thụy Sĩ nói riêng cũng mạnh lên. Trong kỳ nghỉ lễ, dự kiến tỷ giá USD/CHF sẽ sideway.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 111.40/111.60
Ngưỡng hỗ trợ: 110.90/110.70

Chỉ số Dow Jones và Nikkei giảm, gián tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá USD/JPY và tỷ giá này đã giảm về mức 111. Có những lo ngại về thị trường chứng khoán trong ngắn hạn. Rất khó để chỉ số Dow Jones và chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng mạnh trở lại, điều đó có nghĩa là USD/JPY có thể sẽ đi theo xu hướng giảm của thị trường chứng khoán

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7070/0.7085
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7035/0.7020

Fed duy trì triển vọng tăng lãi suất, nhưng Ngân hàng Úc vẫn giữ nguyên chính sách tiền tệ và đồng đô la Úc đã giảm do sự mở rộng của lãi suất giữa hai nước.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6725/0.6710
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6745/0.6760

Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã phần nào dịu bớt. Hai bên đã lên kế hoạch họp về thương mại. Điều này có thể là tích cực cho đồng đô la New Zealand. Trong kỳ nghỉ Giáng sinh, nhiều thương nhân đang nghỉ lễ, vì vậy thị trường sẽ sideway.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3600/1.3620
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3560/1.3540

Giá dầu thô Mỹ tiếp tục yếu, duy trì ở mức 45 USD, ảnh hưởng tiêu cực với đồng đô la Canada, tỷ giá USD/CAD đã tiến gần mốc 1.3600. Hiện tại, Fed duy trì tốc độ tăng lãi suất, và giá dầu thô sẽ tiếp tục suy yếu. Người ta ước tính rằng đồng đô la Canada có thể suy yếu hơn nữa.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1263/1265
Ngưỡng hỗ trợ: 1256/1254

Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động. Hạ viện Mỹ đã không chấp thuận phân bổ chi tiêu tài chính như dự kiến. Đồng đô la Mỹ suy yếu, thị trường chứng khoán Mỹ giảm và vàng tăng. Nếu Hạ viện Mỹ đồng ý phân bổ chi tiêu tài chính để giảm rủi ro, thì giá vàng có thể giảm.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 46.20/46.60
Ngưỡng hỗ trợ: 45.25/44.75

OPEC sẽ bắt đầu cắt giảm sản lượng vào tháng tới. Trước những khủng hoảng khác nhau về giá dầu, nếu mức giá dầu vẫn duy trì trên mức hỗ trợ 45 USD, thì chúng ta có thể tin rằng giá dầu có thể tăng vào tháng tới.

ATFX chúc bạn Giáng sinh vui vẻ, ấm áp bên gia đình, người thân và bạn bè!
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 26/12/2018

Thị trường forex tại châu Âu sẽ hoạt động trở lại vào khoảng 1 giờ trưa nay, nhưng thị trường chứng khoán châu Âu tiếp tục đóng cửa.

Hạ viện Mỹ đã không chính thức phê duyệt chi tiêu tài chính của chính phủ trước ngày lễ, một số cơ quan chính phủ đã ngừng hoạt động từ ngày lễ Giáng sinh. Thị trường đang lo lắng rằng chính phủ Mỹ sẽ ngừng hoạt động, vô tình gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ và tạo ra những hình ảnh tiêu cực. Do đó, chỉ số Dow Jones của Mỹ tiếp tục giảm trước kỳ nghỉ lễ. Hôm nay, chỉ số tương lai mở cửa, nhưng xu hướng vẫn còn yếu, đóng cửa ở mức thấp vào thứ Hai. Chỉ số Dow Jones giảm, ảnh hưởng gián tiếp đến chỉ số Nikkei của Nhật Bản. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản đã giảm 1000 điểm ngày hôm qua, giảm 10%. Khi chỉ số Nikkei giảm, tỷ giá USD/JPY cũng sẽ giảm. Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm, đẩy giá vàng tăng.

Sau kỳ nghỉ thì Hạ viện Mỹ sẽ tiếp tục thảo luận về dự luật tài chính của chính phủ. Ước tính rằng chính phủ Mỹ sẽ ngừng hoạt động cho đến thứ Sáu ngày 28/12, chứng khoán Mỹ giảm giá trong ngắn hạn và đồng đô la Mỹ cũng sẽ giảm. Tuy nhiên, chúng ta cần phải chú ý đến những tin tức mới nhất của thị trường. Nếu Hạ viện Mỹ chấp thuận phê chuẩn, nó sẽ thúc đẩy chỉ số Dow Jones và hỗ trợ đồng đô la tăng giá.

Do kỳ nghỉ Giáng sinh, một số thị trường vẫn đóng cửa, thị trường chứng khoán châu Âu, Úc và Hồng Kông đã đóng cửa và sẽ hoạt động trở lại vào ngày mai. Ngoài ra, không có dữ liệu kinh tế quan trọng nào được công bố ngày hôm nay. Do đó, tranh luận về ngân sách chính phủ của Hạ viện Mỹ có thể là trọng tâm duy nhất của thị trường.


EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1415/1.1430
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1370/1.1355

Thị trường châu Âu đóng cửa và không có dữ liệu để giúp đồng euro biến động. Tuy nhiên, phân bổ chi tiêu tài chính của chính phủ Mỹ đã không được thông qua trước kỳ nghỉ lễ, khiến đồng USD yếu hơn và gián tiếp mang lại lợi ích cho đồng tiền châu Âu. Nếu Hạ viện Mỹ hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ lễ, và thông qua các khoản chi tiêu tài chính, người ta tin rằng đồng đô la Mỹ có thể ổn định trở lại và đồng euro sẽ giảm.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2735/1.2750
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2655/1.2640

Cũng giống như đồng euro, nếu các khoản chi tiêu tài chính của chính phủ Mỹ được Hạ viện thông qua thì đồng bảng Anh sẽ giảm so với đồng USD.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9590/0.9920
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9835/0.9820

Đồng tiền châu Âu mạnh lên, điều này giúp thúc đẩy đồng franc Thụy Sĩ. Nhưng nếu Hạ viện Mỹ chấp thuận chi tiêu tài chính của chính phủ Mỹ sau kỳ nghỉ, thì đồng đô la Mỹ sẽ mạnh trở lại và đồng franc Thụy Sĩ sẽ giảm.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 110.95/111.05
Ngưỡng hỗ trợ: 110.20/110.05

Tỷ giá USD/JPY giảm xuất phát từ việc chính phủ Mỹ không nhận được chấp thuận chi tiêu tài chính, khiến cho chỉ số Dow Jones giảm, khiến chỉ số Nikkei của Nhật Bản cũng giảm giảm. Trong những ngày lễ, tỷ giá USD/JPY đang tiến gần đến mức 110. Thị trường đang theo dõi Hạ viện Mỹ thông qua các khoản chi tiêu tài khóa để ổn định thị trường, từ đó thúc đẩy thị trường chứng khoán và tỷ giá USD/JPY.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7035/0.7020
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7070/0.7085

Chi tiêu tài chính của chính phủ Mỹ chưa được chấp thuận, một số cơ quan chính phủ đã tạm thời đóng cửa và niềm tin đầu tư đã bị tổn hại, nhưng đồng đô la Úc đã không được hưởng lợi. Ngược lại, do bị ảnh hưởng bởi dự báo kinh tế yếu, chiến tranh thương mại Trung-Mỹ và giá đồng suy yếu, v.v., đồng đô la Úc đã kiểm tra mức hỗ trợ 0.7035.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6745/0.6760
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6715/0.6700

Trong kỳ nghỉ Giáng sinh, đồng đô la New Zealand có sự điều chỉnh ngắn hạn, các mức hỗ trợ đáng chú ý 0.6715 và 0.6700.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3600/1.3620
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3560/1.3540

Giá dầu thô của Mỹ tiếp tục suy yếu, ảnh hưởng tiêu cực đối với đồng đô la Canada, tỷ giá USD/CAD một lần nữa tiến gần mốc 1.3600. Fed đang mong muốn duy trì tốc độ tăng lãi suất. Người ta tin rằng giá dầu thô sẽ tiếp tục suy yếu, do đó đồng đô la Canada có thể suy yếu hơn nữa.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1273/1275
Ngưỡng hỗ trợ: 1265/1263

Một số bộ phận của chính phủ Mỹ ngừng hoạt động. Hạ viện Mỹ đã không chấp thuận phân bổ chi tiêu tài chính như dự kiến. Trước sự sự khủng hoảng của chính phủ, rủi ro thị trường đang tăng, thị trường chứng khoán Mỹ giảm, dẫn đến giá vàng tăng. Nếu Hạ viện Mỹ phân bổ chi tiêu tài chính, giá vàng sẽ điều chỉnh giảm.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 43.60/44.60
Ngưỡng hỗ trợ: 42.75/41.75

OPEC sẽ bắt đầu cắt giảm sản lượng vào tháng tới, nhưng những nhận xét của Tổng thống Mỹ Trump và kỳ vọng tăng lãi suất của Fed tiếp tục tác động vào giá dầu. Thị trường vẫn đang chờ tin tức mới. Nếu báo cáo tồn kho dầu thô của Mỹ giảm vào thứ năm, giá dầu sẽ có cơ hội phục hồi.
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 27/12/2018

Vào ngày giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ, thị trường chứng khoán Mỹ đã hồi phục mạnh mẽ, phục hồi hơn một nghìn điểm, tăng gần 5%. Các tổ chức tài chính ước tính rằng tăng trưởng doanh số bán lẻ của Mỹ trong năm nay sẽ tốt hơn so với 6 năm qua, thúc đẩy sự gia tăng thị trường chứng khoán Mỹ. Ngoài ra, thị trường hy vọng rằng Hạ viện Mỹ sẽ khởi động lại chi tiêu tài chính của chính phủ sau kỳ nghỉ lễ, và chấp thuận ngân sách chính thức vào thứ Sáu, một số cơ quan chính phủ dự kiến sẽ hoạt động trở lại. Chỉ số Nikkei đã phục hồi gần 600 điểm, tăng gần 3%, khiến đồng yên và vàng giảm, trong khi các loại tiền tệ chính so với đô la Mỹ cũng giảm. Ngoài ra, thị trường bán lẻ Mỹ hoạt động mạnh mẽ, đẩy giá dầu lên 46 USD và cao nhất từ trước đến nay là 47 đô la.

Trước kỳ nghỉ, dữ liệu kinh tế quan trọng của Mỹ đã được công bố. Hôm nay, thị trường có thể lo ngại về số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu của Mỹ, doanh số bán nhà mới và niềm tin tiêu dùng. Dữ liệu trên dự kiến sẽ tăng lên và kết quả dữ liệu ước tính sẽ hỗ trợ đồng đô la Mỹ trước khi công bố. Vào buổi chiều, Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ đưa ra một bản tin kinh tế, thị trường chờ xem nó có thể mang lại những báo cáo bất ngờ. Báo cáo tồn kho dầu thô vào ngày mai sẽ tác động đến giá dầu, nó rất đáng được quan tâm.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1395/1.1415
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1350/1.1335

Doanh số bán lẻ của Mỹ dự kiến sẽ tăng, chỉ số Dow của Mỹ và đồng USD sẽ tăng trở lại. Ngoài ra, thị trường hy vọng rằng chi tiêu tài chính của chính phủ Mỹ sẽ được phê duyệt sau kỳ nghỉ lễ, và đồng đô la Mỹ sẽ tăng so với đồng tiền châu Âu. Thị trường ước tính rằng dữ liệu được phát hành của Mỹ trong tối nay sẽ cao hơn giá trị trước đó, ảnh hưởng tiêu cực cho đồng euro.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2735/1.2750
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2655/1.2640

Giống như đồng euro, bảng Anh cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các thông tin tốt từ Mỹ. Ngoài ra, nguy cơ Brexit vẫn tồn tại ở Anh và nó vẫn còn có thể tác động tiêu cực đối với bảng Anh.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9975/0.9990
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9590/0.9880

Về mặt kỹ thuật, đồng franc Thụy Sĩ tiếp tục theo xu hướng của đồng euro.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 111.35/111.50
Ngưỡng hỗ trợ: 110.80/110.65

Chỉ số Dow của Mỹ tăng, gián tiếp thúc đẩy chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng trở lại gần 600 pips sau khi thị trường mở cửa, đồng USD cũng tăng so với đồng yên. Tiếp theo, thị trường đang chờ đợi việc Hạ viện Mỹ sẽ phân bổ ngân sách thông qua chi tiêu tài khóa, ổn định thị trường hoặc thúc đẩy chỉ số Dow Jones tăng lên. Nếu thị trường chứng khoán được thúc đẩy, nó sẽ giúp đồng USD tăng so với đồng yên.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7080/0.7115
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7055/0.7040

Doanh số bán lẻ của Mỹ dự kiến sẽ tăng, kích thích thị trường hàng hóa và đồng đô la Úc đã được hưởng lợi như một loại tiền tệ hàng hóa. Dự báo kinh tế được cải thiện dự kiến sẽ hạ nhiệt cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ và thúc đẩy sự gia tăng của các kim loại công nghiệp như đồng. Về mặt kỹ thuật, các mức cần chú ý là là 0.7080 và 0.7115, xu hướng của AUD/USD được dự kiến sẽ tăng hơn nữa.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6745/0.6760
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6715/0.6700

Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã giảm bớt. Trung Quốc và Mỹ đã lên kế hoạch bắt đầu lại cuộc họp vào đầu tháng 1, đồng đô la New Zealand được hưởng lợi và tăng giá. Hiện tại, thị trường đang theo dõi sự tăng giá của đồng đô la New Zealand trong ngắn hạn. Đồng đô la New Zealand có cơ hội thử nghiệm mức 0.6745/0.6760.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3600/1.3620
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3560/1.3540

Giá dầu thô Mỹ tăng trở lại, gián tiếp hỗ trợ đồng đô la Canada tăng giá và tỷ giá USD/CAD trở lại dưới mức 1.3600. Các kho dự trữ dầu thô của Mỹ sẽ công bố lượng tồn kho vào ngày mai. Nếu lượng tồn kho tăng tăng hoặc đáp ứng kỳ vọng, giá dầu thô sẽ có cơ hội giảm, do đó đồng đô la Canada có thể suy yếu hơn nữa. Khi giao dịch USD/CAD, bạn cần chú ý đến những thay đổi của giá dầu thô.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1273/1276
Ngưỡng hỗ trợ: 1264/1261

Hạ viện Mỹ dự kiến sẽ phân bổ tài chính sau khi kỳ nghỉ lễ, và một số cơ quan chính phủ có thể tiếp tục hoạt động. Sau kỳ nghỉ, thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh đêm qua, khiến vàng giảm giá. Nếu Hạ viện Mỹ phân bổ chi tiêu tài chính để giảm rủi ro thị trường, nó sẽ tiếp tục làm giá vàng giảm. Nếu chỉ số Dow Jones và thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục tăng, đây cũng là tiêu cực cho giá vàng.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 46.60/47.60
Ngưỡng hỗ trợ: 44.75/43.75

OPEC sẽ bắt đầu cắt giảm sản lượng vào tháng tới và các tổ chức tài chính dự đoán doanh số bán lẻ của Mỹ sẽ tăng mạnh trong năm nay, kích thích nhu cầu dầu thô để đẩy giá dầu tăng trở lại. Báo cáo tồn kho dầu thô sắp tới của Mỹ là tài liệu tham khảo rất quan trọng, về mặt kỹ thuật giá dầu dự kiến sẽ kiểm tra mức 47 USD.
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 28/12/2018

Chỉ số Dow Jones tiếp tục biến động trước cuối năm nay, nó bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm của chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đêm qua. Các cổ phiếu của các ngành công nghệ và phi tiêu dùng đã giảm, kéo chỉ số Dow Jones giảm 800 điểm. Tuy nhiên Dow Jones đã đảo ngược và tăng lên mức cao hơn, đóng cửa ở 23,200 điểm. Chỉ số Dow tăng và chỉ số Nikkei của Nhật Bản cũng phục hồi và đóng cửa trên 20,000 điểm. Dưới sự biến động của thị trường chứng khoán, tỷ giá USD/JPY cũng đảo ngược xu hướng. Vàng không thể phá vỡ mức 1279 USD.

Biến động thị trường trong những tuần gần đây liên quan đến việc giải quyết của các nhà quản lý quỹ trước cuối năm. Môt khả năng khác là các cuộc đàm phán của chính phủ Mỹ vẫn đang trong tình trạng bế tắc. Một số cơ quan chính phủ Mỹ, đã ngừng hoạt động và không biết khi nào mới hoạt động trở lại. Thị trường đang chờ đợi Tổng thống Mỹ đàm phán với Hạ viện Mỹ. Người ta vẫn tin rằng các cuộc đàm phán của Tổng thống Mỹ với Hạ viện Mỹ cuối cùng cũng có thể được giải quyết. Thị trường chứng khoán rơi vào suy thoái, nhưng chỉ số Dollar Index vẫn giảm. Đây là ngày cuối cùng của giao dịch trong tuần này, vào buổi tối, bạn cần chú ý đến CPI tháng 12 của Đức và giá trị ban đầu của dữ liệu hàng năm, đây sẽ là chỉ số quyết định về việc đồng euro có thể tiếp tục đợt tăng gần đây hay không.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1455/1.1470
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1380/1.1365

Vào buổi tối, chúng ta hãy chú ý đến CPI tháng 12 của Đức, nó sẽ quyết định đồng euro sẽ tiếp tục tăng hoặc giảm. Thị trường dự kiến nó sẽ tăng lên 0.3%, tăng so với tháng trước, và hỗ trợ đồng euro tăng. Tuy nhiên, nếu kết quả chỉ đáp ứng kỳ vọng hoặc thấp hơn dự kiến và thì đồng euro có cơ hội giảm.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2685/1.2710
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2635/1.2620

Rủi ro về Brexit, chính phủ Anh và Thủ tướng cần đệ trình dự thảo Brexit cho EU vào đầu tháng 1. Nếu không, thỏa thuận Brexit sẽ không đạt được vào cuối tháng ba. Chính phủ Anh phải chịu trách nhiệm về mọi rủi ro sau Brexit. Do đó, đồng bảng Anh sẽ tiếp tục giảm giá trong ngắn hạn.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9590/0.9920
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9845/0.9830

Tài chính của chính phủ Mỹ đã không được thông qua và đồng đô la Mỹ lại một lần nữa bị giảm. Nhờ vậy các tiền tệ châu Âu, đồng franc Thụy Sĩ đã tăng. Tối nay, Đức công bố dữ liệu CPI tháng 12, ảnh hưởng gián tiếp đến đồng franc Thụy Sĩ. Về mặt kỹ thuật, Franc Thụy Sĩ tiếp tục đi theo xu hướng của đồng Euro.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 111.15/111.30
Ngưỡng hỗ trợ: 110.65/110.50

Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản tăng, CPI cơ bản giảm, doanh số bán lẻ giảm và sản xuất công nghiệp cũng giảm, tin tức xấu cho đồng yên. Ước tính trong quý đầu tiên của năm tới, chính phủ Nhật Bản và Ngân hàng Nhật Bản sẽ xem xét chính sách tiền tệ và đồng yên có thể giảm. Ngoài ra, nếu chỉ số Dow của Mỹ mạnh, nó có thể khiến tỷ giá USD/JPY tăng. Khuyến nghị rằng khi tỷ giá USD/JPY ở mức 110 thì không nên bán ở mức giá này.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7025/0.7010
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7060/0.7075

Dự kiến vào tuần thứ hai của tháng 1 năm sau, cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ sẽ nối lại các cuộc đàm phán, dự nó sẽ giúp cải thiện quan hệ thương mại và thúc đẩy nền kinh tế Úc. Nếu các kinh tế cơ bản được cải thiện, nó sẽ giúp đồng đô la Úc tăng so với đồng đô la Mỹ. Về mặt kỹ thuật, dự kiến xu hướng sẽ tiếp tục tăng.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6745/0.6760
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6700/0.6690

Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã giảm bớt căng thẳng. Trung Quốc và Mỹ đã lên kế hoạch bắt đầu nối lại các cuộc đàm phán vào đầu tháng 1, đồng đô la New Zealand có thể tăng giá. Hiện tại, đồng đô la New Zealand sẽ được củng cố ở mức 0.6700 trong ngắn hạn và có thể kiểm tra mức 0.6745/0.6760.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3650/1.3670
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3560/1.3540

Giá dầu thô Mỹ tăng trở lại, đồng đô la Canada cũng tăng theo, tỷ giá USD/CAD sẽ về dưới mức 1.3600. Về mặt kỹ thuật, nếu giá dầu thô suy yếu, đồng đô la Canada cũng có thể suy yếu. Những thay đổi của giá dầu thô sẽ ảnh hưởng đến đồng đô la Canada.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1278/1280
Ngưỡng hỗ trợ: 1272/1270

Chi tiêu của chính phủ Mỹ vẫn chưa được thông qua và một số cơ quan chính phủ đã ngừng hoạt động và điều này giúp giá vàng tăng. Nếu phân bổ tài chính của chính phủ Mỹ được thông qua, người ta tin rằng rủi ro thị trường có thể được giảm bớt và giá vàng sẽ không còn cơ hội tăng giá. Ngoài ra, khi chỉ số Dow Jones và thị trường chứng khoán toàn cầu tăng, thì giá vàng sẽ giảm.

Dầu thô kỳ hạn Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 47.00/47.60
Ngưỡng hỗ trợ: 44.75/44.05

OPEC sẽ bắt đầu cắt giảm sản lượng vào tháng tới và các tổ chức tài chính dự kiến doanh số bán lẻ của Mỹ sẽ mạnh trong năm nay, kích thích nhu cầu dầu thô để đẩy giá dầu tăng trở lại. Về mặt kỹ thuật, dự kiến giá dầu sẽ kiểm tra mức 47 USD. Trong ngắn hạn, dự kiến giá dầu sẽ dao động từ mức 44 đến 47 USD.

Chỉ số Dow Jones (US30)

Ngưỡng kháng cự: 23265/23405
Ngưỡng hỗ trợ: 22575/22260

Chỉ số Dow Jones đã ảnh hưởng đến tâm lý môi trường đầu tư khi một số có quan chính phủ Mỹ đóng cửa. Ngoài ra, các nhà quản lý quỹ đã không chủ động đầu tư trước cuối năm nay, điều này cũng làm chỉ số Dow Jones giảm. May mắn thay, tiêu dùng theo mùa vào cuối năm đã hỗ trợ chỉ số US30 hồi phục từ mức thấp.
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 31/12/2018

Vào ngày giao dịch cuối cùng của năm 2018, thị trường đầu tư vẫn sẽ biến động, đặc biệt là trong thị trường chứng khoán. Lý do xuất phát từ những tiến bộ trong các cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ. Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận yêu cầu của Mỹ và có kế hoạch tổ chức đàm phán vào tuần tới. Thị trường chứng khoán sẽ được hỗ trợ bằng hợp tác thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.

Trong thị trường forex, Thượng viện Mỹ không thể đạt được thỏa thuận ngân sách, dẫn đến việc chính phủ Mỹ không có đủ tiền để hoạt động. Một số cơ quan chính phủ Mỹ đóng cửa và dừng hoạt động, gây ra những tác động tiêu cực đến đồng đô la Mỹ và sự biến động trong tâm lý đầu tư. Đồng đô la Mỹ dự kiến sẽ giảm. Nếu chỉ USD index của Mỹ giảm xuống dưới 96.5 điểm và biểu đồ D1 dưới mức MA 10 và 20, thì chỉ số USD index có cơ hội phá vỡ mốc 96 và giảm thêm. Nếu chỉ số USD index tiếp tục giảm, thì giá vàng vẫn sẽ duy trì ở mức cao, các loại tiền tệ châu Âu và các loại tiền tệ chính khác vẫn có cơ hội tăng.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1460/1.1480
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1420/1.1400

Hiện tại, với tình hình thị trường hiện tại thì đồng đô la Mỹ đang yếu, dự kiến đồng euro có nhiều cơ hội tăng giá hơn. Tuy nhiên, do thực tế là không có dữ liệu nào được công bố ở Eurozone vào đêm nay, nên phong tỷ giá EUR/USD dự kiến sẽ duy trì trong khoảng từ 1.14 đến 1.15.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2725/1.2740
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2655/1.2640

Rủi ro từ Brexit vẫn tồn tại. Chính phủ Anh phải thông qua dự thảo cho EU vào tháng 3 tới, nếu không chính phủ Anh sẽ chịu trách nhiệm cho mọi rủi ro sau Brexit. Do đó, đồng bảng Anh sẽ tiếp tục giảm giá trong ngắn hạn.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9875/0.9890
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9820/0.9800

Thỏa thuận tài chính của chính phủ Mỹ vẫn chưa được thông qua, đồng USD giảm giá, các đồng tiền châu Âu gần như tăng giá và đồng franc Thụy Sĩ hưởng lợi gián tiếp. Về mặt kỹ thuật, Franc Thụy Sĩ tiếp tục đi theo xu hướng của đồng Euro. Nếu tỷ giá EUR/USD không vượt qua mức 1.15, ước tính USD/CHF sẽ dừng ở mức hỗ trợ 0.9800.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 110.75/110.90
Ngưỡng hỗ trợ: 110.25/110.10

Với dữ liệu gần đây, chẳng hạn như tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản tăng, CPI cơ bản giảm, doanh số bán lẻ giảm và sản xuất công nghiệp cũng giảm, thị trường dự đoán rằng quý đầu tiên của năm tới thì chính phủ Nhật Bản và ngân hàng trung ương sẽ xem xét chính sách tiền tệ lỏng lẻo, đồng yên tiếp tục chịu các thông tin tiêu cực. Cùng với việc chiến thương mại Trung-Mỹ đang hạ nhiệt, thì chứng khoán Mỹ và thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương tăng lên. Giống như thường lệ, thị trường chứng khoán tăng giá, nó có thể giúp đồng USD tăng giá so với đồng yên.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7075/0.7115
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7035/0.7020

Dự kiến Trung-Mỹ sẽ bắt các cuộc đàm phán vào tuần tới. Hiện tại, tin tức từ cả hai phía cũng tích cực. Quan hệ thương mại được dự kiến sẽ cải thiện và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Úc. Nếu các dữ liệu kinh tế được cải thiện, nó sẽ giúp đồng đô la Úc so với đồng đô la Mỹ, và mục tiêu đầu tiên là 0.7075, sau đó là mức 0.7115.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6745/0.6760
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6700/0.6690

Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã giảm bớt. Trung-Mỹ đã lên kế hoạch bắt đầu lại cuộc họp vào đầu tháng 1. Hiện tại, thị trường đang theo dõi sự phát triển của đồng đô la New Zealand sau kỳ nghỉ. Hy vọng đồng đô la New Zealand sẽ có cơ hội thử nghiệm mức 0.6745/0.6760 so với đô la Mỹ.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3640/1.3665
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3590/1.3570

Việc hạ nhiệt chiến tranh thương mại Trung-Mỹ sẽ giúp bình thường hóa thương mại quốc tế và mang lại lợi ích cho nền kinh tế Canada. Nếu giá dầu thô Mỹ có thể tăng trở lại, đồng đô la Canada sẽ được hưởng lợi gián tiếp và tăng giá, tỷ giá USD/CAD sẽ quay lại dưới mức 1.3600. Tuy nhiên, nếu giá dầu thô suy yếu, đồng đô la Canada cũng có thể suy yếu hơn nữa.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1281/1284
Ngưỡng hỗ trợ: 1274/1271

Phân bổ ngân sách tài chính của chính phủ Mỹ vẫn chưa được thông qua, một số cơ quan chính phủ tiếp tục dừng hoạt động, rủi ro tăng, thúc đẩy giá vàng tăng. Nếu phân bổ ngân sách tài chính của chính phủ Mỹ được thông qua, thì giá vàng có thể giảm. Ngoài ra, nếu chỉ số Dow Jones của Mỹ và thị trường chứng khoán toàn cầu tăng thì giá vàng cũng sẽ giảm.


Dầu thô tương lai Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 47.00/47.40
Ngưỡng hỗ trợ: 44.75/44.35

Một số tổ chức tài chính dự kiến doanh số bán lẻ ở Mỹ sẽ tăng mạnh trong năm nay, nếu như vậy thì nó sẽ kích thích nhu cầu dầu thô. Căng thẳng cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ dự kiến sẽ giảm bớt và có cơ hội đẩy giá dầu thô tăng trở lại. Trong ngắn hạn, dầu thô sẽ giao dịch trong khoản từ 44 đến 47 USD.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ (US30)

Ngưỡng kháng cự: 23685/24025
Ngưỡng hỗ trợ: 22905/22685

Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ hiện tại đã giảm bớt, đầu tư có thể tăng lên và chỉ số Dow Jones của Mỹ cũng hưởng lợi tăng, nếu tình hình vẫn tốt như vậy thì chỉ số Dow của Mỹ có thể kiểm tra 24025.

Chúc các bạn kết thúc năm với đầy thắng lợi và Happy New Year!
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 02/01/2019

Trong phiên giao dịch châu Á sáng nay, chỉ số USD index tiếp tục sụt giảm, đồng euro tiếp tục ở trên mức 1.14 và bảng Anh duy trì ở mức 1.27 so với đô la Mỹ. Giá vàng và dầu thô vẫn không thay đổi trên thị trường. Giá vàng giữ vững trên mức 1.278 USD, trong khi dầu thô của Mỹ kiểm tra mức 46 USD. Bản tin cập nhật thị trường cho thấy Trung Quốc và chính phủ Mỹ sẽ đồng ý gặp nhau vào ngày 9 tháng 1 tuần tới. Chính phủ Trung Quốc tích cực hợp tác trong các cuộc đàm phán thương mại. Dự kiến cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ sẽ hạ nhiệt.

Vào ngày đầu tiên của năm 2019, các giao dịch quốc tế đã đi vào hoạt động bình thường, các ngày lễ ở Nhật Bản và Hàn Quốc bị đóng cửa, nhưng nó không ảnh hưởng đến giao dịch ở thị trường châu Âu vào buổi chiều. Trọng tâm của thị trường là việc xem xét báo cáo việc làm của Mỹ trong tuần này. Do một số cơ quan của chính phủ Mỹ dừng hoạt động, thì dữ liệu việc làm ADP của Mỹ vào tháng 12 và số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu vào tuần trước có thể kém. Thị trường cũng lo ngại rằng các số liệu dự kiến sẽ làm giảm đồng đô la Mỹ. Giá vàng tiếp tục được hỗ trợ trong khi các loại tiền tệ châu Âu và châu Á Thái Bình Dương tăng trong ngắn hạn. Về giá dầu, giá dầu thô Mỹ có thể sẽ kiểm tra 47 USD, và có thể tiếp tục tăng. Nhưng chúng ta cần phải chờ báo cáo kiểm kê dầu thô API của Mỹ vào sáng thứ Sáu. Nếu nó giảm đáng kể, dầu thô sẽ được hỗ trợ tăng.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.165/1.1480
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1425/1.1410

Mặc dù tỷ giá EUR/USD tăng. Nhưng thị trường vẫn lo ngại về hiệu suất dữ liệu của Eurozone. Dự đoán trong ngắn hạn, đồng Euro sẽ vẫn nằm trong phạm vi từ 1.14 đến 1.1480 so với đồng đô la Mỹ. Nếu báo cáo việc làm của Mỹ làm thị trường thất vọng trong tuần này, đồng đô la sẽ lại giảm và tỷ giá EUR/USD sẽ tăng, có thể test mức 1.15.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2785/1.2810
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2705/1.2690

Thị trường tiếp tục chú ý đến rủi ro của Brexit. Chính phủ Anh và Thủ tướng phải công bố kế hoạch Brexit tổng thể trong tháng này. Bắt buộc phải sắp xếp một kế hoạch Brexit vào tháng 3 để tránh thiệt hại kinh tế. Nếu không, chính phủ Anh sẽ chịu trách nhiệm cho mọi rủi ro sau Brexit. Do đó, đồng bảng Anh sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm trong ngắn hạn. Về mặt kỹ thuật, xu hướng của bảng Anh vẫn là giảm, và mức 1.28 sẽ là chìa khóa cho mức kháng cự. Nếu có bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến việc đầu tư vào các tài sản của Anh, bảng Anh sẽ có cơ hội kiểm tra mức 1.25.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9875/0.9890
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9820/0.9805

Chính phủ Mỹ chưa thông qua vấn đề về quỹ ngân sách, điều này có hại cho đồng đô la Mỹ, gián tiếp hỗ trợ cho đồng tiền châu Âu và đồng franc Thụy Sĩ. Đồng euro đã không vượt qua mức 1.15 so với đồng USD và đồng USD dự kiến sẽ dừng ở mức 0.9800 so với đồng franc Thụy Sĩ.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 109.75/110.00
Ngưỡng hỗ trợ: 109.30/109.15

Báo cáo thị trường việc làm của Mỹ trong tuần này không khiến thị trường lạc quan và chính phủ Mỹ vẫn chưa thông qua vấn đề quỹ ngân sách, điều đó thật tệ cho đồng USD. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã giảm bớt và đạt được một số tiến bộ, đây là cơ hội tăng cho chỉ số Dow Jones Mỹ và thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương. Nếu thị trường chứng khoán tăng, tỷ giá USD/JPY sẽ tăng.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7000/0.6975
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7075/0.7090

Sáng nay, chỉ số quản lý mua hàng sản xuất của Trung Quốc đã ghi nhận sự sụt giảm, chỉ 49.7 điểm, ảnh hưởng đến hiệu suất của đồng đô la Úc. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ dự kiến sẽ nối lại đàm phán. Một mặt, nó sẽ cải thiện quan hệ thương mại 2 bên, mặt khác, nó sẽ cải thiện sự phát triển, hợp tác thương mại quốc tế và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Úc. Về mặt kỹ thuật, mục tiêu đầu tiên tăng đầu tiên của tỷ giá AUD/USD sẽ là mức kháng cự 0.7090.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6745/0.6760
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6680/0.6660

Hiện tại, hiệu suất đồng đô la New Zealand là yếu. Tuy nhiên, nó được dự kiến sẽ trở lại mức 0.6700 so với đô la Mỹ. Tỷ giá NZD/USD sẽ có cơ hội kiểm tra 0.6745/0.6760.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3650/1.3665
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3590/1.3570

Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã giảm bớt và dự kiến sẽ thúc đẩy bình thường hóa thương mại quốc tế, điều này cũng sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế Canada. Hơn nữa, giá dầu thô ở Mỹ đã tăng lên, đồng đô la Canada cũng hưởng lợi gián tiếp. Về mặt kỹ thuật, đồng đô la Canada có thể vẫn còn yếu, nhưng không thể phá vỡ mức kháng cự 1.3665 trong 3 lần. Nếu không có yếu tố tiêu cực khiến đồng đô la Canada giảm, xu hướng USD/CAD dự kiến sẽ quay trở lại dưới mức 1.3600.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1282/1284
Ngưỡng hỗ trợ: 1276/1274

Thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương bị ảnh hưởng bởi dữ liệu của Trung Quốc sáng nay. Ngoài ra, quỹ ngân sách của chính phủ Mỹ vẫn chưa được thông qua, và một số cơ quan chính phủ tiếp tục ngừng hoạt động, thúc đẩy vàng tăng. Nếu Quốc hội Mỹ nối lại các cuộc đàm phán, chính phủ Mỹ cuối cùng sẽ nhận được phân bổ tài chính, thì vàng sẽ giảm. Cùng với tiến trình đàm phán thương mại Trung-Mỹ, rủi ro sẽ được giảm bớt thì vàng cũng sẽ giảm.

Dầu thô tương lai Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 46.65/47.00
Ngưỡng hỗ trợ: 44.75/44.35

OPEC sẽ bắt đầu giảm sản lượng trong tháng này, chiến tranh thương mại Trung-Mỹ đang giảm bớt, các cuộc đàm phán có cơ hội thành công và dầu thô có cơ hội tăng trở lại. Hiện tại về mặt kỹ thuật, dầu thô dự kiến sẽ giao dịch trong khoảng 46.65 và 47 USD. Lưu ý rằng API Mỹ sẽ công bố kết quả kiểm kê dầu thô vào sáng thứ Sáu, điều này có thể ảnh hưởng đến giá dầu thô.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 23685/24025
Ngưỡng hỗ trợ: 23150/23065

Một số bộ phận của chính phủ Mỹ đã ngừng hoạt động kể từ khi không ngân sách không được duyệt, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và chỉ số Mỹ có thể sẽ giảm xuống mạnh. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ hiện tại đã giảm bớt, đồng thời dự kiến sẽ có nhiều tiến bộ, chỉ số Dow Jones dự kiến sẽ kiểm tra mức 24025.
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 03/01/2018

Trong phiên giao dịch châu Á ngày hôm qua, Trung Quốc đã thông báo rằng chỉ số mua hàng sản xuất đã giảm xuống còn 49.7 điểm trong tháng 12. Về lý thuyết, nếu chỉ số này thấp hơn 50, thì nó gây ra sự suy giảm kinh tế, thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm và thị trường chứng khoán châu Á và thị trường chứng khoán châu Âu cũng giảm theo. Vào đầu giờ giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ, Chủ tịch Apple của Mỹ cũng đã cảnh báo tăng trưởng, chỉ số Dow Jones của Mỹ đã giảm gần 2%. Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm, dòng vốn đổ vào đồng yên và vàng, đẩy giá bạc lên cao. Thị trường chứng khoán toàn cầu hiện nay đang yếu và gây biến động thị trường tài chính toàn cầu. Hơn nữa, các cơ quan chính phủ Mỹ đã ngừng hoạt động trong thời gian qua. Tâm lý đầu tư của thị trường đang rất thận trọng và bi quan. Trong hiện tại, thị trường đầu tư đang hỗn loạn và bạn nên chú ý đến các rủi ro.

Hiện tại, trọng tâm của thị trường là tập trung vào dữ liệu việc làm ADP và tuyên bố thất nghiệp ban đầu được Mỹ công bố trong tối nay. Hai dữ liệu công việc trên có thể ảnh hưởng đến bảng lương phi nông nghiệp chính thức, tỷ lệ thất nghiệp và kết quả lương trung bình của Mỹ vào tối mai. Ngoài ra, thị trường dự đoán tất cả dữ liệu ở Mỹ có thể kém vào tối nay. Dự kiến dữ liệu trên sẽ tác động tiêu cực đối với đồng đô la Mỹ trước khi công bố vào tối nay, điều này có nhiều khả năng ảnh hưởng đến sự suy giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu. Người ta cũng nhận định rằng các loại tiền tệ của Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương sẽ ổn định trong ngắn hạn sau khi điều chỉnh mạnh vào đêm qua, nhưng giá đồng yên và vàng có thể sẽ tiếp tục tăng.

Thị trường đầu tư vừa bước vào chu kỳ giao dịch của năm mới. Nhà quản lý quỹ và các tổ chức tài chính đang đánh giá lợi nhuận của các doanh nghiệp và phát triển kinh tế toàn cầu năm 2019. Thị trường đầu tư đang biến động mạnh, không ổn định. Chúng ta cần chú ý đến rủi ro giao dịch và phải đặt stoploss khi giao dịch.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1385/1.1405
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1325/1.1305

Trong phân tích này ngày hôm qua, ước tính rằng đồng euro sẽ vẫn dao động trong phạm vi từ 1.1400 đến 1.1480 trong ngắn hạn. Cuối cùng, đồng euro được điều chỉnh từ mức cao so với đồng đô la Mỹ, cuối cùng giảm xuống dưới mức 1.14 và mức thấp là 1.1305. Thị trường lo ngại về tác động của Brexit đối với nền kinh tế Eurozone trong năm 2019, không chỉ cản trở sự tăng giá của đồng euro, mà còn điều chỉnh tỷ giá đồng euro. Cung tiền của khu vực đồng euro có thể cao hơn dự kiến là 3.8% vào buổi chiều, trong khi dữ liệu việc làm của Mỹ có thể yếu vào tối nay, đây là cơ hội để đồng euro tăng giá so với USD. Mục tiêu ban đầu là 1.1385 và 1.1405.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2585/1.2610
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2455/1.2430

Thị trường tiếp tục chú ý đến tình hình Brexit. Chính phủ Anh và Thủ tướng Anh phải công bố kế hoạch Brexit trong tháng này. Vì vậy, họ bắt buộc phải sắp xếp một kế hoạch Brexit vào tháng 3 để tránh thiệt hại kinh tế. Nếu không, chính phủ Anh sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả các vấn đề về sau. Hôm qua, chúng tôi đã phân tích đồng bảng Anh có cơ hội khác test mức 1.25. Kế hoạch Brexit vẫn đang được tiến hành và đồng bảng sẽ biến động nhiều hơn.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9925/0.9950
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9850/0.9825


Theo phân tích của phân tích ngày hôm qua, nếu đồng euro đã không vượt qua mức 1.15 so với đồng đô la Mỹ, thì tỷ giá USD/CHF sẽ dừng ở mức 0.9800. Ngược lại, đồng euro hiện tại đang giữ mức hỗ trợ 1.1305 và 1.1285, thì tỷ giá USD/CHF có thể dừng ở mức kháng cự 0.9950.
USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.75/108.00
Ngưỡng hỗ trợ: 106.80/106.55
Thị trường dự đoán dữ liệu báo cáo việc làm của Mỹ có thể yếu trong tháng 12 và chính phủ Mỹ vẫn chưa thông qua ngân sách chính phủ, điều này là tiêu cực đối với đồng đô la Mỹ. Cùng với sự biến động của thị trường chứng khoán, đồng yên đã trở thành nơi trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến kỳ nghỉ gần đây của Nhật Bản. Nếu thị trường Nhật Bản hoạt động trở lại vào ngày mai, Ngân hàng Nhật Bản có thể can thiệp vào thị trường, có thể là một sự điều chỉnh quy mô lớn đối với đồng đô la Mỹ so với đồng yên. Các nhà đầu tư hãy chú ý.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6975/0.7000
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6900/0.6875

Hôm qua, Chỉ số mua hàng sản xuất Trung Quốc đã ghi nhận mức giảm và ảnh hưởng đến sự suy yếu của đồng đô la Úc. Cùng với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu, các tỷ giá chéo biến động, đồng đô la Úc giảm. Tuy nhiên, dự kiến cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ sẽ nối lại đàm phán, hai bên sẽ cải thiện quan hệ thương mại, thúc đẩy hợp tác thương mại quốc tế và có cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Úc. Đồng đô la Úc dự kiến sẽ được hỗ trợ. Nhưng trong mọi trường hợp, việc công bố dữ liệu việc làm tại Mỹ và các quỹ có thể làm tỷ giá AUD/USD biến động mạnh.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6580/0.6560
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6665/0.6680

Giống như đồng đô la Úc, đồng đô la New Zealand cũng có thể được hỗ trợ nhờ những dấu hiệu tốt từ cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ. Nhưng chúng ta cần chú ý đến những tin tức bất ngờ.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3650/1.3665
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3600/1.3585

Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã giảm bớt và dự kiến sẽ thúc đẩy bình thường hóa thương mại quốc tế, điều này cũng sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế Canada. Tăng trưởng kinh tế sẽ gián tiếp thúc đẩy giá dầu thô, cũng như đồng đô la Canada. Về mặt kỹ thuật, đồng đô la Canada có thể vẫn còn yếu, nhưng tỷ giá USD/CAD đã nhiều lần không thể phá vỡ mức 1.3665. Nếu không có yếu tố tiêu cực khiến đồng đô la Canada giảm, xu hướng USD/CAD dự kiến sẽ quay trở lại dưới mức 1.3600.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1292/1295
Ngưỡng hỗ trợ: 1283/1280

Chỉ số quản lý mua hàng sản xuất Trung Quốc ghi nhận sự sụt giảm. Cảnh báo lợi nhuận của công ty Mỹ và dữ liệu việc làm của Mỹ được dự đoán sẽ yếu, ảnh hưởng đến sự sụt giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu, làm gia tăng lo sợ rủi ro của thị trường và đẩy giá vàng tăng. Ngoài ra, các cơ quan chính phủ Mỹ đã ngừng hoạt động một phần, làm gia tăng lo sợ rủi ro, và vàng trở thành kênh trú ẩn. Nếu Quốc hội Mỹ nối lại các cuộc đàm phán, chính phủ Mỹ nhận được ngân sách chính phủ và các cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ, có thể làm giảm bớt lo sợ rủi ro, giá vàng có thể hạ nhiệt.

Dầu thô tương lai Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 47.05/47.55
Ngưỡng hỗ trợ: 45.05/44.55

OPEC sẽ bắt đầu cắt giảm sản lượng trong tháng này và cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đang giảm bớt. Dự kiến các cuộc đàm phán sẽ có cơ hội thành công vào tuần tới và dầu sẽ có cơ hội phục hồi. Hiện tại, về mặt kỹ thuật thì giá dầu sẽ giao dịch trong phạm vi 47 USD. Thị trường đang chờ đợi báo cáo tồn kho API Mỹ vào sáng thứ Sáu, điều này có thể ảnh hưởng đến giá dầu thô.

Chỉ số Dow Jones

Ngưỡng kháng cự: 23235/23425
Ngưỡng hỗ trợ: 22900/22800

Tâm lý lo ngại rủi ro ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, và chỉ số Dow Jones có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ giảm giá. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ hiện tại đã giảm bớt, đồng thời dự kiến sẽ có một tiến triển tích cực. Tâm lý đầu tư có thể nóng lên. Dự kiến, chỉ số Dow của Mỹ có thể phục hồi và kiểm tra mức 23235, 23425 và 24025.
 
ATFX - Phân tích thị trường forex ngày 04/01/2018

Sau sự sụt giảm của chỉ só mua hàng sản xuất của Trung Quốc, chỉ số mua hàng sản xuất của Mỹ cũng đã giảm trong tháng 12 của năm ngoái, giảm xuống còn 54.1 điểm, giảm từ 59.3 điểm so với tháng trước. Tối qua, thị trường chứng khoán Mỹ đã từng giảm hơn 700 điểm, và đóng cửa với mức giảm 685 điểm. Thị trường đang theo dõi số lượng biên chế phi nông nghiệp của Mỹ tối nay. Dữ liệu việc làm ADP của Mỹ đã mạnh vào đêm qua, dự kiến sẽ thúc đẩy chỉ số Dow Jones của Mỹ, và sau đó thúc đẩy thị trường chứng khoán toàn cầu và thị trường chứng khoán châu Á vào đầu tuần tới.

Tối qua, Mỹ công bố non-farm ADP trong tháng 12 đã vượt hơn 270k, điều này có nghĩa là niềm tin vào các hoạt động kinh doanh vẫn còn mạnh mẽ. Nhưng thật không may, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu đã tăng 10.000 so với tuần trước. Tối nay Mỹ sẽ chính thức công bố bảng lương phi nông nghiệp. Nhưng thị trường quan tâm nhiều hơn đến việc liệu mức lương trung bình có được cải thiện hay không. Nếu số lượng ADP tăng, dự kiến sẽ thúc đẩy lương tăng. Càng tăng cao, nó có thể giúp đồng đô la Mỹ mạnh hơn.

Vào chiều nay, dữ liệu châu Âu rất quan trọng, bao gồm dữ liệu việc làm của Đức và chỉ số giá tiêu dùng CPI của Eurozone. Vào lúc buổi tối, báo cáo việc làm của Mỹ và dữ liệu việc làm của Canada là dữ liệu quan trọng. Dự kiến thị trường sẽ biến động mạnh trong ngày hôm nay.

* Do tác động của nhiều dữ liệu quan trọng hiện nay, rủi ro thị trường đã cao hơn bình thường, điều kiện thị trường biến động, các báo giá và spread của các ngân hàng đã thay đổi nhiều hơn bình thường, và có thể bị trượt và báo giá chậm.

Xin lưu ý! Nên tránh giao dịch trong giây lát khi dữ liệu quan trọng xuất hiện, bạn cần nắm bắt các điều kiện thị trường sau khi dữ liệu được phát hành, để không gây ra các thua lỗ không cần thiết!

EUR/USD

Ngưỡng hỗ trợ: 1.1445/1.1485
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1375/1.1345

Về mặt kỹ thuật thì đồng euro vẫn nằm trong phạm vi dao động từ 1.1375 đến 1.1445 trong ngắn hạn. Dữ liệu công việc ở Eurozone và Mỹ ngày nay rất quan trọng. Thị trường quan tâm nhiều hơn đến mức lương trung bình của Mỹ trong tháng 12 và nó có cơ hội gây ra biến động lớn cho thị trường. Do đó, dự kiến sự biến động của đồng euro so với đồng đô la Mỹ có thể hơn 100 pip trong cả ngày. Tỷ giá EUR/USD phải đối mặt với cản mạnh ở mức 1.15 và bạn nên cẩn thận khi giao dịch.

GBP/USD

Ngưỡng hỗ trợ: 1.2685/1.2715
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2575/1.2540

Như phân tích ngày hôm qua, giả sử dữ liệu của Mỹ yếu, chỉ số Dow Jones và đồng đô la Mỹ có thể giảm, giúp đồng bảng Anh tăng. Hiện tại tỷ giá GBP/USD có cơ hội kiểm tra mức 1.2685 hoặc 1.2715 trước khi dữ liệu Eurozone và dữ liệu việc làm của Mỹ được công bố. Nhưng hãy nhớ rằng nguy cơ Brexit chưa được dỡ bỏ, hãy chú ý đến nguy cơ các thông tin tiêu cực về Brexit được công bố bất ngờ.

USD/CHF

Ngưỡng hỗ trợ: 0.9885/0.9905
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9830/0.9805


Về mặt kỹ thuật, dữ liệu kinh tế yếu kém gần đây của Mỹ đã khiến đồng euro tăng giá, gián tiếp hỗ trợ đồng franc Thụy Sĩ. Theo phân tích gần đây, nếu đồng euro không phá vỡ mốc 1.15 so với đồng USD, thì tỷ giá USD/CHF sẽ dừng lại trước mức 0.9800. Hiện tại hãy chú ý đến hỗ trợ 0.9830 và 0.9805.

USD/JPY

Ngưỡng hỗ trợ: 108.15/108.40
Ngưỡng hỗ trợ: 107.50/107.25

Như phân tích đã chỉ ra trong ngày hôm qua, đồng yên sẽ được điều chỉnh mạnh vào cuối kỳ nghỉ lễ của Nhật Bản. Hiện tại, thị trường đang lo lắng rằng đồng yên đã tăng mạnh trong những ngày gần đây, điều này có thể làm Ngân hàng Nhật Bản can thiệp để điều chỉnh đồng yên. Tất nhiên, nếu thị trường chứng khoán toàn cầu yếu, nó sẽ ảnh hưởng đến đồng USD và đồng yên, tỷ giá USD/JPY có thể tiếp tục giảm. Với báo cáo việc làm của Mỹ công bố tối nay, thị trường có thể bị xáo trộn do hiệu suất không đồng đều của dữ liệu việc làm của Mỹ, gây ra biến động thị trường và giá cả có thể bị đảo ngược bất ngờ.

AUD/USD

Ngưỡng hỗ trợ: 0.6980/0.6965
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7035/0.7055

Thị trường dự đoán dữ liệu việc làm chính thức của Mỹ sẽ yếu, cùng với các cuộc đàm phán chiến tranh thương mại Mỹ-Trung dự kiến sẽ đạt được kết quả, và cải thiện quan hệ thương mại, thúc đẩy hợp tác và phát triển thương mại quốc tế, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Úc, điều này giúp đồng đô la Úc tăng trở lại từ mức thấp. Chúng ta cần chú ý đến dữ liệu việc làm của Mỹ tối nay.

NZD/USD

Ngưỡng hỗ trợ: 0.6580/0.6560
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6665/0.6680

Cũng giống như đô la Úc, đồng đô la New Zealand cũng hưởng lợi từ các tín hiệu tốt từ chiến tranh thương mại Trung-Mỹ. Dữ liệu việc làm của Mỹ được công bố trong tối nay sẽ rất quan trọng, bạn nên chú ý.

USD/CAD

Ngưỡng hỗ trợ: 1.3585/1.3615
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3445/1.3415

Tăng trưởng kinh tế gián tiếp thúc đẩy giá dầu thô, giá dầu thô tăng cũng có thể mang lại lợi ích cho đồng đô la Canada. Đồng USD giảm ngày hôm qua, gián tiếp thúc đẩy đồng đô la Canada. Giá dầu thô đã tăng lên, cũng hỗ trợ thêm cho đồng đô la Canada tăng giá. Lưu ý rằng dữ liệu việc làm của Canada và Mỹ được công bố tối nay có thể mang lại sự biến động đáng kể cho đồng đô la Canada.

XAU/USD

Ngưỡng hỗ trợ: 1299/1303
Ngưỡng hỗ trợ: 1283/1280

Chứng khoán Mỹ giảm và dữ liệu việc làm của Mỹ dự kiến sẽ yếu, ảnh hưởng đến sự sụt giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu, gây thêm lo ngại về rủi ro thị trường và giá vàng tăng. Nếu dữ liệu việc làm của Mỹ không làm thị trường thất vọng trong tối nay, mức lương trung bình sẽ tăng mạnh, thì giá vàng sẽ hạ nhiệt. Do việc phát hành dữ liệu quan trọng của Mỹ trong tối nay, giá vàng có thể dao động mạnh. Bạn cần chú ý đến rủi ro giao dịch.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng hỗ trợ: 47.45/47.75
Ngưỡng hỗ trợ: 45.75/45.35

OPEC sẽ bắt đầu sản xuất trong tháng này. Sáng nay, tồn kho dầu thô API của Mỹ đã một lần nữa giảm và cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đang giảm bớt. Dự kiến các cuộc đàm phán vào tuần tới sẽ có cơ hội thành công và giá dầu có nhiều cơ hội phục hồi. Sau khi kỹ thuật test thành công mức 47 USD, mức test tiếp theo sẽ là 48 USD. Nhưng thị trường đang theo dõi báo cáo việc làm và mức lương của Mỹ, vì nó có thể ảnh hưởng đến giá dầu thô tại thời điểm đó.

Chỉ số Dow Jones

Ngưỡng hỗ trợ: 23015/23325
Ngưỡng hỗ trợ: 22540/22340

Dự báo các công ty Mỹ có triển vọng phát triển không tốt, ảnh hưởng tâm lý đến môi trường đầu tư và chỉ số Dow Jones của Mỹ tiếp tục giảm. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ hiện tại đã giảm bớt, đồng thời sẽ có những tiến bộ, tâm lý đầu tư đang nóng lên, và chỉ số Mỹ dự kiến sẽ tăng trở lại. Triển vọng đàm phán thương mại Trung-Mỹ trong tuần tới sẽ mang lại tin tốt, chỉ số Dow Jones dự kiến sẽ thử nghiệm các mức kháng cự, sau đó là mức 24025.
 
Bác nào muốn mở tài khoản giao dịch Dầu, Vàng, Chứng khoán,…thì liên hệ em qua Zalo 098 – 879 – 3330 nhé
 
ATFX - Phân tích thị trường forex ngày 07/01/2019

Hội nghị Thương mại Trung-Mỹ sẽ bắt đầu hôm nay, tiếp tục các cuộc đàm phán về thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Thị trường kỳ vọng thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ sx đạt được thỏa thuận, hủy bỏ áp đặt các chính sách thuế quan bổ sung và thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu. Nếu các cuộc đàm phán mang tính xây dựng, thị trường chứng khoán toàn cầu và tiền tệ châu Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ tiếp tục tăng, vàng và bạc có thể điều chỉnh giảm, trong khi đó giá dầu thô dự kiến sẽ tăng.

Nhìn lại tuần trước, Mỹ đã chính thức tuyên bố vào tháng 12 năm ngoái, việc làm phi nông nghiệp được báo cáo là 312k, cao hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường, nhưng tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.9%. Bộ Lao động Mỹ giải thích rằng vì mùa cao điểm và ngày lễ, nhu cầu việc làm đã tăng lên, và nhiều người đang tìm kiếm việc làm, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng. Tất nhiên, thị trường tập trung nhiều hơn vào hiệu suất tiền lương trung bình mỗi giờ. Mức lương trung bình mỗi giờ đã tăng lên 0.4% trong tháng 12 và tỷ lệ tăng lương hàng năm cũng tăng nhẹ. Nó phản ánh rằng lạm phát Mỹ có thể tăng, nhưng Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Powell đã phát biểu làm giảm đồng USD.

Tuần này, Mỹ công bố dữ liệu lạm phát CPI cho tháng 12 và thị trường rất quan tâm nó. Ngoài ra, hôm nay Mỹ sẽ công bố các đơn hàng bền, đơn đặt hàng nhà máy và chỉ số quản lý mua hàng của ngành dịch vụ tháng 12. Những con số này dự kiến sẽ phản ánh kỳ vọng tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Mỹ và các nhà đầu tư có thể tham khảo các dữ liệu này để dự đoán sự biến động trong ngắn hạn của đồng đô la Mỹ.

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1425/1.1445
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1375/1.1355

Mức lương trung bình của Mỹ đã tăng trong tháng 12 và đồng euro giảm. Tuy nhiên, nhận xét của Fed đã khiến đồng USD giảm giá và đồng euro tăng giá so với đồng USD. Chiều nay chỉ số niềm tin của nhà đầu tư Eurozone và hiệu suất dữ liệu bán lẻ rất đáng chú ý. Ngoài ra, ngân hàng trung ương Ý sẽ công bố bảng cân đối kế toán vào ngày mai. Một số tin tức quan trọng ở trên có thể làm giảm giá đồng euro.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2755/1.2770
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2675/1.2650

Nguy cơ từ Brexit vẫn chưa được dỡ bỏ. Thủ tướng Anh dự định hoãn dự thảo Brexit và đệ trình lên Quốc hội để tạm thời giảm nguy cơ giảm giá đồng bảng. Nếu có bất kỳ vấn đề xuất hiện, đồng bảng Anh có thể giảm trở lại bất cứ lúc nào.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9880/0.9895
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9845/0.9830

Chủ tịch Fed đã đưa ra những nhận xét làm đồng đô la Mỹ giảm giá, gián tiếp khiến đồng franc Thụy Sĩ tăng giá. Theo phân tích kỹ thuật gần đây, tỷ giá USD/CHF có thể dừng trước ngưỡng 0.9800 và mức hỗ trợ quan trọng cần chú ý là 0.9830.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 108.85/109.00
Ngưỡng hỗ trợ: 108.00/107.85

Dữ liệu việc làm của Mỹ đã được cải thiện, khiến đồng USD tăng so với đồng yên. Nhưng phát biểu của chủ tịch Fed đã giới hạn sự tăng giá của USD so với đồng yên. Các cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ sẽ bắt đầu trong ngày. Nếu tình hình được cải thiện và thị trường chứng khoán ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng, dự kiến tỷ giá USD/JPY sẽ tiếp tục tăng. Mức kháng cự trong ngắn hạn của USD/JPY là 109.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7165/0.7190
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7085/0.7070

Đồng đô la Úc đã phá vỡ nhiều mức kháng cự so với đồng USD, tăng lên trên 0.71. Có những kỳ vọng trong các cuộc đàm phán chiến tranh thương mại Trung-Mỹ, khiến đồng đô la Úc tăng trở lại từ mức thấp. Nếu cuộc họp hôm nay giữa Trung Quốc và Mỹ đạt được các tiến bộ, tỷ giá AUD/USD sẽ có cơ hội kiểm tra 0.72.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6750/0.6785
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6710/0.6680

Vào tối thứ Sáu, Chủ tịch Fed đã đưa ra những nhận xét ôn hòa, và đồng USD giảm giá, gián tiếp thúc đẩy đồng đô la New Zealand. Đồng đô la New Zealand đã chạy theo đồng đô la Úc để vượt qua nhiều mức kháng cự và tăng trên mức 0.67. Tỷ giá NZD/USD sẽ có cơ hội kiểm tra 0.6785 nếu cuộc họp Trung-Mỹ đạt được những tiến bộ, nếu không, nó sẽ được điều chỉnh xuống dưới 0.67.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3415/1.3445
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3335/1.3305

Vviệc làm của Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ có nghĩa là nhu cầu sản xuất và tiêu dùng dự kiến sẽ tăng. Cuộc họp thương mại Trung-Mỹ một lần nữa lại bắt đầu và dự kiến sẽ thúc đẩy bình thường hóa thương mại quốc tế, tăng nhu cầu dầu thô, tăng giá dầu thô và mang lại lợi ích cho nền kinh tế Canada. Vào thứ Tư, Ngân hàng Canada sẽ quyết định lãi suất và thị trường dự kiến lãi suất tăng 0.25%, điều này sẽ khiến đồng đô la Canada tiếp tục tăng trong thời gian tới. Lưu ý rằng việc tăng lãi suất của Canada đã được phản ánh trong giá.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1292/1295
Ngưỡng hỗ trợ: 1283/1280

Dữ liệu việc làm của Mỹ cao hơn nhiều so với kỳ vọng vào tháng 12, đồng USD và chỉ số Dow Jones tăng, giá vàng giảm gần 15 USD. Nhưng Chủ tịch Fed đã công bố bài phát biểu ôn hòa và gián tiếp làm tăng giá vàng. Hiện tại, chúng ta cần tiếp tục chú ý đến ý kiến của nhiều quan chức Fed trong tuần này. Nếu họ vẫn tiếp tục phát biểu ôn hòa, thì giá vàng có cơ hội tăng giá. Mặt khác, thị trường lo ngại về việc nối lại các cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ. Nếu có kết quả tốt thì nó sẽ giúp thị trường chứng khoán tăng và giá vàng sẽ giảm. Mức hỗ trợ quan trọng là 1280.

Dầu thô tương lai Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 49.05/49.75
Ngưỡng hỗ trợ: 46.75/46.35

OPEC bắt đầu cắt giảm sản lượng trong tháng này và cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đang giảm bớt. Dự kiến các cuộc đàm phán sẽ có cơ hội thành công, mang lại nhu cầu về dầu thô và có cơ hội để giá dầu tăng. Thị trường đang chờ xem liệu cuộc họp cấp bộ trưởng giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ mang lại tin tức nào, vì người ta tin rằng nó có thể ảnh hưởng đến giá dầu thô.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 23610/23725
Ngưỡng hỗ trợ: 23240/23130

Một số bộ phận của chính phủ Mỹ tiếp tục ngừng hoạt động. Ngoài ra, các công ty của Mỹ đang dự báo triển vọng phát triển không được tốt. Theo công bố kết quả của công ty Mỹ trong giai đoạn tháng 1, nó có thể ảnh hưởng đến môi trường đầu tư về mặt tâm lý. Người ta nhận định rằng chỉ số Dow Jones vẫn sẽ giảm. Trên thị trường, cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ hiện tại đã dịu bớt, và tâm lý đầu tư sẽ nóng lên, giúp chỉ số Dow Jones tăng trở lại. Về mặt kỹ thuật, nếu chỉ số Dow Jones thất bại trong việc kiểm tra 24025, thì thị trường chứng khoán có cơ hội giảm.
 
ATFX - Phân tích thị trường forex ngày 08/01/2019

Hội nghị giữa các bộ trưởng thương mại Trung-Mỹ đã chính thức bắt đầu lại vào ngày hôm qua. Thị trường hy vọng rằng hai bên sẽ đạt được thỏa thuận "ngừng chiến" hoàn toàn trước khi kết thúc hiệp định thương mại Trung-Mỹ. Trong trường hợp lý tưởng nhất, thì nó có thể bãi bỏ chính sách thuế hiện tại của Mỹ đối với hàng hóa của Trung Quốc và thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, thị trường kỳ vọng hai nước sẽ tăng cường hợp tác và phát triển kinh tế, mang lại sự thịnh vượng cho thị trường và thúc đẩy môi trường đầu tư. Vì hai nước hiện chỉ mới ở giai đoạn đầu đàm phán, nên không có tin tức nào để kích thích thị trường. Thị trường chỉ bị ảnh hưởng bởi khả năng Fed có thể từ từ tăng lãi suất. Đồng đô la Mỹ suy yếu và chỉ số đô la Mỹ (USD index) giảm xuống dưới mức 96 điểm.

Chiều nay, Đức sẽ công bố sản lượng công nghiệp, Thụy Sĩ công bố doanh số bán lẻ, chỉ số giá nhà ở Anh và chỉ số tâm lý kinh tế khu vực đồng euro, chỉ số thịnh vượng công nghiệp và chỉ số niềm tin của người tiêu dùng. Vào buổi tối, Mỹ và Canada sẽ công bố tài khoản thương mại. Thị trường xem xét các dữ liệu và tiền tệ liên quan. Ngoài ra, điều đáng chú ý là Ngân hàng Ý sẽ công bố bảng cân đối ngân sách. Nếu ngân hàng trung ương không giảm quy mô tài sản nợ của mình, nó có thể làm đồng euro và các tiền tệ châu Âu giảm, và giá vàng có thể tăng giá.


EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1485/1.1505
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1420/1.1400

Những bình luận của chủ tịch Fed đã khiến đồng USD tiếp tục giảm, giúp tỷ giá EUR/USD tăng. Vào buổi chiều hoặc tối, Ngân hàng Ý se công bố bảng cân đối ngân sách. Nếu ngân hàng trung ương không giảm tỷ lệ nợ, thì đồng euro có thể giảm. Các mức kháng cự quan trọng là 1.1485 và 1.1505.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2795/1.2820
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2725/1.2700

Nguy cơ từ Brexit vẫn còn và thỏa thuận dự thảo Brexit sẽ được đệ trình lên Quốc hội để thảo luận vào thứ Ba tới, mặc dù nguy cơ làm giảm đồng bảng Anh sẽ tạm thời được giảm bớt. Tuy nhiên, dự thảo Brexit có thể bị Quốc hội phủ quyết một lần nữa. Vương quốc Anh sẽ đối mặt với Brexit mà không có thỏa thuận, gây ra nhiều vấn đề trong chính phủ và thị trường Anh, và đồng bảng Anh có thể chịu áp lực giảm mạnh.

USD/CHF

Ngưỡng kháng cự: 0.9850/0.9865
Ngưỡng hỗ trợ: 0.9785/0.9770

Chủ tịch Fed đã phát biểu rằng lãi suất có thể tăng chậm lại, khiến đồng USD giảm giá, gián tiếp ảnh hưởng đến đồng franc Thụy Sĩ. Theo phân tích kỹ thuật, tỷ giá USD/CHF test nhiều lần vùng hỗ trợ 0.9790. Nếu vùng hỗ trợ này không bị phá vỡ, nó có thể giúp tỷ giá USD/CHF phục hồi. Hiện tại, chúng tôi khuyên bạn nên chờ xem hiệu suất của dữ liệu bán lẻ Thụy Sĩ vào buổi chiều và chú ý đến tình hình bảng cân đối của ngân hàng trung ương Ý, sau đó hãy giao dịch.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 108.85/109.00
Ngưỡng hỗ trợ: 108.00/107.85

Thị trường chứng khoán Mỹ và thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương đang khởi sắc, thúc đẩy đồng USD tăng giá so với đồng yên, và tỷ giá USD/JPY vẫn ở trên mức 108.00. Nếu các cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ tiến triển và mang lại kết quả tôt, nó sẽ tiếp tục thúc đẩy thị trường chứng khoán toàn cầu tăng lên, và tỷ giá USD/JPY sẽ có cơ hội mở rộng xu hướng tăng. Trong kỹ thuật ngắn hạn, USD/JPY lo ngại đang tiến đến mức 109 và mong đợi một bước đột phá.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7165/0.7190
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7085/0.7070

Chủ tịch Fed gợi ý về việc chậm tăng lãi suất, khiến đồng USD giảm giá và gián tiếp thúc đẩy đồng đô la Úc. Cùng với những kỳ vọng của các cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ, nếu cuộc họp Trung-Mỹ đạt được tiến bộ rõ ràng và mang lại kết quả tốt, và Fed vẫn có thái độ chậm tăng lãi suất, thì đồng đô la Úc sẽ có cơ hội kiểm tra 0.72 so với đô la Mỹ. Mặt khác, chúng ta phải chú ý sự điều chỉnh và kiểm tra dưới mức 0.71.

NZD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6765/0.6785
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6710/0.6680

Đồng đô la New Zealand vẫn chạy theo xu hướng của đồng đô la Úc so với đô la Mỹ và tỷ giá NZD/USD tăng trên mức MA 200 giờ là 0.6700. Thị trường mong đợi sự tiến bộ trong cuộc họp giữa Trung Quốc và Mỹ để hỗ trợ sự tăng giá của đồng đô la New Zealand so với đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc và Mỹ không công bố kết quả của các cuộc đàm phán trong tương lai, tỷ giá NZD/USD khó phá vỡ mức 0.6785 và thậm chí có thể điều chỉnh về 0.6700 hoặc thấp hơn.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3345/1.3365
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3260/1.3240

Saudi có kế hoạch giảm xuất khẩu dầu thô và hy vọng sẽ tăng giá dầu lên 75 đến 80 USD một thùng, giúp tăng thu nhập quốc dân. Tin tức giúp giá dầu tăng và gián tiếp đẩy đồng đô la Canada tăng lên. Ngoài ra, Canada có thể xem xét tăng lãi suất vào tối mai, điều này cũng giúp đô la Canada tăng giá. Nhưng khi đồng đô la Canada tăng, tin tức đã dần được "tiêu hóa" và chúng ta cần phải lo lắng về nguy cơ đảo ngược xu hướng. Về mặt kỹ thuật, mức 1.3240 là 85.2% để điều chỉnh.

XAU/USD

Ngưỡng kháng cự: 1292/1295
Ngưỡng hỗ trợ: 1283/1280

Chủ tịch Fed đã công bố việc tăng lãi suất chậm lại, cùng với rủi ro Brexit, tin tức tiếp tục nóng lên. Hiện tại, chúng tôi đang chú ý đến ý kiến của các quan chức Fed trong tuần này. Nếu họ tiếp tục giữ quan điểm về chậm tăng lãi suất thì giá vàng có cơ hội tăng. Mặt khác, thị trường lo ngại về việc nối lại các cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ. Nếu Trung-Mỹ có tiến triển tốt, nó sẽ giúp thị trường chứng khoán tăng giá, điều này sẽ gián tiếp dẫn đến sự sụt giảm của giá vàng. Hiện tại chúng tôi thấy rằng giá vàng có thể lên mức 1292 hoặc 1295.

Dầu thô tương lai Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 49.05/49.75
Ngưỡng hỗ trợ: 47.75/47.35

OPEC bắt đầu cắt giảm sản lượng trong tháng này. Hôm qua, Saudi đã thông báo rằng họ có kế hoạch giảm xuất khẩu dầu thô. Ngoài ra, cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đang giảm bớt. Dự kiến các cuộc đàm phán sẽ thành công, làm tăng nhu cầu về dầu thô và giá dầu tăng trở lại. Về mặt kỹ thuật, giá dầu thô đã tăng lên đến mức 47 USD một thùng. Nếu giá dầu thô tiếp tục duy trì trên mức 47 USD, thì nó sẽ kiểm tra mức 49.75 USD một lần nữa.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 23680/23835
Ngưỡng hỗ trợ: 23240/23130

Hiệu suất của công ty Mỹ tiếp tục gây bi quan. Sắp có thông báo về kết quả hoạt động của công ty Mỹ vào tháng 1, về mặt tâm lý có thể ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Ước tính, chỉ số Dow Jones của Mỹ vẫn chiiuj áp lực giảm. Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ hiện tại đã có dấu hiệu giảm bớt. Dự kiến các cuộc đàm phán sẽ có tiến triển tốt và tâm lý đầu tư sẽ nóng lên, điều này sẽ khiến chỉ số Dow Jones của Mỹ tăng lên. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, nếu chỉ số Dow của Mỹ test mức 23835, thì chỉ số Dow có thể giảm.
 

Announcements

Forum statistics

Threads
419,102
Messages
7,080,809
Members
171,186
Latest member
tuongcongo

Most discussed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom