Journey ATFX - Nhận định thị trường hàng ngày cùng Martin Lam

tinforex

Junior
Joined
Mar 12, 2011
Messages
1,196
Reactions
34
MR
0.000
ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 17/06/2019

Doanh số bán lẻ của Mỹ và sản lượng công nghiệp đã tăng trong tháng 5 nhưng chỉ số niềm tin tiêu dùng từ đại học Michigan đã giảm nhẹ trong tháng 6. Dữ liệu của Mỹ tương đối tốt và giúp đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, giá vàng cũng giảm từ mức cao gần đây. Chỉ số USD index cũng tăng và vượt ngưỡng 97.05.

Dữ liệu lạm phát của Eurozone và Anh sẽ được công bố trong hai ngày tới. Thị trường dự đoán sẽ các dữ liệu này sẽ giảm, đồng thời kéo đồng euro và bảng Anh giảm theo, nhưng hỗ trợ gián tiếp đồng USD tăng giá. Chủ tịch Fed sẽ tổ chức một cuộc họp báo sau khi FOMC công bố quyết định lãi suất và tuyên bố chính sách tiền tệ vào thứ Năm tuần này. Vào tháng 5, dữ liệu kinh tế và việc làm của Mỹ đã yếu đi, và lạm phát cũng chưa khả quan. Fed dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất, nhưng nếu Fed không công bố việc cắt giảm lãi suất trong cuộc họp này, thì chủ tịch Fed có thể cắt giảm lãi suất nhiều lần trong quý III và quý IV năm nay, nó có thể ảnh hưởng đến niềm tin đầu tư đối với tài sản bằng đồng USD và đồng USD vào nửa cuối năm.

Các thông tin và sự kiện quan trọng trong ngày hôm nay

20:00 Bán nhà hiện có ở Canada trong tháng 5
21:00 Chỉ số thị trường nhà cửa NAHB của Mỹ trong tháng 6
03:00 Dòng vốn của Mỹ vào ngày mai

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1230/1.1245
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1185/1.1165

Dữ liệu kinh tế trong Eurozone tiếp tục yếu với chỉ số CPI của Đức không trong tháng 5, và kỳ vọng về lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn yếu. Bên cạnh đó, thị trường tập trung vào việc ECB giải quyết thâm hụt ngân sách và chính sách tiền tệ tương lai. Về mặt kỹ thuật, đồng euro vẫn duy trì xu hướng giảm so với đồng USD khi phân tích khung thời gian theo giờ, và tiếp tục giao dịch dưới mức MA 20 giờ. Dự kiến, sự phục hồi của đồng euro sẽ bị hạn chế bởi dữ liệu kinh tế trong 2 ngày tới.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2615/1.2635
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2560/1.2545

Ngày mai là vòng bỏ phiếu thứ hai về bầu cử thủ tướng Anh. Anh đang đối mặt với nguy cơ Brexit cứng và đồng bảng Anh vẫn yếu. Về mặt kỹ thuật, nếu tỷ giá GBPUSD vượt qua mức hỗ trợ 1.2558 thì mục tiêu tiếp theo sẽ là 1.2460.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6900/0.6915
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6865/0.6850

Thị trường kỳ vọng cuộc họp chính sách tiền tệ ngày mai của RBA có thể xem xét việc cắt giảm lãi suất xuống mức thấp hơn. Việc cắt giảm lãi suất có thể làm đồng đô Úc giảm trước khi kinh tế Úc hồi phục trở lại. Sau khi biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ được công bố vào sáng mai, đồng AUD có thể sẽ ổn định và kiểm tra mức kháng cự.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 108.80/108.95
Ngưỡng hỗ trợ: 108.45/108.30

Kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của Fed sẽ giúp chỉ số Dow Jones tăng. Chỉ số Dow và Nikkei trong phiên giao dịch châu Á hôm nay đã tăng, tỷ giá USDJPY cũng được hưởng lợi và tăng theo. Nhưng cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ vẫn tiếp tục căng thẳng nên thị trường chứng khoán sẽ bị hạn chế tăng. Nếu chỉ số Nikkei yếu thì tỷ giá USDJPY sẽ kiểm tra các mức hỗ trợ.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3430/1.3445
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3380/1.3360

Giá dầu thô không ngừng giảm, tiếp tục kéo đồng đô la Canada giảm theo. Ngày mai, các đơn đặt hàng và hàng tồn kho trong mùa thu tháng 4 của Canada sẽ được công bố. Ngày kế tiếp, CPI của Canada cũng sẽ được công bố, thị trường dự đoán dữ liệu này sẽ giảm và ảnh hưởng tiêu cực đến đồng đô la Cananda.

Dầu tương lai (USOIL) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 52.95/53.35
Ngưỡng hỗ trợ: 52.15/51.65

Dự trữ dầu thô API của Mỹ đã tăng vào tuần trước, do bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, cũng như bởi nhu cầu dầu thô giảm theo mùa. Mặc dù nguồn cung dầu thô tại Trung Đông bị ảnh hưởng và giá dầu thô được hỗ trợ trong ngắn hạn, nhưng nhu cầu dầu thồ tổng thể đang giảm và hạn chế giá dầu tăng giá.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1346/1348
Ngưỡng hỗ trợ: 1339/1337

Những nhận định của các quan chức Fed và tổng thống Mỹ đã khiến giá vàng tăng. Trước cuộc họp FOMC tuần này, Fed có thể sẽ xem xét cắt giảm lãi suất, và tổng thống Mỹ cũng ủng hộ việc cắt giảm lãi suất. Các mức kháng cự quan trọng là 1346, 1348 và 1350.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26250/26320
Ngưỡng hỗ trợ: 25960/25885

Dự kiến chỉ số Dow Jones có thể chạm ngưỡng kháng cự 26320 nếu Fed thông báo cắt giảm lãi suất trong cuộc hợp lần này. Nhưng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế và sẽ kìm hãm thị trường chứng khoán.
 
ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 18/06/2019

Không có dữ liệu và tin tức quan trọng trên thị trường vào hôm qua và chỉ số USD index tiếp tục dao động từ 97.30 đến 97.55 điểm. Nếu xét chỉ số USD index theo biểu đồ hàng giờ thì chúng ta sẽ thấy mô hình ba đỉnh. Hôm nay Eurozone sẽ công bố tài khoản thương mại trong tháng 4, CPI trong tháng 5, và chỉ số niềm tin kinh tế ZEW của Đức trong tháng 6. Những dữ liệu này sẽ ảnh hưởng đến xu hướng của đồng EUR. Dữ liệu Eurozone và phát biểu của Mario Draghi – chủ tịch của ECB có thể ảnh hưởng đến EUR và các loại tiền tệ khác. Hiện tại thị trường đang nhận định lạm phát Eurozone và niềm tin kinh tế yếu hơn từ một tháng trước, đồng euro sẽ bị hạn chế tăng.

Cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed sẽ bắt đầu vào ngày mai và thị trường kỳ vọng Fed giữ nguyên mức lãi suất hiện tại. Thị trường cũng dư kiến Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong cuộc họp vào tháng 7. Hiện tại, các nhà đầu tư đang theo dõi cuộc họp của chủ tịch Fed và tìm kiếm hướng đi của chính sách tiền tệ của Fed. Nếu Fed quyết định cắt giảm lãi suất nhiều hơn một lần trong quý 3 và quý 4 thì nó sẽ ảnh hưởng đến đồng USD.

Chỉ số USD index được kỳ vọng sẽ giao dịch trong mức 97.30 và 97.55 trong ngắn hạn. Bất kỳ những dữ liệu nào trong khu vực đồng euro mạnh hơn hay yếu hơn đều có thể ảnh hưởng đến đồng đô Mỹ.

Các thông tin và dữ liệu quan trọng đáng chú ý ngày hôm nay:

- 08:30 Biên bản hợp chính sách tiền tệ của RBA
- 16:00 Tài khoản giao dịch trong tháng 4 của Eurozone
- 16:00 CPI cuối cùng hàng tháng và hàng năm trong tháng 5 của Eurozone
- 16:00 Chỉ số niềm tin kinh tế ZEW trong tháng 6
- 16:00 Chỉ số niềm tin kinh tế ZEW của Đức trong tháng 6
- 19:30 Giấy phép xây dựng của Mỹ trong tháng 5
- 19:30 Nhà ở bắt đầu trong tháng 5 của Mỹ
- 21:00 Carney - Thống đốc Ngân hàng Anh phát biểu
- 21:00 Mario Draghi – Chủ tịch ECB phát biểu
- 03:30 sáng sớm ngày mai, Dự trữ dầu thô API của Mỹ

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1245/1.1260
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1190/1.1175

Dữ liệu kinh tế và dữ liệu lạm phát Eurozone được nhận định sẽ yếu đi. CPI Eurozone có thể sẽ giảm 0.2% trong tháng 5. Về mặt kỹ thuật, nhận định theo biểu đồ hàng giờ thì tỷ giá EURUSD vẫn duy trì xu hướng giảm. Các nhà đầu tư đang theo dõi cuộc họp ở châu Âu, nơi Chủ tịch ngân hàng trung ương (Mario Draghi) phát biểu với hy vọng sẽ có thêm một tin tốt để giúp đồng euro tăng giá.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2560/1.2585
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2485/1.2460 support

Boris Johnson - ứng cử viên của đảng bảo thủ cầm quyền của Anh và là cựu thị trưởng London - người ủng hộ Brexit cứng, đã vượt lên trước các đối thủ. Thị trường nhận định Anh sẽ đối mặt với Brexit cứng vào ngày 31 tháng 10. Nếu không có bất kỳ tin tốt nào để hỗ trợ đồng bảng Anh tăng giá thì và nó sẽ tiếp tục suy yếu.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6880/0.6900
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6845/0.6825

Biên bản từ cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 6 của Ngân hàng dự trữ cho thấy Ngân hàng trung ương vẫn đang xem xét cắt giảm lãi suất khác như một mục tiêu kích thích kinh tế. Đồng đô Úc có cơ hội giảm so với đô Mỹ khi việc cắt giảm lãi suất dự kiến sẽ tiếp tục trước khi nền kinh tế Úc phục hồi. Cần chú ý đến cuộc họp chính sách tiền tệ từ Fed vào thứ 5 và chính sách tiền tệ của Mỹ có thể thay đổi xu hướng AUDUSD.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 108.55/108.70
Ngưỡng hỗ trợ: 108.35/108.20

Kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed đang tăng lên, ảnh hưởng đến hiệu suất của chỉ số Dow Jones. Tỷ giá USDJPY sẽ phụ thuộc vào chỉ số Dow và Nikkei. Nếu cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp diễn, sẽ khiến hai chỉ số trên giảm, thì thị trường chứng khoán liên quan sẽ bị hạn chế mức tăng.


USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3430/1.3445
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3380/1.3360

Giá dầu thô giảm, tác động tiêu cực đến đồng đô la Canada. Nếu giá dầu thô tiếp tục giảm, nó sẽ kéo đồng đô la Canada giảm theo. Đơn đặt hàng sản xuất và hàng tồn kho của Canada trong tháng 4 sẽ được phát hành vào hôm nay, tiếp theo đó là dữ liệu lạm phát vào ngày mai. Thị trường kỳ vọng giá dầu thô phục hồi để giúp đồng đô la Canada tăng.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 52.45/53.05
Ngưỡng hỗ trợ: 51.65/51.05

Dự trữ dầu thô API của Mỹ đã tăng vào tuần trước, giá dầu sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Dự trữ dầu thô mới nhất sẽ được công bố ngày mai. Ngoài thông tin này, chúng ta cần phải chú ý đến nhu cầu dầu thô theo mùa khi giao dịch dầu.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1346/1348
Ngưỡng hỗ trợ: 1336/1334

Các quan chức Fed đã bày tỏ lo ngại về việc tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại, dự kiến Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào nữa cuối năm nay, điều này hỗ trợ vàng tăng giá. Giá vàng đang củng cố trên mức 1330 và đang kiểm tra mức kháng cự 1346, 1348, và 1350.

Chỉ số Dow Jones tương lai (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26250/26320
Ngưỡng hỗ trợ: 25960/25885

Chỉ số Dow Jones của Mỹ vẫn biến động trong phạm vi hẹp trước cuộc họp của Fed. Chúng ta cần chú ý đến tổng thống Mỹ Trump, quan điểm về chính sách tiền tệ và các cuộc đàm phán, thỏa thuận thượng mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Nếu xuất hiện các thỏa thuận tích cự, chỉ số Dow Jones sẽ kiểm tra mức kháng cự.
 
ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 19/06/2019

Quyết định chính sách tiền tệ và công bố chính sách của FOMC và sau đó là cuộc họp báo của Chủ tịch Fed Powell lúc 2 giờ 30 sẽ là trọng tâm của thị trường. Hiện tại, thị trường vẫn đang chờ xem chính sách tiền tệ của Fed. Nếu Fed cắt giảm lãi suất nhiều hơn một lần trong năm nay, thì đồng USD sẽ giảm vào nửa cuối năm nay. Chỉ số USD index dự kiến vẫn dao động trong phạm vi hẹp trước khi FOMC công bố lãi suất và diễn ra cuộc họp báo.

Trong phiên giao dịch ngày hôm qua, đồng euro giảm xuống 1.1180 so với đô la Mỹ sau khi Tổng thống Mỹ nhận định về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu khi họ đang thao túng đồng euro. Bên cạnh đó, đàm phán thương mại Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục, điều này giúp cải thiện tâm lý đầu tư. Trump cho biết ông sẽ gặp lãnh đạo Trung Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng này. Tâm lý đầu tư ổn định cùng với chỉ số Dow Jones tăng, chỉ số Nikkei, chứng khoán châu Á và giá dầu thô cũng tăng theo, trong khi đó giá vàng và đồng yên giảm. Thị trường hiện đang chờ xem lãnh đạo Trung Quốc sẽ phát biểu như thế nào.

Thông tin và sự kiện quan trọng trong ngày hôm nay

- 13:00 Tỷ lệ PPI hàng tháng trong tháng 5 của Đức
- 15:00 Tài khoản hiện tại trong tháng 4 của Eurozone
- 15:30 Chỉ số giá bán lẻ và CPI trong tháng 5 của Anh
- 17:00 Đơn đặt hàng công nghiệp CBI tháng 6 của Anh
- 19:30 Tỷ lệ CPI hàng tháng trong tháng 5 của Canada
- 21:00 Draghi – Chủ tịch ECB phát biểu
- 21:30 Dự trữ dầu thô EIA
- 1 giờ sáng sớm hôm sau, FOMC thông báo quyết định lãi suất và chính sách tiền tệ
- 1:30 sáng hôm sau, Powell – Chủ tịch Fed tổ chức họp báo

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1225/1.1240
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1185/1.1170

Dữ liệu lạm phát Eurozone yếu với tỷ lệ hàng tháng giảm trong tháng 5, PPI của Đức trong tháng 5 và tài khoản hiện tại Eurozone trong tháng 4 yếu. Trong khi thị trường châu Âu mở cửa thì đồng euro bị hạn chế tăng. Ngoài ra, trước khi thị trường châu Âu đóng cửa, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (Draghi) phát biểu trong cuộc họp báo và FOMC quyết định lãi suất, thông báo chính sách thì đồng euro có khả năng tăng.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2580/1.2600
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2545/1.2530

Nhận định của Tổng thống Mỹ, Ngân hàng Trung ương châu Âu đang thao túng đồng euro, dòng tiền từ các quỹ của đồng Euro chuyển sang bảng Anh. Ngoài ra, các cuộc đàm phán thương mại mở cửa trở lại giúp tỷ giá GBPUSD tăng trên mức hỗ trợ 1.2558. Chúng ta cần chú ý đến thị trường châu Âu, thông báo CPI của Anh và chỉ số giá bán lẻ trong tháng 5.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6885/0.6900
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6865/0.6850

Dự định mở lại cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc đã giúp đồng đô la Úc tăng. Bên cạnh đó, cuộc họp chính sách tiền tệ FOMC sẽ ảnh hưởng đến đồng USD và việc cắt giảm lãi suất hoặc lãi suất không thay đổi cũng ảnh hưởng đến tỷ giá AUDUSD.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 108.70/108.90
Ngưỡng hỗ trợ: 108.35/108.20

Kế hoạch mở lại cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc giúp chỉ số Dow tương lai tăng lên và tỷ giá USDJPY được hưởng lợi nên cũng tăng theo. Nhưng nếu cuộc chiến thương mại giữa Mỹ-Trung vẫn chưa được giải quyết thì chỉ số Dow và Nikkei vẫn sẽ yếu, thị trường chứng khoán và tỷ giá USDJPY cũng sẽ bị hạn chế.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3410/1.3425
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3360/1.3345

Giá dầu thô của Mỹ phục hồi gián tiếp giúp đồng đô la Canada tăng giá. Nếu giá dầu thô giảm xuống mức 55 USD thì đồng đô Canada cũng giảm theo. Dữ liệu lạm phát Canada dự đoán chỉ 0.2% trong tháng 5 khi được công bố trong hôm nay.

Gía dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 54.45/55.10
Ngưỡng hỗ trợ: 52.85/52.65

Dầu dự trữ dầu thô API của Mỹ giảm, hỗ trợ cho dầu thô tăng giá. Quan trọng hơn hết, Tổng thống Mỹ cho rằng cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc sẽ được tiếp tục trong Hội nghị thượng đỉnh G20, điều này gián tiếp giúp giá dầu tăng. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý đến các yếu tố nhu cầu dầu theo mùa, nhu cầu dầu thô tiếp tục giảm có thể dẫn đến việc dự trữ dầu thô tăng lên, và giá dầu sẽ bị hạn chế tăng

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1348/1350
Ngưỡng hỗ trợ: 1332/1330

Thị trường kỳ vọng thông tin cắt giảm lãi suất của Fed vào nửa cuối năm để giúp giá vàng tăng. Tổng thống Trump cũng ủng hộ về kế hoạch cắt giảm lãi suất của Fed trong năm nay. Nhưng các nhà đầu tư nhận định rằng kế hoạch đàm phán giữa Mỹ-Trung đã thúc đẩy thị trường chứng khoán, nên giá vàng sẽ bị hạn chế trong ngắn hạn.

Chỉ số Dow Jone tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26520/26700
Ngưỡng hỗ trợ: 26300/26050

Chỉ số Dow Jones đã dao động trong phạm vi hẹp vì tâm lý đầu tư trước cuộc họp chính sách của Fed. Nhưng kế hoạch mở lại các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã thúc đẩy thị trường chứng khoán. Lãi suất của Fed dự kiến sẽ không thay đổi trong ngày hôm nay.
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 21/06/2019

Cục dự trữ liên bang không thay đổi lãi suất sau cuộc họp nhằm đánh giá điều kiện kinh tế và thị trường. Nhưng sau đó, vài từ trong biên bản cuộc họp đã ấn định lãi suất sẽ được thay đổi. Các nhà đầu tư nhận định Fed có thể cắt giảm 0.5% lãi suất vào tháng tới và tháng 9. Đồng USD giảm khi chênh lệch lãi suất bị thu hẹp so với các loại tiền tệ khác, điều này làm dấy lên lo ngại nền kinh tế Mỹ sẽ chậm lại. Lãi suất được cắt giảm sẽ có lợi cho thị trường chứng khoán, giá dầu thô và giá vàng.

Chỉ số PMI sản xuất của Đức và PMI sản xuất Eurozone trong tháng 6 được kỳ vọng sẽ giảm trong hôm nay kéo theo đồng euro và đồng franc Thụy Sĩ giảm theo. Tiếp theo, PMI sản xuất Market, PMI dịch vụ của Mỹ trong tháng 6 và tổng số lượng bán nhà hiện tại ở Mỹ trong tháng 5 dự kiến tăng, nó sẽ giúp đồng USD tăng giá và gián tiếp làm giảm giá các loại tiền tệ châu Âu.

Các thông tin quan trọng đáng chú ý trong ngày hôm nay:

- 14:30 PMI sản xuất trong tháng 6 của Đức
- 15:00 PMI sản xuất trong tháng 6 của Eurozone
- 19:30 Doanh số bán lẻ của Canada trong tháng 4
- 20:45 PMI dịch vụ và PMI sản xuất Markit của Mỹ trong tháng 6
- 21:00 Tổng doanh số bán nhà trong tháng 5 tại Mỹ

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1315/1.1330
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1270/1.1250

Công bố chính sách tiền tệ của Fed trong tháng 6 ám chỉ việc cắt giảm 0.5% lãi suất vào nửa cuối năm khiến đồng USD giảm và đồng euro tăng giá. Về mặt kỹ thuật, đồng Euro đã vượt qua ngưỡng kháng cự 1.1275 và 1.1290 để đạt 1.1315. Các mức hỗ trợ tham chiếu nếu đồng euro điều chỉnh là 1.1270 và 1.1250.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2720/1.2740
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2645/1.2620

Ngân hàng Anh thông báo quyết định lãi suất và cuộc họp đúng như kỳ vọng của thị trường, với chính sách tiền tệ được giữ nguyên. Nhưng cuộc bầu cử lãnh đạo đảng bảo thủ của Anh ủng hộ Brexit cứng. Vì vậy, đồng bảng Anh có nguy cơ giảm giá. Về mặt kỹ thuật, các mức kháng cự trong ngắn hạn là 1.2720 và 1.2740, mức kháng cự quan trọng tại 1.2755.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6945/0.6960
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6885/0.6870

Dự định mở lại cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tuần tới được kỳ vọng giảm bớt căng thẳng thị trường và thúc đẩy đồng đô la Úc. Về mặt kỹ thuật, AUDUSD đã phá vỡ ngưỡng kháng cự 0.6900, sau đó sẽ là 0.6945 và 0.6975 (mức kháng cự quan trọng).

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 107.25/107.10
Ngưỡng hỗ trợ: 107.70/107.85

Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi của Nhật giảm theo tỷ lệ hàng tháng và hàng năm, nó dưới mức lạm phát của Ngân hàng Trung ương. Chỉ số Nikkei giảm và tỷ giá USDJPY cũng giảm xuống mức thấp 107.22. Trong ngắn hạn, tỷ giá USDJPY có thể đạt mức hỗ trợ hỗ trợ 107.25 và 107.10.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3165/1.3150
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3215/1.3235

Giá dầu thô của Mỹ phục hồi đã giúp đồng đô la Canada tăng giá. Bên cạnh đó, tín hiệu cắt giảm lãi suất của Fed vào nửa cuối năm cũng thúc đẩy đồng đô Canada tăng cao hơn. Doanh số bán lẻ của Canada trong tháng 4 dự kiến giảm trong hôm nay.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 57.65/58.15
Ngưỡng hỗ trợ: 55.85/55.15

Yếu tố thúc đẩy giá dầu thô tăng chính là nhờ cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung trước Hội nghị G20 và Fed dự định cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay. Thị trường đang theo dõi các cuộc đàm phán giữa các Bộ trưởng thương mại của Mỹ và Trung Quốc vào thứ Ba tới. Nếu cuộc chiến thương mại được hạ nhiệt thì giá dầu thô tiếp tục tăng.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1415/1425
Ngưỡng hỗ trợ: 1398/1388

Giá vàng tăng nhờ thông tin cắt giảm lãi suất của Fed. Nhưng các nhà đầu tư lo ngại rằng mức tăng của giá vàng sẽ bị hạn chế tại mức 1415 hoặc 1425 do kế hoạch mở lại cuộc đàm phán giữa Mỹ-Trung, điều này sẽ thúc đẩy chứng khoán.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26830/27000
Ngưỡng hỗ trợ: 26390/26250

Chỉ số Dow Jones đóng cửa dưới mức 27000. Cổ phiếu bị hạn chế tăng do Fed không cắt giảm lãi suất trong lần này. Thị trường đang kỳ vọng các tin tức tốt từ cuộc đàm phán Mỹ-Trung vào tuần tới để chỉ số Dow Jones có cơ hội tăng.
 
ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 24/06/2019

Dữ liệu kinh tế quan trọng nhất nên theo dõi trong tuần này bao gồm các đơn đặt hàng lâu bền trong tháng 5 của Mỹ và GDP thực tế cuối cùng trong quý I. Dữ liệu này sẽ báo hiệu thị về trường lao động của Mỹ trong tháng 6 cùng với bảng lương phi nông nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp. Chỉ số USD index có thể giảm về mức thấp trong 3 tháng là 95.80 và mức thấp từ đầu năm là 95 nếu dữ liệu này yếu. Đồng euro có thể vượt mức 1.14 để chạm mức 1.1460 và 1.1480. GBPUSD có thể tăng lên 1.2820 hoặc 1.2870. Gía vàng cũng sẽ tăng cao hơn.

Trước Hội nghị G20 cuối tuần này, các quan chức của Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau vào ngày mai, điều này làm tăng hy vọng rằng hai bên có thể đạt được thỏa thuận, giúp giảm khủng hoảng thương mại Mỹ-Trung. Nếu hai nước có kế hoạch nối lại đàm phán thương mại và thúc đẩy dự báo tăng trưởng kinh tế, thì Fed có thể ngừng cắt giảm lãi suất, việc này sẽ giúp đồng đô USD tăng giá, Nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng đô Úc, đồng đô New Zealand, đồng đô Canada cũng như giá dầu thô sẽ có cơ hội tăng lên. Nếu đồng USD tăng thì các tiền tệ châu Âu và giá vàng có thể giảm.

Các thông tin và sự kiện quan trọng trong ngày hôm nay
- 15:00 Chỉ số IFP môi trường kinh doanh trong tháng 6 của Đức
- 21:30 Chỉ số hoạt động kinh doanh trong tháng 6 của Fed tại Dallas

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1405/1.1420
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1360/1.1345

Công bố cắt giảm lãi suất của Fed đã khiến đồng USD giảm và euro tăng. Đồng euro được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng khi chỉ số môi trường kinh doanh IFO trong tháng 6 của Đức được công bố phù hợp hoặc cao hơn so với kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên, nếu dữ liệu không đạt được như kỳ vọng thì đồng euro sẽ điều chỉnh.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2770/1.2795
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2725/1.2700

Việc cắt giảm lãi suất giúp kích thích kinh tế thị trường và tỷ giá GBPUSD sẽ tăng. Nhưng cuộc bầu cử của đảng bảo thủ có thể đẩy tỷ giá GBPUSD đi xuống. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự quan trọng trong ngắn hạn là 1.2755, nếu thất bại trong việc vượt ngưỡng này thì tỷ giá GBPUSD sẽ điều chỉnh.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6975/0.6990
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6925/0.6910

Đồng đô la Úc được thúc đẩy bởi hy vọng có những tin tức tốt trước Hội nghị G20 vào thứ Sáu để giảm bớt căng thẳng giữa Mỹ và trung Quốc. Bên cạnh đó, Fed báo hiệu cắt giảm lãi suất vào nữa cuối năm nay, điều này sẽ giúp đồng đô la Úc tăng giá. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá AUDUSD đang xem xét mức kháng cự 0.6975 hoặc 0.6990.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 107.70/107.85
Ngưỡng hỗ trợ: 107.25/107.10

Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi của Nhật giảm ở mức hàng năm và hàng tháng, và các dữ liệu kinh tế khác của Nhật Bản cũng chậm lại. Chỉ số Nikkei giảm từ mức cao nhất vì rủi ro tăng lên, và đẩy đồng USD xuống mức thấp nhất là 107.05 so với đồng yên. Nhưng thị trường đang chờ đợi việc nối lại đàm phán thương mại trong tuần này, điều này có thể thúc đẩy môi trường đầu tư và giúp cổ phiếu tăng giá.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3165/1.3150
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3215/1.3235

Giá dầu thô của Mỹ phục hồi trở lại mức 57 USD, giúp đồng đô la Canada tăng giá. Bên cạnh đó, thông tin cắt giảm lãi suất của Fed cũng hỗ trợ đồng đô Canada tăng cao hơn. Hiện tại, thị trường đang theo dõi cuộc đàm phám thương mại Mỹ-Trung vào ngày mai, nó có thể thúc đẩy giá dầu thô và đồng đô Canada tăng giá. Ngược lại, nếu cuộc đàm phán thương mại bị đình trệ và không có bất kỳ tin tức tốt nào thì giá dầu thô khó có thể vượt mức 58 USD.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 57.85/58.35
Ngưỡng hỗ trợ: 56.85/56.15

Cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung sẽ bắt đầu vào ngày mai và dự kiến sẽ diễn ra trong Hội nghị G20 vào thứ Sáu. Fed có kế hoạch xem xét cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm nay. Hai yếu tố trên sẽ giúp giá dầu thô tăng. Thị trường đang theo dõi Bộ trưởng thương mại của Mỹ-Trung. Nếu chiến tranh thương mại hạ nhiệt thì giá dầu tiếp tục tăng và ngược lại. Về mặt kỹ thuật, gía dầu đang tiến về mức 58.35 USD.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1415/1418
Ngưỡng hỗ trợ: 1398/1395

Giá vàng tăng nhờ thông tin cắt giảm lãi suất của Fed. Các quỹ đầu cơ đã giao dịch trở lại trong phiên châu Á ngày hôm nay và giá vàng tiếp tục tăng. Việc nối lại cuộc đàm phán thương mại của Mỹ và Trung Quốc có thể giúp thị trường chứng khoán tăng giá, và giá vàng sẽ hạn chế tăng hoặc điều chỉnh. Về mặt kỹ thuật, giá vàng đang chịu mức kháng cự tại 1415 và 1418.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26815/26945
Ngưỡng hỗ trợ: 26515/26395

Các nhà đầu tư đang chờ xem liệu cuộc đàm phán Mỹ-Trung có bất kỳ sự tiến bộ nào hay không, với chỉ số Dow đang biến động trong phạm vi hẹp.
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 25/06/2019

Thị trường đang theo dõi cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vào thứ Sáu. Nếu cuộc đàm phán giữa hai nước này được giải quyết thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Fed có thể giữ mức lãi suất không thay đổi và đồng USD sẽ tăng giá. Mặc dù Tổng thống Trump không thể can thiệp vào quyết định của Fed, nhưng những nhận định của ông sẽ gây áp lực đến Fed và giá vàng sẽ chịu ảnh hưởng từ những nhận định này. Vàng đang giao dịch mức 1428 USD khi thị trường châu Á mở cửa hôm nay. Đồng đô USD giảm so với các đơn vị tiền tệ chính khác, đồng euro tăng lên 1.14 USD và tiền tệ hàng hóa cũng tăng.

Hôm nay, chúng ta cần chú ý đến dữ liệu kinh tế của Mỹ và phat biểu của các quan chức Fed, số lượng bán nhà mới trong tháng Năm. Ngoài ra, chúng ta cũng cần theo dõi thêm về triển vọng kinh tế của Mỹ và định hướng chính sách tiền tệ của các quan chức Fed.

Thông tin và sự kiện quan trọng hôm nay:

- 17:00 Chênh lệch doanh số bán lẻ CBI trong tháng 6 của Anh
- 19:30 Tỷ lệ bán hàng hàng tháng của Canada trong tháng 4
- 19:45 Thanh viên Fed William phát biểu
- 21:00 Bán nhà mới trong tháng 5 của Mỹ
- 21:00 Chỉ số sản xuất Richmond Fed của Mỹ trong tháng 6
- 21:00 Chỉ số niềm tin tiêu dùng trong tháng 6 của Mỹ
- 01:00 sáng sớm ngày mai, Chủ tịch Fed phát biểu
- 03:30 sáng sơm ngày mai, Dự trữ dầu thô API của Mỹ

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1405/1.1420
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1380/1.1365

Tối qua, Tổng thống Trump cho rằng Fed nên cắt giảm lãi suất 0.5% vào đầu tháng 7 theo như kỳ vọng của thị trường, điều này sẽ khiến đồng USD giảm và thúc đẩy đồng euro. Nhưng trong ngắn hạn, đồng euro có thể điều chỉnh về mức thấp hơn trong trường hợp không có dữ liệu kinh tế và hành động của Fed. Về mặt kỹ thuật, 1.1405 và 1.1420 là mức kháng cự quan trọng trong ngắn hạn.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2755/1.2770
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2705/1.2690

Tối qua, Tổng thống Trump cho rằng Fed nên cắt giảm lãi suất 0.5% vào đầu tháng 7, điều này sẽ khiến đồng USD giảm và thúc đẩy đồng GBP. Quyết định này cắt giảm lãi suất sẽ kích thích kinh tế, giá dầu của Anh và hỗ trợ tích cực cho đồng GBP. Nhưng trước cuộc bầu cử lãnh đạo của đảng bảo thủ hôm thứ Năm, đồng GBP sẽ chịu rủi ro lớn và sẽ bị hạn chế mức tăng. Về mặt kỹ thuật, nếu GBPUSD không vượt qua mức kháng cự quan trọng trong ngắn hạn 1.2755 thì nó sẽ bắt đầu điều chỉnh.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6975/0.6990
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6940/0.6925

Đàm phán thương mại đã được lên kế hoạch và nó được mong chờ sẽ diễn ra tại Hội nghị G20 vào thứ Sáu. Tổng thống Mỹ đã kêu gọi Fed cắt giảm lãi suất, điều này gián tiếp giúp đồng đô la Úc tăng giá, nhưng chúng ta hãy nhớ quyết định của Fed sẽ không bị ảnh hưởng từ nhận định của Trump. Chìa khóa để giúp đồng đô la Úc và đô la New Zealand tăng giá là cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 107.70/107.85
Ngưỡng hỗ trợ: 107.25/107.10

Theo Ngân hàng Nhật Bản hôm nay, CPI cốt lõi của nước này đã giảm trong tháng Năm. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không có mục tiêu rõ ràng về chính sách tiền tệ, vì vậy đồng yên vẫn mạnh. Chỉ số Nikkei tiếp tục giảm khi nhận định của Tổng thống Mỹ làm dấy lên kỳ vọng về chênh lệch lãi suất của tỷ giá USDJPY sẽ bị hẹp, việc này đẩy đồng đô USD trở lại mức 107.25/107.10. Cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ được mở lại có thể thúc đẩy tâm lý đầu tư và thị trường chứng khoán. Nếu chỉ số Dow và Nikkei tăng lần nữa thì tỷ giá USDJPY có thể thử mức 108.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3215/1.3235
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3165/1.3150

Giá dầu thô của Mỹ tăng trở lại và phục hồi mức 57 USD, hỗ trợ cho đồng đô la Canada. Hiện tại, thị trường đang theo dõi đàm phán thương mại giữa Trung-Mỹ, nếu cuộc đàm phán diễn ra tốt đẹp, giá dầu thô sẽ tăng và gián tiếp giúp đồng đô la Canada tăng giá. Về mặt kỹ thuật, 1.3235 là một mức kháng cự quan trọng.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 58.05/58.35
Ngưỡng hỗ trợ: 56.85/56.15

Các nhà lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20, Fed cũng có kế hoạch cắt giảm lãi suất, hai yếu tố này có thể thúc đẩy giá dầu. Thị trường đang theo dõi dữ trữ dầu thô API của Mỹ sẽ được công bố vào ngày mai. Về mặt kỹ thuật, giá dầu đang tiến về mục tiêu 58.35$.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1428/1433
Ngưỡng hỗ trợ: 1418/1413

Fed đang xem xét việc cắt giảm lãi suất và Tổng thống Mỹ hối thúc Fed thực hiện việc này trong tháng 7. Nếu lãi suất được cắt giảm nhiều hơn thì giá vàng sẽ được thúc đẩy. Tuy nhiên, nếu cuộc đàm phán thương mại có tiến triển tốt thì thị trường chứng khoán sẽ tăng và kỳ vọng việc cắt giảm lãi suất sẽ giảm bớt. Gía vàng có thể bị hạn chế mức tăng và sẽ điều chỉnh.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26815/26945
Ngưỡng hỗ trợ: 26515/26395

Chỉ số Dow Jones biến động trong phạm vi hẹp khi các nhà đầu tư chờ xem liệu tiến trình đàm phán có được thực hiện tại cuộc họp G20 hay không. Chỉ số Dow có thể vượt mức 26245 nếu tiến trình không được thực hiện, thậm chí có thể giảm về 26000.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 26/06/2019

Tổng thống Trump cho rằng Fed nên cắt giảm lãi suất 0.5% trong tháng 7 và tổng cộng 1% trong năm nay để thúc đẩy kinh tế của Mỹ và ngăn chặn nền kinh tế đi xuống bởi chiến tranh thương mại. Nhận định của Trump đã khiến đồng đô la Mỹ giảm và giá vàng tăng, tiền tệ châu Âu và tiền tệ hàng hóa tăng. Tối qua, Chủ tịch của Fed (Powell) đã làm rõ rằng Fed là cơ quan độc lập và không bị chi phối bởi chính trị và chính sách của Washington. Giải thích rõ hơn là nếu kinh tế Mỹ, thị trường việc làm và lạm phát chậm lại, thì Fed sẽ xem xét việc cắt giảm lãi suất. Powell nói rằng với tình hình kinh tế hiện tại của Mỹ thì không cần cắt giảm lãi suất 0.5%, mà chỉ cần giảm 0.25% là đủ để giữ cho Mỹ tăng trưởng và ổn định, thậm chí cho dù lạm phát của Mỹ dưới 2%. Giá vàng tăng mạnh ngày hôm qua, nhưng giảm xuống còn 1415 USD sau những nhận định của chủ tịch Fed.

Bên cạnh đó, dữ liệu hàng hóa lâu bền của Mỹ được dự đoán sẽ tăng mạnh trong tháng Năm. Ngày mai, Mỹ sẽ công bố GDP thực tế cuối cùng trong quý I, thị trường nhận dịnh dữ liệu này sẽ ở mức 3.1%. Với những dự đoán dữ liệu của Mỹ tăng thì đồng USD sẽ tiếp tục tăng. Theo nhận xét của Fed, thì tiền tệ châu Âu và tiền tệ hàng hóa sẽ hạn chế tăng và thậm chí có thể giảm.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:

- 13:00 (GMT +7) Chỉ số niềm tin tiêu dùng GFK trong tháng 7 của Đức
- 15:00 (GMT +7) Chỉ số niềm tin đầu tư ZEW trong tháng 6 của Thụy Sĩ
- 16:15 (GMT +7) Báo cáo lạm phát của Ngân hàng Anh trong tháng 5
- 19:30 (GMT +7) Đơn đặt hàng hàng lâu bền trong tháng 5 của Mỹ
- 21:30 (GMT +7) Dự trữ dầu thô EIA

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1380/1.1400
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1345/1.1325

Chính sách tiền tệ của Fed báo hiệu cắt giảm lãi suất vào cuối nửa năm. Trump cho rằng Fed nên cắt giảm 0.5% trong tháng Bảy. Chủ tịch Fed đã giải thích vào tối qua rằng Fed xem xét chỉ cắt giảm 0.25% lãi suất so với những dự đoán của thị trường. Bên cạnh đó, đơn đặt hàng hàng lâu bền và GDP thực tế trong quý I của Mỹ dự kiến tăng và ổn định. Đồng đô USD sẽ tăng và đồng euro giảm theo như phân tích ngày hôm qua. Về mặt kỹ thuật, đồng euro có khả năng điều chỉnh về Fibo 38.2% ở mức 1.1325 hoặc Fibo 50% ở mức 1.1295.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2710/1.2725
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2705/1.2690

Nhận định của Fed đã hạ nhiệt phát biểu của Tổng thống Trump. Đồng USD phục hồi và bảng Anh giảm. Trong khi đó, Anh đối mặt với rủi ro lớn từ Brexit cứng ở vòng bầu cử thứ 3 của đảng bảo thủ vào ngày mai. Johnson là người đang dẫn đầu và ông là người ủng hộ Brexit cứng. Đồng đô USD tăng trong khi bảng Anh giảm mạnh khoảng 100 pip, xuống mức 1.2680 vào hôm qua. Chú ý phạm vi điều chỉnh có thể mở rộng đến mức 1.2640 và 1.2610.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6975/0.6990
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6940/0.6925

Fed cho rằng họ không cần cắt giảm đến 0.5% lãi suất, điều này giúp đồng đô USD tăng và đồng đô Úc giảm. Đống đô la Mỹ có cơ hội tăng giá nhờ kỳ vọng về dữ liệu kinh tế Mỹ sẽ tốt trong hai ngày tới. Ngoài ra, thị trường đang theo dõi xem liệu Mỹ-Trung có thể mở lại cuộc đàm phán thương mại tại hội nghị G20 trong tuần này hay không. Trước khi có kết quả, thì đồng đô Úc sẽ bị hạn chế tăng so với đồng USD.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 107.70/107.85
Ngưỡng hỗ trợ: 107.25/107.10

Đồng đô USD tăng so với đồng yên khi nhận định của Fed giúp hạ nhiệt phát biểu của tổng thống Mỹ vào hôm qua. Ngoài ra, thị trường đang trông chờ cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Nhưng các nguồn tin ở Trung Quốc cho rằng sẽ không có tiến triển nào từ cuộc đàm phán trên, điều này đã không thúc đẩy tâm lý thị trường và thị trường chứng khoán. Nếu chỉ số Dow và Nikkei tăng, thì tỷ giá USDJPY có cơ hội tăng lên mức kháng cự 107.70 và 107.85.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3215/1.3235
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3165/1.3150

Giá dầu thô của Mỹ chạm mức kháng cự 58 USD khi dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh. Chủ tịch Fed cho rằng không cần phải cắt giảm lãi suất quá nhiều. Đồng đô USD tăng, nên hạn chế đồng đô Canada tăng. Hiện tại, thị trường đang theo dõi cuộc đàm phán Mỹ-Trung. Nếu cuộc đàm phán tiến triển tốt thì giá dầu thô và đồng CAD sẽ tăng. Ngược lại, nếu cuộc đàm phán bị trì trệ và không có tin tức tốt nào thì giá dầu thô sẽ giảm, kéo đồng đô Canada giảm theo. Về mặt kỹ thuật, 1.3235 là mức kháng cự quan trọng của tỷ giá USDCAD

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 59.15/59.70
Ngưỡng hỗ trợ: 57.35/56.80

Dự trữ dầu thô API của Mỹ giảm mạnh với dầu thô tương lai giao dịch ở mức 59 USD. Cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối tuần này. Thông tin này kết hợp với kế hoạch cắt giảm lãi suất của Fed sẽ giúp giá dầu tăng. Về mặt kỹ thuật, 59.70 USD là mức cao nhất của giá dầu trong một tháng. Nếu không có tin tốt hoặc xuất hiện tin tiêu cực thì giá dầu có thể giảm về mức 56.80 USD.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1421/1425
Ngưỡng hỗ trợ: 1400/1394

Tổng thống Mỹ muốn Fed cắt giảm 0.5% lãi suất trong tháng 7. Việc cắt giảm mạnh lãi suất đã thúc đẩy giá vàng tăng. Ngày hôm qua, giá vàng đã bị đầu cơ và tăng lên mức 1439. Nhưng nhận định của Fed về việc cắt giảm lãi suất trong đêm qua đã hạn chế giá vàng tăng, thậm chí giá vàng đã điều chỉnh sâu.

Chỉ số Dow Jone của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26590/26680
Ngưỡng hỗ trợ: 26445/26395

Thị trường đang theo dõi việc mở lại cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung và dữ liệu đơn hàng hàng lâu bền của Mỹ. Bên cạnh đó, tin tức cho rằng Trung Quốc không thể thỏa hiệp các yếu cầu tư chính phủ Mỹ, và Fed dự kiến chỉ cắt giảm 0.25% lãi suất. Về mặt kỹ thuật, chỉ số Dow không thể phá vỡ mức kháng cự 27000 và chạm mức hỗ trợ đầu tiên là 26515. Nếu cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ thất bại thì chỉ số Dow sẽ giảm về 26395 hoặc 26000.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 27/06/2019

Đơn đặt hàng lâu bền của Mỹ giảm 1.3% trong tháng Năm thấp hơn dự kiến của thị trường là giảm 0.1%, nhưng cải thiện so với mức giảm 2.1% trong tháng trước. Mặc dù hiệu suất dữ liệu cho thấy nhu cầu hàng hóa lâu bền tiếp tục giảm nhưng có sự cải thiện để giúp đồng USD tăng giá. Hôm nay, thị trường đang theo dõi kinh tế Eurozone và chỉ số niềm tin kinh tế, thông báo cuối cùng về niềm tin người tiêu dùng trong tháng Sáu và thông báo sơ bộ về chỉ số giá tiêu dùng của Đức. Nếu kinh tế châu Âu và dữ liệu tiêu dùng trong tháng Sáu và dữ liệu lạm phát CPI của Đức được dự kiến sẽ giảm, vì vậy các tiền tệ châu Âu sẽ giảm cho đến khi dữ liệu được công bố

Hôm nay, Mỹ sẽ thông báo GDP thực tế cuối cùng trong quý I, thị trường dự đoán dữ liệu này sẽ duy trì mức 3.1%. Ngoài ra, số lượng thất nghiệp trong tuần, chỉ số giá PCE cốt lõi và chi tiêu tiêu dùng cá nhân thực tế trong quý đầu tiên, chỉ số hợp đồng bán nhà trong tháng Năm cũng sẽ được công bố. Các dữ liệu kinh tế này sẽ ảnh hưởng đến đồng đô USD.

Thông tin và sự kiện quan trọng đáng chú ý trong ngày hôm nay:

- 16:00 Chỉ số niềm tin kinh tế và công nghiệp trong tháng Sáu của châu Âu
- 16:00 Chỉ số niềm tin tiêu dùng trong tháng Sáu của châu Âu
- 19:00 Dữ liệu CPI sơ bộ trong tháng Sáu của Đức
- 19:30 Số lượng thất nghiệp trong tuần của Mỹ
- 19:30 GDP thực tế trong quý đầu tiên của Mỹ
- 19:30 Chỉ số giá PCE cốt lõi trong quý I của Mỹ
- 19:30 Chi tiêu tiêu dùng cá nhân thực tế của Mỹ
- 21:00 Chỉ số bán nhà hiện tại trong tháng Năm của Mỹ

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1380/1.1400
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1345/1.1325

Chỉ số niềm tin kinh tế và công nghiệp của Eurozone trong tháng Sáu, chỉ số niềm tin tiêu dùng cuối cùng và dữ liệu CPI sơ bộ hàng trong tháng Sáu của Đức sẽ được theo dõi cẩn thận trong ngày hôm nay. Đồng euro yếu và có cơ hội giảm vì dự kiến CPI của Đức sẽ giảm so với tháng trước, điều này gây áp lực cho dự báo tăng trưởng của khu vực đồng euro. Về mặt kỹ thuật, đồng euro có khả năng điều chỉnh về Fibo 38.2% ở mức 1.1325 hoặc Fibo 50% ở mức 1.1295.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2700/1.2720
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2630/1.2610

Johnson có cơ hội được chọn trong vòng bầu cử thứ ba của đảng bảo thủ Anh vào hôm nay. Nếu Johnson được chọn thì Anh sẽ đối mặt với rủi ro lớn từ Brexit cứng và đồng bảng Anh có thể giảm mạnh trong tương lai. Nếu phạm vi điều chỉnh được mở rộng thì GBPUSD sẽ giảm về 1.2610 và 1.2580. Ngoài ra, nếu GBP giảm thì tỷ giá GBPEUR sẽ thử mức 0.8970.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.7005/0.7020
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6970/0.6950

Tổng thống Mỹ muốn Fed giảm mạnh lãi suất. Thị trường đang chờ đợi cuộc đàm phán giữa hai lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc trong Hội nghị G20 ngày mai. Tối qua, ông Trump cho rằng sẽ có khả năng đạt được thỏa thuận với Trung Quốc tại cuộc họp này , AUD đã tăng sau phát biểu này.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 107.60/107.45
Ngưỡng hỗ trợ: 108.05/108.30

Theo báo cáo của CME, có 75% khả năng Fed sẽ cắt giảm 0.25% lãi suất và 25% khả năng cắt giảm 0.5% lãi suất. Điều này đã đẩy đồng đô USD tăng cao hơn so với đồng yên. Ngoài ra, thị trường đang dõi theo cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc để có cơ hội thúc đẩy thị trường chứng khoán. Đồng USD đã phá vỡ mức 107.70 so với đồng yên trong ngắn hạn, với mức kháng cự tiếp theo là 108.30.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3105/1.3080
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3155/1.3180

Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung dự kiến sẽ được mở lại. Giúp giá dầu thô tăng trên 58 USD và dưới mức 60 USD, đồng đô Canada cũng được hưởng lợi tăng theo. Hiện tại, thị trường đang chờ xem liệu cuộc đàm phán này có giúp cải thiện mối quan hệ Trung-Mỹ, để thúc đẩy nền kinh tế và giảm thuế hay không. Nếu đàm phán diễn ra tốt đẹp thì giá dầu thô và nền kinh tế Canada được thúc đẩy. Ngược lại, nếu cuộc đàm phán bị đình trệ và giá dầu thô giảm thì đồng đô Canada sẽ giảm theo. Về mặt kỹ thuật, đồng đô USD tăng so với đồng đô Canada với mức kháng cự 1.3180 và 1.3235.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 59.95/60.50
Ngưỡng hỗ trợ: 58.20/57.35

Giá dầu thô giao dịch tại mức 59 đô la. Cuộc đàm phán dự kiến sẽ giải quyết những căng thẳng thương mại, với việc lãnh đạo hai nước sẽ gặp nhau tại cuộc họp G20 ngày mai. Việc này kết hợp với thông tin cắt lãi suất của Fed có thể giúp giá dầu tăng. Về mặt kỹ thuật, mức cao nhất của giá dầu trong một tháng là 59.70 USD. Nếu không có tin tức tốt nào từ cuộc đàm phán thì giá dầu thô tương lai có thể giảm về mức là 58.20 hoặc 57.35 USD.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1416/1420
Ngưỡng hỗ trợ: 1402/1398

Powell - Chủ tịch Fed cho rằng Fed sẽ không cắt giảm 0.5% lãi suất trong tháng Bảy. Chủ tịch Fed cho biết việc cắt giảm lãi suất sẽ không cao như mong đợi của thị trường, nhận định của ông đã giúp hạ nhiệt giá vàng. Giá vàng đã điều chỉnh, với mức hỗ trợ hiện tại là 1402 và 1398.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26652/26759
Ngưỡng hỗ trợ: 26445/26395

Thị trường đang theo dõi việc mở lại cuộc đàm phán Mỹ-Trung, bất kì tin tức tốt nào xuất hiện vào ngày mai sẽ thúc đẩy môi trường đầu tư. Nếu cuộc đàm phán thất bại thì chỉ số Dow Jones có thể vượt mức 26395 và 26000.
 
ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 28/06/2019

Thị trường đang theo dõi Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản. Nhưng thị trường không chú ý đến hội nghị, cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung mới chính là tâm điểm của thị trường. Thị trường kỳ vọng mối quan hệ sẽ được cải thiện, sắp xếp vòng đàm phán thương mại tiếp theo và tăng cường niềm tin đầu tư trong thị trường.

Hôm qua, CPI trong tháng Sáu của Đức vượt kỳ vọng của thị trường. Vì vậy, dự báo CPI trong tháng 6 của khu vực đồng tiên chung euro đã tăng lên. Nhưng trước khi dữ liệu này được công bố, bạn cần chú ý đến dữ liệu của Pháp và Tây Ban Nha. Ngoài ra, GDP quý I và tài khoản hiện tại của Anh cũng cần được xem xét, thị trường đang xem xét liệu Anh có đối mặt với Brexit cứng và tăng trưởng kinh tế chậm lại hay không. Dự báo dữ liệu sẽ khiến bảng Anh giảm giá.

Số công nhân nộp đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tăng lên khi thị trường lao động tăng trưởng chậm lại và khả năng chi tiêu có thể giảm. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá cả trong tương lai. Chỉ số giá PCE cốt lõi trong tháng Năm sẽ được thông báo trong hôm nay. Ngoài ra, chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Đại học Michigan trong tháng Sáu và PMI Chicago cũng đáng chú ý trong tối nay. Đồng đô USD có thể bị ảnh hưởng bởi những dữ liệu trên.

Thông tin và sự kiện quan trọng trong ngày hôm nay:

- 13:45 CPI trong tháng 6 của Pháp
- 14:00 GDP của Anh và tài khoản hiện tại trong quý I
- 15:30 Tỷ lệ CPI hàng năm trong tháng 6 của Eurozone
- 19:30 GDP trong tháng 4 của Canada
- 19:30 Chỉ số giá PCE cốt lõi trong tháng 5 của Mỹ
- 19:30 Chi tiêu cá nhân trong tháng 5 của Mỹ
- 20:45 PMI Chicago trong tháng 6 của Mỹ
- 21:00 Chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Đại học Michigan trong tháng 6 của Mỹ
- Cuộc họp G20 sẽ được tổ chức từ ngày 28 đến ngày 29 tại Nhật Bản

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1380/1.1400
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1345/1.1325

Dữ liệu CPI hàng tháng trong tháng Sáu của Đức đã tăng trong công bố ngày hôm qua. Đồng euro giảm trước dự báo CPI trong tháng Sáu của Eurozone sẽ tăng vào hôm nay. Thị trường ước tính nền kinh tế Mỹ đã ổn định ngày nay và không có tăng trưởng. Dữ liệu không phản ánh lạm phát và có cơ hội để đồng euro tăng. Về mặt kỹ thuật, mức hỗ trợ quan trọng trong ngắn hạn là 1.1345. Nếu EURUSD giảm thì nó sẽ điều chỉnh về các tỷ lệ vàng 38.2% (ở mức 1.1325) và 50% (ở mức 1.1295) của Fibo.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2700/1.2720
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2650/1.2630

Anh sẽ đối mặt với rủi ro lớn từ Brexit cứng và đồng bảng Anh có thể giảm mạnh trong tương lai. Hôm nay, thị trường tập trung vào GDP quý I và dữ liệu tài khoản hiện tại. Về mặt kỹ thuật, đồng bảng Anh vẫn yếu. Nếu GBP điều chỉnh thì nó sẽ giảm về 1.2610 và 1.2580.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.7020/0.7050
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6980/0.6950

Thị trường đang theo dõi cuộc họp G20 và quan trọng hơn là cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc, liệu họ có mở lại các cuộc đàm phán thương mại trong thời gian ngắn hay không. Về mặt kỹ thuật, đồng đô Úc giao dịch ở mức cao tại 0.7020 so với đồng USD. Nếu mức này bị phá vỡ thì AUDUSD sẽ tăng lên 0.7050 và 0.7070.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 108.05/108.30
Ngưỡng hỗ trợ: 107.60/107.45

Tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản đã không thay đổi trong tháng Năm và CPI tăng nhẹ trong tháng Sáu. Ngoài ra, Ngân hàng Nhật bản thông báo tóm tắt về cuộc họp chính sách tiền tệ, nó cho thấy rằng họ không có ý định thay đổi chính sách tiền tệ, điều này đã mang lợi ích cho đồng yên. Thị trường đang chờ đợi cuộc họp G20, cuộc họp giữa lãnh đạo hai nước Mỹ-Trung để xem xét khả năng mở lại các cuộc đàm phán, điều này sẽ thúc đẩy thị trường chứng khoán. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá USDJPY sẽ biến động theo chỉ số Dow và Nikkei.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3155/1.3180
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3080/1.3055

Cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung dự kiến sẽ tiếp tục. Giá dầu thô của Mỹ đang giao dịch gần mức 60 USD, vì vậy đồng đô Canada cũng được hưởng lợi. Hiện tại, thị trường đang xem xét liệu các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc có thể được cải thiện hay không, để thúc đẩy nền kinh tế và giảm thuế quan bổ sung sau cuộc họp hay không. Điều này sẽ hưởng lớn đến đồng đô Canada và giá dầu thô. Nếu cuộc đàm phán diễn ra tốt đẹp thì giá dầu thô và nền kinh tế Canada sẽ được thúc đẩy cũng như giúp đồng đô Canada tăng giá.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 59.95/60.50
Ngưỡng hỗ trợ: 58.20/57.35

Dự trữ dầu thô API của Mỹ giảm mạnh. Cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung dự kiến bắt đầu và dầu thô tương lai đã kiểm tra mức 59 USD. Điều này kết hợp với kế hoạch cắt giảm lãi suất của Fed có thể thúc đẩy giá dầu thô. Về mặt kỹ thuật, 59.70 USD là mức cao nhất trong một tháng. Nếu không có tin tức tốt từ cuộc đàm phán thì giá dầu thô tương lai có thể giảm với mục tiêu ban đầu là 58.20 hoặc 57.35.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1421/1425
Ngưỡng hỗ trợ: 1407/1403

Việc cắt giảm lãi suất của Fed không cao như kỳ vọng của thị trường, điều này hạ nhiệt giá vàng, đồng thời giá vàng đã điều chỉnh đáng kể. Nhưng thị trường lo ngại rủi ro từ cuộc đàm phán vào cuối tuần, khi các nhà lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc gặp nhau, điều này đã giúp giá vàng tăng trở lại.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26652/26759
Ngưỡng hỗ trợ: 26445/26395

Thị trường đang theo dõi cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Tin tức tốt có thể nâng môi trường đầu tư. Về mặt kỹ thuật, chỉ số Dow hiện tập trung mức kháng cự 26652 và 26759. Nếu cuộc đàm phán có tiến triển hoặc thất bại thì chỉ số Dow có thể phá vỡ mức 26395 và 26000.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific.
 
ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 01/07/2019

Lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc đã gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản vào cuối tuần trước, và họ cũng đã xác nhận sắp xếp vòng đàm phán tiếp theo. Tổng thống Mỹ đã yêu cầu tạm hoãn bổ sung thuế quan đối với các hàng hóa còn lại, điều này giúp giảm bớt căng thẳng giữa hai nước và cải thiện tâm lý đầu tư. Chỉ số Dow Jones tương lai của Mỹ, chứng khoán Trung Quốc và Nhật Bản mở cửa ở mức cao hơn, gián tiếp đẩy giá vàng và đồng yên đi xuống. Từ khi cuộc đàm phán thương mại được xác nhận, giá đồng nhân dân tệ, tiền tệ hàng hóa và giá cả hàng hóa (kim loại công nghiệp và dầu thô) đã tăng.

Hôm nay, chỉ số PMI sản xuất của Mỹ và châu Âu sẽ được công bố, trong khi Eurozone và Đức thông báo tỷ lệ thất nghiệp. Trong khi đó, Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ cắt giảm lãi suất 0.25% vào ngày mai. Chúng ta cần chú ý đến dữ liệu việc làm của Mỹ tuần này cũng như bảng lương phi nông nghiệp ADP của Mỹ vào thứ Tư.

Thông tin và sự kiện quan trọng trong ngày hôm nay:

- 08:45 PMI sản xuất của Caixin trong tháng 6 của Trung Quốc
- 13:30 Tỷ lệ doanh số bán lẻ thực trong tháng 5 của Thụy Sĩ
- 14:50 PMI sản xuất trong tháng 6 của Pháp
- 14:55 PMI sản xuất trong tháng 6 của Đức
- 14:55 Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 6 của Đức
- 15:00 PMI sản xuất trong tháng 6 của Eurozone
- 15:30 Giấy phép cho vay thế chấp của Ngân hàng Anh trong tháng 5
- 15:30 PMI sản xuất trong tháng 6 của Anh
- 16:00 Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 6 của Eurozone
- 19:00 Lễ khai mạc lần thứ 176 của OPEC
- 20:45 PMI sản xuất của Markit trong tháng 6 của Mỹ
- 21:00 PMI sản xuất ISM trong tháng 6 của Mỹ
- 22:00 Họp báo lần thứ 176 của OPEC

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1385/1.1405
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1345/1.1325

PMI sản xuất trong tháng Sáu của Eurozone và tỷ lệ thất nghiệp có thể làm đồng euro giảm, bởi mức tăng trưởng chậm hơn dự kiến so với kỳ trước. Chúng ta hày nhìn vào dữ liệu PMI sản xuất trong tháng Sáu của Mỹ, thị trường dự đoán nó sẽ chậm lại. Trước khi PMI sản xuất của Mỹ được công bố thì đồng USD có khả năng sẽ giảm so với đồng euro, tỷ giá EUR/USD có khả năng kiêm tra mức 1.1385 hoặc 1.1405.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2700/1.2720
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2675/1.2655

Anh đối mặt với rủi ro lớn từ Brexit cứng mà không có thỏa thuận, với đồng bảng Anh suy yếu. PMI sản xuất trong tháng Sáu của Anh và Mỹ sẽ được công bố hôm nay. Thị trường dự đoán cả hai chỉ số của hai nước sẽ yếu, với việc PMI sản xuất của Mỹ sẽ yếu hơn của Anh, vì vậy đồng bảng Anh có cơ hội tăng. Về mặt kỹ thuật, các mức kháng cự quan trong trong ngắn hạn của GBPUSD là 1.2700 và 1.2720.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.7020/0.7050
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6985/0.6960

Tại hội nghị G20 cuối tuần vừa qua, lãnh đạo hai nước Mỹ-Trung đã gặp gỡ và xác nhận việc nối lại cuộc đàm phán thương mại, và tạm hoãn việc áp thuế quan xuất khẩu lên hàng hóa còn lại của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quyết định lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) vào ngày mai, thị trường dự kiến RBA cắt giảm 0.25% lãi suất, nó có thể khiến đồng đô Úc giảm. Về mặt kỹ thuật, nếu RBA giảm lãi suất, thì AUDUSD sẽ điều chỉnh, khả năng sẽ giảm về 0.6985 hoặc 0.6960.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 108.00/107.75
Ngưỡng hỗ trợ: 108.50/108.75

Lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đã gặp nhau và đòng ý nối lại cuộc đàm phán tại Hội nghị G20 vào cuối tuần vừa qua. Trump tạm hoãn áp đặt thuế nhập khẩu đối với hàng hóa còn lại của Trung Quốc, chỉ số Nikkei và A50 của Trung Quốc đã mở cửa ở mức cao hơn, nhờ tâm lý đầu tư tăng lên. Đồng đô USD tăng so với đồng yên, giao dịch mức cao 108.50 trong phiên giao dịch châu Á hôm nay. Hiện tại, xu hướng của tỷ giá USDJPY tiếp tục đi theo xu hướng thị trường chứng khoán và theo dòng chảy trú ẩn an toàn. Đồng đô USD có thể tăng cao hơn với đồng yên nếu dữ liệu việc làm của Mỹ tăng trong tuần này.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3135/1.3150
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3070/1.3055

Giá dầu thô của Mỹ giao dịch gần mức 60 USD, giúp đồng đô Canada tăng giá. Sau cuộc gặp giữa Mỹ và Trung Quốc, quan hệ của hai nước đã được cải thiện. Họ lên kế hoạch mở lại cuộc đàm phán thương mại và đồng ý thúc đẩy kinh tế cũng như tạm hoãn áp các mức thuế quan bổ sung mới, điều này giúp tăng giá dầu thô và gián tiếp làm tăng giá đồng đô Canada. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá USDCAD có thể giảm dưới mức hỗ trợ 1.3055.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 59.70/60.50
Ngưỡng hỗ trợ: 57.75/56.85

Trước khi thị trường Mỹ đóng cửa vào thứ Sáu tuần trước, giá dầu thô tương lai đã điều chỉnh về mức 57.76 USD do lo ngại về việc mở lại cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung cũng như lo ngại về nhu cầu dầu thô. Cuối cùng, giá dầu thô đã tăng nhờ thông tin tích cự về quan hệ thương mại Trung-Mỹ. Hơn nữa, OPEC đã công bố kế hoạch cắt giảm sản xuất, giúp dầu thô tăng giá.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1401/1411
Ngưỡng hỗ trợ: 1384/1374

Giá vàng có hai cơn sóng diều chỉnh, thứ nhất là việc Fed sẽ không giảm mạnh lãi suất như dự đoán của thị trường, thứ hai là việc Mỹ và Trung Quốc quyết định nối lại đàm phán. Với tin tức tốt từ mối quan hệ Mỹ-Trung, giá vàng đã phá vỡ mức hỗ trợ 1400 trong phiên châu Á hôm nay, giá vàng đã giảm về vùng 1384 và chênh lệch 27 USD so với giá đóng cửa tuần trước. Hiện tại, thị trường đang chờ xem biến động của giá vàng trong phiên châu Âu. PMI sản xuất trong tháng Sáu của Mỹ dự kiến sẽ yếu và được thông báo hôm nay. Nếu chỉ số này yếu hơn so với dự kiến thì giá vàng có thể tăng

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26905/27150
Ngưỡng hỗ trợ: 26680/26635

Cuộc đàm phán Mỹ-Trung được mở lại và Mỹ tạm hoãn áp thuế mới lên Trung Quốc. Tin tức tốt này đã thúc đẩy môi trường đầu tư, chỉ số Dow Jones tương lai đã tăng trong phiên giao dịch châu Á, và chỉ số Dow phá vỡ mức kháng cự 26759. Nếu cuộc đàm phán có tiến triển tốt hơn thì chỉ số Dow Jones sẽ kiểm tra mức kháng cự 26905 hoặc 27150. Hôm nay, dự kiến PMI sản xuất trong tháng Sáu của Mỹ sẽ yếu.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific.
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 02/07/2019

Nhiều thành viên của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã đồng ý mức mức lãi suất thấp để củng cố và ổn định nền kinh tế. Nhận định của ECB đã khiến đồng euro giảm. Ngoài ra, Mỹ và Trung Quốc đã mở lại cuộc đàm phán vào cuối tuần trước, tạm hoãn áp đặt thuế quan bổ sung và tăng cường hợp tác thương mại song phương, điều này có lợi cho tâm lý đầu tư. Hôm qua, chỉ số Dow Jones đóng cửa ở mức cao hơn, đồng đô USD tăng và giá vàng giảm.

Ngân hàng dự trữ Úc dự kiến cắt giảm lãi suất hôm nay. Đồng đô Úc giảm vè Fibo 38.2% từ 0.70 xuống 0.69. Nếu nó giảm xuống Fibo 50% thì mục tiêu là 0.6932. Đồng đô New Zealand cũng giảm theo đồng đô Úc, giảm về Fibo 23.6% ở mức 0.6665.

Trong phiên giao dịch châu Âu hôm nay, chúng ta cần theo dõi dữ liệu kinh tế châu Âu, như chỉ số giá nhà trong tháng Sáu của Anh và PPI trong tháng Năm của Eurozone. Thị trường dự kiến dữ liệu này sẽ tăng so với tháng trước, điều này có lợi cho đồng euro. Phát biểu của thành viên Fed William và cuộc của các bộ trường thuộc OPEC và ngoài OPEC cũng rất đáng chú ý.

Thông tin và dữ liệu quan trọng ngày hôm nay:

- 11:30 Quyết định lãi suất của Ngân hàng dự trữ Úc
- 13:00 Chỉ số giá nhà toàn quốc trong tháng Sáu của Anh
- 15:00 Họp cấp bộ trường OPEC
- 16:00 Tỷ lệ PPI hàng tháng trong tháng Năm của Eurozone
- 16:30 Chủ tịch Ngân hàng dự trữ Úc phát biểu
- 17:35 William – Thành viên Fed phát biểu
- 18:00 Họp cấp bộ trường OPEC
- 21:05 Carney – Thống đốc Ngân hàng dự trữ Anh phát biểu
- 03:30 Sáng sớm ngày mai, Dự trữ dầu thô API của Mỹ thay đổi

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1320/1.1340
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1265/1.1245

PMI sản xuất cuối cùng trong tháng Sáu của Eurozone, Đức và Pháp giảm nhẹ so với tháng trước. Thất nghiệp châu Âu không thay đổi nhưng tỷ lệ thất nghiệp giảm, điều này có lợi cho nền kinh tế châu Âu. Đồng euro giảm sau khi hiệp hội Ngân hàng trung ương châu Âu đồng ý với ECB đẩy mạnh chính sách tiền tệ lỏng lẻo. Đồng euro đã tiếp tục giảm sau khi PMI sản xuất trong tháng 6 của Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến. Dự kiến dữ liệu PPI của Eurozone sẽ được cải thiện, việc này có lợi cho đồng euro.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2660/1.2680
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2630/1.2605

PMI sản xuất trong tháng Sáu của Anh yếu hơn dự kiến, gây áp lực cho đồng bảng Anh. Về mặt kỹ thuật, các mức hỗ trợ của GBPUSD trong ngắn hạn là 1.2630 và 1.2605.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6985/0.7005
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6955/0.6935

Lãnh đạo hai nước Mỹ-Trung đồng ý mở lại cuộc đàm phán thương mại và tạm hoãn thuế quan bổ sung lên hàng hóa của Trung Quốc. Tuy nhiên, quyết định cắt giảm lãi suất của Ngân hàng dự trữ Úc (RBA) giống như thị trường dự kiến, nên tỷ giá AUDUSD giảm từ hôm qua. Về mặt kỹ thuật, AUDUSD đang điều chỉnh xu hướng và giảm về mức hỗ trợ 0.6935.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 108.75/109.00
Ngưỡng hỗ trợ: 108.00/107.75

Sau cuộc họp G20, Mỹ và Trung Quốc đồng ý hợp tác và nối lại đàm phán thương mại. Chỉ số Nikkei và A50 của Trung Quốc tăng khi Tổng thống Mỹ hoãn áp thuế lên hàng hóa, điều này cải thiện tâm lý đầu tư. Đồng đô USD tăng so với đồng yên, và bị giới hạn ở mức kháng cự 108.50. Nếu chỉ số Dow Jones và chứng khoán châu Á tiếp tục tăng thì tỷ giá USDJPY có cơ hội phá vỡ ngưỡng kháng cự. Hãy chờ xem liệu dữ liệu việc làm ADP của Mỹ vào ngày mai, nó có thể giúp chỉ số Dow và chứng khoán châu Á cũng như tỷ giá USDJPY tăng.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3135/1.3150
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3070/1.3055

Thị trường đang theo dõi cuộc OPEC vào hôm nay, và dự trữ dầu thô API vào ngày mai. Nếu giá dầu thô tăng thì đồng đô Canada sẽ tăng theo. Về mặt kỹ thuật, mức hỗ trợ của tỷ giá USDCAD tại 1.3055 rất đáng chú ý.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 59.60/60.25
Ngưỡng hỗ trợ: 57.75/56.85

Giá dầu thô tương lai điều chỉnh do dự đoán về tình trạng dư nguồn cung. Giá dầu thô có thể tăng nhờ những phát triển tích cực trong mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung cũng như quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC. Thị trường đang theo dõi cuộc họp của OPEC, cũng như dự trữ dầu thô API của Mỹ vào ngày mai. Giá dầu thô có thể tăng khi dự trữ giảm và ngược lại.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1396/1400
Ngưỡng hỗ trợ: 1384/1380

Fed dự kiến chỉ cắt giảm 0.25% lãi suất và giá vàng bắt đầu hạ nhiệt. Sau đó, Mỹ và Trung Quốc quyết định nối lại cuộc đàm phán thương mại, giá vàng tiếp tục điều chỉnh sâu. Chính sách tiền tệ của ECB và việc cắt giảm lãi suất của Fed sẽ hỗ trợ giá vàng ở mức 1380 USD trong ngắn hạn. Thị trường đang dõi theo dữ liệu việc làm ADP của Mỹ vào ngày mai.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26905/26950
Ngưỡng hỗ trợ: 26515/26435

Tin tốt từ việc Mỹ tạm hoãn áp thuế mới lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã thúc đẩy môi trường đầu tư. Nhưng nhà đầu tư dè dặt hơn trước báo cáo việc làm ADP của Mỹ trong tuần này. Về mặt kỹ thuật, chỉ số Dow Jones có thể kiểm tra mức thấp trước dữ liệu công việc ADP của Mỹ.
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 03/07/2019

Hôm qua, Ngân hàng dự trữ Úc (RBA) đã giảm lãi suất xuống còn 1%. Một ngày trước đó, ECB đề cập đến việc giữ nguyên lãi suất để ổn định và phục hồi nền kinh tế. thị trường kỳ vọng Eurozone và Anh sẽ đối mặt với việc cắt giảm lãi suất. Hôm qua, thống đốc BOE Carney cũng đề cập đến việc gảm lãi suất, vì vậy thị trường dự đoán Eurozone và Anh sẽ đối mặt với việc cắt giảm lãi suất. Thị trường cũng dự kiến Fed sẽ cắt giảm trong cuộc họp vào cuối tháng này. Tổng thống Mỹ đe dọa áp thuế lên hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu vào hôm qua, điều này làm tăng rủi ro trên thị trường, các quỹ phòng hộ chảy vào vàng và thúc đẩy giá vàng. Dữ liệu việc làm trong tháng Sáu của Mỹ sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến giá vàng và giá dầu thô.

Trung Quốc, Châu Âu và Mỹ sẽ lần lượt báo cáo PMI ngành dịch vụ trong tháng Sáu, việc này có thể ảnh hưởng đến tiền tệ của mỗi nước. Thị trường tập trung nhiều hơn vào dữ liệu việc làm ADP trong tháng Sáu của Mỹ, tài khoản thương mại và đơn đặt hàng nhà máy. Nếu dữ liệu của Mỹ tăng mạnh hơn thì dự kiến khả năng cắt giảm lãi suất của Fed sẽ giảm và đồng USD tăng, hạn chế mức tăng của tiền tệ châu Âu và hàng hóa tăng. Ngoài ra, giá vàng cũng có thể giảm.

Thông tin và sự kiện quan trọng trong ngày hôm nay:

- 08:45 PMI dịch vụ của Caixin Trung Quốc trong tháng Sáu
- 14:50 PMI dịch vụ trong tháng Sáu của Pháp
- 14:55 PMI dịch vụ trong tháng Sáu của Đức
- 15:00 PMI dịch vụ trong tháng Sáu của Eurozone
- 15:30 PMI dịch vụ trong tháng Sáu của Anh
- 19:15 Việc làm ADP trong tháng Sáu của Mỹ
- 19:30 Tài khoản thương mại trong tháng 5 của Mỹ và số lượng thất nghiệp trong tuần
- 20:45 PMI dịch vụ Markit cuối cùng trong tháng Sáu của Mỹ
- 21:00 Đơn đặt hàng nhà máy trong tháng Năm của Mỹ
- 21:00 PMI phi sản xuất ISM trong tháng Sáu của Mỹ
- 21:30 Dự trữ dầu thô EIA

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1320/1.1340
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1265/1.1245

Hôm qua, PPI của Eurozone đúng như dự đoán của hị trường, giúp đồng euro phục hồi. ECB cho biết họ sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ và Tổng thống Mỹ đe dọa áp thuế lên hàng nhập khẩu từ châu Âu, điều này hạn chế đồng euro tăng. Về mặt kỹ thuật, các mức hỗ trợ trong ngắn hạn của đồng euro là 1.1265 và 1.1245.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2630/1.2645
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2585/1.2570

Cuộc bầu cử lãnh đạo của Anh trong tuần này và việc đối mặt với Brexit cứng, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và tỷ giá GBPUSD bắt đầu yếu. Ngoài ra, Thống đốc BOE Carney cho rằng nền kinh tế Anh có khả năng đối mặt với cuộc suy thoái và đặt được mục tiêu lạm phát 2%, họ đang xem xét thay đổi chính sách tiền tệ để giảm lãi suất. Thị trường kỳ vọng BOE sẽ sớm cắt giảm lãi suất, điều này khiến đồng bảng Anh giảm.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6985/0.7005
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6955/0.6935

Ngân hàng dự trữ Úc (RBA) đã cắt giảm lãi suất hôm qua. RBA cho rằng họ sẽ không xem xét cắt giảm lãi suất thêm nữa trong ngắn hạn. Mặt khác, đồng đô Úc có thể được thúc đẩy nếu Mỹ và Trung Quốc quyết định thời gian mở lại cuộc đàm phán thương mại. Hôm nay, thị trường theo dõi dữ liệu việc làm ADP và đơn đặt hàng nhà máy trong tháng Năm của Mỹ. Dữ liệu này sẽ ảnh hưởng đến đồng đô USD và ảnh hưởng gián tiếp đến đồng đô la Úc.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 107.45/107.25
Ngưỡng hỗ trợ: 107.85/108.10

Rủi ro đã tăng lên sau khi Trump đe dọa áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ châu Âu. PMI dịch vụ Caixin của Trung Quốc trong tháng sáu, chứng khoán châu Á giảm và đồng đô USD cũng giảm so với đồng yên. Chúng ta cần chờ xem liệu dữ liệu việc làm ADP của Mỹ có giúp chỉ số Dow Jones và chứng khoán châu Á tăng hay không, và sau đó là đồng USD so với đồng yên.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3090/1.3070
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3135/1.3150

Chỉ số niềm tin kinh tế và chỉ số mua hàng sản xuất của Canada tăng trưởng, về cơ bản thì điều này hỗ trợ tích cực cho đồng đô la Canada. Không may là giá dầu thô của Mỹ tiếp tục điều chỉnh nên làm giảm đồng đô la Canada. OPEC cam kết giảm sản lượng sản xuất, dự trữ dầu thô API của Mỹ giảm, châu Âu và Fed có kế hoạch cắt giảm lãi suất, tất cả các thông tin này đều có lợi cho giá dầu thô, giúp đồng đô la Canada tăng giá. Tổng thống Mỹ đe dọa áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu, điều này sẽ hạn chế giá dầu thô tăng. Chúng ta cần theo dõi dữ liệu việc làm ADP của Mỹ và đơn đặt hàng nhà máy tối nay.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 57.70/58.55
Ngưỡng hỗ trợ: 56.20/55.85

Dầu thô tương lai của Mỹ giảm khi Trump đe dọa áp thuế lên hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu. Nhưng cuộc họp của OPEC về việc quyết định cắt giảm sản lượng và dự trữ dầu thô API của Mỹ giảm có thể giúp ổn định giá dầu thô. Ngoài ra, chúng ta cần chú ý dữ liệu việc làm ADP của Mỹ và đơn đặt hàng nhà máy để kiểm tra nhu cầu dầu thô.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1436/1440
Ngưỡng hỗ trợ: 1420/1416

Fed dự kiến chỉ cắt giảm 0.25% lãi suất, ECB và BOE cũng đang có kế hoạch cắt giảm lãi suất, điều này giúp giá vàng tăng. Lý do khác để giá vàng tăng trên 1400 vào tối qua là Trump đe dọa áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu. Hôm qua, phân tích này cho thấy chính sách tiền tệ của ECB và Fed cắt giảm lãi suất như kỳ vọng, ước tính hỗ trợ giá vàng ngắn hạn ở mức 1380. Thị trường đang theo dõi dữ liệu việc làm của Mỹ và đơn đặt hàng nhà máy vào tối nay. Nếu dữ liệu của Mỹ tốt thì giá vàng sẽ kiểm tra vùng 1400.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26825/26905
Ngưỡng hỗ trợ: 26515/26435

Mỹ và Trung Quốc có kế hoạch mở lại cuộc đàm phán và chính phủ Mỹ tạm hoãn áp thuế lên Trung Quốc. Nhưng Tổng thống Mỹ dự định áp thuế lên châu Âu, tin tức này đã ảnh hưởng đến chỉ số Dow Jones tương lai và hạn chế mức tăng nó. Các nhà đầu đã thận trọng khi khả năng nó có thể giảm thấp hơn. Dự kiến chỉ số Dow Jones sẽ tiếp tục thử nghiệp các mức thấp trước khi dữ liệu việc làm ADP của Mỹ được công bố.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific.
 
Bầu cử Anh: Borish John có thể là lãnh đạo mới của Đảng Bảo Thủ và tỷ giá GBPUSD sẽ như thế nào?

Tỷ giá GBPUSD đã giảm trong tháng trước khi thị trường chờ đợi người lãnh đạo mới của Đảng bảo thủ, cũng như Thủ tướng Anh tiếp theo. Đồng bảng Anh đang được giao dịch dưới mức 1.27 so với đồng USD trong tháng vừa qua, nhưng sự không chắc chắn từ Brexit có thể khiến đồng bảng Anh giảm xuống mức 1.24 hoặc thấp hơn.

Borish Johnson là người ủng hộ Chiến dịch Brexit trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2016 và đã hứa sẽ đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu có hoặc không có thỏa thuận. Kể từ thời điểm đó, Boris Johnson đã tiến gần hơn để trở thành Thủ tướng tiếp theo của Anh, điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến đồng bảng Anh.

Trong tuần cuối cùng của tháng Bảy, các thành viên Đảng bảo thủ sẽ bỏ phiếu để quyết định ai sẽ là lãnh đạo tiếp theo. Thủ tướng mới có thể tìm cách đàm phán lại các phần trong thỏa thuận của Theresa May; trong đó đặt ra các mối quan hệ thương mại trong tương lai giữa Eurozone và Anh.

Boris Johnson là ứng cử viên được yêu thích trong số các nghị sĩ và các nhà cá cược đưa ra xác suất 80% rằng ông sẽ trở thành Thủ tướng Anh tiếp theo.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Boris Johnson trở thành Thủ tướng Anh tiếp theo?

Boris tiếp tục ủng hộ Brexit và cam kết đưa Anh rời EU vào ngày 31 tháng 10 bất kể có thỏa thuận hay không có thỏa thuận với EU. Chỉ có Quốc hội Anh mới có thể ngăn chặn được nếu ông giành được quyền lãnh đạo trong đảng của mình, điều đó có nguy cở xảy ra cuộc bầu cử sớm ở nước này, nếu kịch bản này xảy ra thì đồng bảng Anh cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Hiên nay, thị trường đang định giá bằng Brexit mềm hoặc hủy bỏ Điều 50. Tuy nhiên, khi ông Boris Johnson tới phố 10 Downing, những kịch bản này ngày càng trở nên khó xảy ra với việc dẫn dắt của Boris. Có vẻ như chúng ta đang tiến gần hơn tới Brexit cứng. Thị trường bây giờ cần đánh giá xem đồng bảng Anh đã giảm giá bao nhiêu cho chiến thắng của Boris và không có thỏa thuận Brexit.

Đồng bảng Anh đã giảm mạnh vào mùa Xuân, giảm từ 1.31 vào tháng 4 và kết thúc ở mức 1.25 vào tháng 6, khi kịch bản Brexit cứng xuất hiện cùng với mục tiêu thúc đẩy kinh tế của Boris bằng cách tăng niềm tin tiêu dùng và tạo ra sự chắc chắn cho công ty.

Kịch bản tốt nhất cho bảng Anh là Brexit mềm, nó có thể giúp đồng bảng Anh tăng lên mức 1.31 so với đồng USD. Ngân hàng Anh cũng có thể đẩy đồng bảng Anh mạnh lên. Quyết định lãi suất mới nhất của Anh được đưa ra như đúng kỳ vọng của thị trường, họ giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại và cảnh báo về sự chậm lại của nền kinh tế do Brexit gây ra. Nếu trường hợp Brexit mềm xảy ra thì lãi suất của đồng bảng Anh có thể tăng lên trong tương lai.

Trong trường hợp Brexit cứng xảy ra, nhiều nhà đầu tư nhận định rằng tỷ giá GBPUSD sẽ chạm mức thấp nhất từ tháng 10/2016 là 1.1964. Mặc dù các nhà đầu tư phải thận trọng trong trường hợp kịch bản xấu đó xảy ra, tôi không hy vọng rằng giá sẽ chạm mức thấp trong năm 2016. Nền kinh tế Anh đã chuẩn bị để xử lý mọi kết quả trong hai năm nay. Nhiều nhà phân tích dự báo GDP giảm 5% trong trường hợp Brexit không có thỏa thuận, nhưng khi chúng ta đang tiến gần đến thời hạn, tôi ước tính rằng tác động từ Brexit cứng sẽ ít nghiêm trọng hơn.

Một điều chắc chắn rằng đồng bảng Anh sẽ biến động mạnh trong những tháng tới vì những tin tức liên quan đến Brexit và chúng ta cũng sắp đến hạn chót vào ngày 31 tháng 10.
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 04/07/2019

Thị trường Mỹ đóng cửa và không có báo cáo dữ liệu vì hôm nay là ngày lễ Độc Lập của Mỹ. Chỉ số Dow tương lai đóng cửa ở mức cao nhất từ năm 2018 trước kỳ nghỉ lễ của Mỹ. Các nhà đầu tư đang xem trước báo cáo bảng lương phi nông nghiệp ADP của Mỹ và theo dõi dữ liệu trong tháng Sáu. Bảng lương ADP của Mỹ được báo cáo vào ngày hôm qua, dưới mức kỳ vọng của thị trường với 140k việc làm được tạo ra trong tháng Sáu. Nói chung, báo cáo bảng lương phi nông nghiệp vào ngày mai sẽ dưới 200k. Nếu bảng lương phi nông nghiệp cho thấy thị trường lao động và hoạt động kinh tế chậm lại. Nó có nghĩa là giảm phát của Mỹ sắp xảy ra. Tất nhiên, thị trường nhận định nền kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, cùng với việc cán cân thương mại và số lượng các đơn đặt hàng nhà máy của Mỹ sẽ yếu. Do đó, thị tường tin rằng khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong cuộc họp vào cuối tháng, đồng USD sẽ giảm và giá vàng tăng.

Không có số liệu của Mỹ được công bố trong hôm nay. Thị trường tập trung vào CPI của Thụy Sĩ, PMI xây dựng của Đức và doanh số bán lẻ của Eurzone. Thị trường mong đợi doanh số bán lẻ hàng tháng trong tháng Năm của Eurozone sẽ tăng, để giúp đồng euro tăng giá. Nhưng nếu non-farm của Mỹ không đạt như kỳ vọng thì đồng USD sẽ giảm hơn nữa. Đồng USD sẽ giảm so với tiền tệ chính và giá vàng dự kiến tăng.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:

- Chứng khoán Mỹ đóng cửa trong ngày nghỉ lễ của Mỹ
- 08:30 Doanh số bán lẻ trong tháng Năm của Úc
- 13:30 CPI hàng tháng của Thụy Sĩ trong tháng Sáu
- 14:30 PMI xây dựng trong tháng Sáu của Đức
- 16:00 Doanh số bán lẻ hàng tháng của Eurozone trong tháng Năm

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1320/1.1340
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1280/1.1265

Giá trái phiếu chính phủ Eurozone tăng mạnh vào thứ Tư với lãi suất giảm xuống mức thấp kỷ lục. Trước đó, Ngân hàng trung ương châu Âu cho thấy họ sẽ củng cố chính sách tiền tệ lỏng lẻo. Tổng thống Mỹ đe dọa sẽ áp thuế đối với hàng nhập khẩu để hạn chế sự gia tăng của đồng euro. Về mặt kỹ thuật, đồng euro dự kiến sẽ giảm về mức hỗ trợ 1.1280 và 1.1265.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2620/1.2645
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2565/1.2540

Dữ liệu kinh tế của Mỹ yếu, nhưng đồng GBP bị hạn chế mức tăng. Về mặt kỹ thuật, bảng Anh đã được điều chỉnh về 1.2565 trước dữ liệu non-farm của Mỹ vào ngày mai.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.7065/0.7080
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7025/0.7005

RBA không xem xét việc cắt giảm lãi suất thêm trong ngắn hạn, hỗ trợ đồng đô Úc, tỷ giá AUDUSD trở lại mức 0.70. Hôm qua, dữ liệu việc làm ADP của Mỹ không như mong đợi. Tài khoản thương mại và đơn đặt hàng nhà máy của Mỹ cũng yếu, đồng đô USD giảm, điều này có lợi cho đồng đô la Úc. Đồng đô la Úc đang kiểm tra mức kháng cự tại 0.7065 và 0.7080 trước khi doanh số bán lẻ của Úc tăng.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 107.85/108.10
Ngưỡng hỗ trợ: 107.45/107.25

Tổng thống Mỹ đã đe dọa Liên minh châu Âu về việc áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu. PMI của ngành dịch vụ Trung Quốc giảm trong tháng 6, thị trường lao động Mỹ dự kiến sẽ yếu và Fed có thể cắt giảm lãi suất vào cuối tháng. Đồng USD hiện bị giới hạn so với đồng yên. Chúng ta cần chờ xem liệu dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ để xác định xu hướng của chỉ số Dow, chứng khoán châu Á, và ảnh hưởng của nó đến tỷ giá USDJPY.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3085/1.3100
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3030/1.3015

Chỉ số mua hàng sản xuất của Canada và chỉ số niềm tin kinh tế quốc gia cho thấy sự tăng trưởng, điều này giúp tăng giá đồng đô Canada. Ngân hàng Canada dự kiến sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp tiếp theo. Cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã đạt được tiến triển mới. Dữ liệu thị trường lao động ADP và các đơn đặt hàng công nghiệp của Mỹ yếu, trong khi giá dầu thô giảm, hạn chế đồng đô Canada tăng.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 57.70/58.55
Ngưỡng hỗ trợ: 56.20/55.85

Dầu thô tương lai giảm xuống mức 56 USD sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa sẽ áp thuế đối với hàng nhập khẩu EU, nhưng dự trữ dầu thô API của Mỹ giảm nên giúp giá dầu thô ổn định. Ngoài ra, Mỹ và Trung Quốc có kế hoạch đàm phán vào gần tuần này, điều này đã cải thiện tâm lý đầu tư và nhu cầu dầu thô tăng.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1428/1432
Ngưỡng hỗ trợ: 1418/1414

Fed dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất 0.25%, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Anh đều có kế hoạch cắt giảm lãi suất, nên giá vàng được hỗ trợ. Theo phân tích của chúng tôi đề cập rằng trước đây, định hướng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu và thông tin cắt giảm lãi suất của Fed đều giống như kỳ vọng, ước tính giá vàng sẽ được hỗ trợ trong ngắn hạn ở mức 1380. Nếu dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ yếu thì vàng có cơ hội đạt mức 1440.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ
Thị trường đóng cửa trong ngày nghỉ lễ của Mỹ.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific.
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày Forex 05/07/2019

Thị trường tập trung vào bảng lương phi nông nghiệp Mỹ và báo cáo việc làm trong tháng Sáu được công bố vào hôm nay. Vì bảng lương ADP của Mỹ chỉ đạt 100k cho nên non-farm của Mỹ có khả năng cũng sẽ thấp hơn. Nếu số lượng việc làm dưới 200k có nghĩa là thị trường lao động và hoạt động kinh tế đang chậm lại, khả năng giảm phát có thể xảy ra. Thị trường đã chuẩn bị cho việc cắt giảm lãi suất vào cuối tháng này.

Giả sử rằng bảng lương phi nông nghiệp Mỹ trên 100k nhưng gần mức 160k trong tháng 6, tỷ lệ thất nghiệp giữ mức 3.6%, tiền lương trung bình có thể tiếp tục tăng. Thì thị trường có thể thay đổi về kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed, Fed có thể không cắt giảm lãi suất, khiến đồng USD tăng cao hơn.

Việc công bố dữ liệu việc làm của Mỹ có thể ảnh hưởng đến mức lãi suất của Fed và biến động giá của giá trái phiếu kho bạc Mỹ.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:

- 12:00 Chỉ số kinh tế trong tháng Năm của Nhật bản
- 13:00 Đơn đặt hàng sản xuất trong tháng Năm của Đức
- 14:30 Chỉ số giá nhà Halifax trong tháng Sáu của Anh
- 15:30 Cuộc họp của Ngân hàng Anh
- 19:30 Bảng lương non-farm, tỷ lệ thất nghiệp và lương trung bình hàng giờ trong tháng Sáu của Mỹ
- 19:30 Tỷ lệ thất nghiệp và thay đổi bảng lương trong tháng Sáu của Canada.
- 21:00 Chỉ số quản lý mua hàng IVEY trong tháng Sáu của Canada

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1300/1.1315
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1265/1.1240

Ngân hàng trung ương châu Âu tuyên bố sẽ đẩy mạnh nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế. Với việc Chủ tịch ECB từ chức vào tháng 10, một người kế nhiệm mới sẽ xuất hiện và dự kiến sẽ giữ nguyên chính sách lỏng lẻo của Eurozone. Tổng thống Mỹ cho biết ông sẽ áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ EU và tăng trưởng kinh tế Đức chậm lại, v.v. Những yếu tố này đã và đang hạn chế sự gia tăng của đồng euro. Dữ liệu việc làm của Mỹ, bảng lương phi nông nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ ổn định trong ngày hôm nay. Mức lương trung bình mỗi giờ có thể tăng cao hơn. Đồng euro sẽ bị hạn chế tăng và có cơ hội giảm.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2620/1.2645
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2560/1.2535

Johnson là ứng cử viên sáng giá trong cuộc bẩu cử lãnh đạo của Đảng bảo thủ Anh và ông ủng hộ Brexit cứng mà không có bất kỳ thỏa thuận nào, điều này gây bất lợi cho Anh và đồng GBP. Thị trường nhận định dữ liệu kinh tế Anh yếu và Ngân hàng Anh sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay (các nhân tố này hạn chế đồng GBP tăng và có xu giảm), cũng như tập trung vào dữ liệu việc làm của Mỹ trong hôm nay. Nếu dữ liệu này mạnh hơn thì đồng bảng Anh có thể giảm hơn nữa.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.7035/0.7055
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7005/0.6985

Bảng lương phi nông nghiệp ADP trong tháng Sáu của Mỹ vẫn yếu và dự kiến bảng tin non-farm trong hôm nay cũng sẽ yếu theo. Đồng đô USD giảm, gián tiếp làm tăng giá đồng đô la Úc. Thị trường đang tập trung vào kết quả của bảng lương phi nông nghiệp Mỹ, việc này sẽ ảnh hưởng đến đồng USD. Nếu kết quả giống như kỳ vọng của thị trường thì đồng USD có thể mạnh hơn và đồng đô la Úc có thể giảm.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 107.95/108.15
Ngưỡng hỗ trợ: 107.65/107.45

Chỉ số Dow và Nikkei tăng giúp tỷ giá USDJPY tăng theo. Nếu tỷ giá USDJPY vượt mức kháng cự 108.15 thì mức kháng cự tiếp theo là 108.55.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3085/1.3100
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3030/1.3015

Thị trường đang theo dõi bảng lương phi nông nghiệp trong tháng 6 của Mỹ được công bố hôm nay. Đồng thời Canada cũng công bố bảng lương phi nông nghiệp trong tháng 6. Ngân hàng Canada được dự đoán sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào thứ Tư tới. Nếu bảng lương phi nông nghiệp của Canada tăng trong hôm nay thì đồng đô Canada sẽ tăng. Nhưng nếu giá dầu thô giảm thì đồng đô la Canada sẽ giảm.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 57.30/58.30
Ngưỡng hỗ trợ: 56.20/55.85

Giá dầu giảm khi thị trường đang chờ đợi dữ liệu non-farm của Mỹ. Về mặt kỹ thuật, giá dầu thô tương lai đang được hỗ trợ tại 56.20, với mức kháng cự là 57.30 và 58.30, giá dầu có thể kiểm tra các mức kháng cự này.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1423/1427
Ngưỡng hỗ trợ: 1409/1405

Chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Trung ương châu Âu và Fed dự kiến sẽ cắt giảm lãi, điều này đã hỗ trợ cho việc giá vàng tăng trên 1380 USD. Thị trường đang chờ xem báo cáo việc làm và mức lương trung bình tháng Sáu của Mỹ. Nếu dữ liệu này đánh bại kỳ vọng, giá vàng có cơ hội giảm và ngược lại. Dữ liệu non-farm sẽ ảnh hưởng đến quyết định chính sách tiền tệ của Fed.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27005/27035
Ngưỡng hỗ trợ: 26935/26895

Hôm nay, chúng ta cần chú ý vào bảng lương phi nông nghiệp và kết quả lương trung bình hàng giờ của Mỹ. Dữ liệu này sẽ ảnh hưởng đến quyết định chính sách tiền tệ của Fed trong tháng này và tâm lý thị trường, nó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến biến động của chỉ số Dow Jones tương lai của Mỹ.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific.
 
ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 08/07/2019

Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ đã tăng từ 75k trong tháng Năm lên đến 224k trong tháng Sáu, thị trường lao động Mỹ đã quay lại trên mức 200k. Lương trung bình hàng giờ tại Mỹ tăng 0.2% trong tháng Sáu do dữ liệu việc làm đã làm giảm cơ hội cắt giảm lãi suất của Fed.

Dữ liệu việc làm Mỹ đã cải thiện với chỉ số USD index phục hồi lên mức 97 điểm. Tiền tệ châu Âu giảm sau khi người đứng đầu Ngân hàng Trung ương châu Âu nói rằng ông đang đẩy mạnh chính sách tiền tệ lỏng lẻo khi dữ liệu kinh tế châu Âu yếu. Trong nắng hạn, nếu dữ liệu Eurozone có sự tăng trưởng thì đồng euro có thể ổn định.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:

- 12:00 Chỉ số tình hình kinh tế Nhật Bản trong tháng Sáu
- 13:00 Sản lượng công nghiệp trong tháng Năm của Đức
- 13:00 Cán cân thương mại hàng quý trong tháng Năm của Đức
- 13:30 Chỉ số niềm tin kinh doanh BOF trong tháng Sáu của Pháp
- 15:00 Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, các khoản vay mới được phê duyệt và cung ứng tiền trong tháng 6
- 15:30 Chỉ số niềm tin Sentix trong tháng Bảy của Eurozone
- 21:00 Chỉ số niềm tin kinh tế quốc gia của Canada

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1245/1.1265
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1205/1.1185

Bảng lương non-farm Mỹ tăng lên 224k trong tháng Sáu (tăng nhiều hơn so với tháng Năm). Ngân hàng trung ương châu Âu duy trì lập trường về chính sách tiền tệ. Trong trường hợp không có dữ liệu kinh tế tích cực của eurozone, thì đồng euro sẽ bị hạn chế tăng.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2545/1.2565
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2500/1.2480

Johnson đang dẫn đầu cuộc bầu cử của Đảng bảo thủ Anh và ông là người ủng hộ Brexit cứng. Dữ liệu kinh tế Anh tiếp tục yếu và Ngân hàng Anh đang xem xét cắt giảm lãi suất để chống lại sự suy thoái kinh tế. Ngoài ra, bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ tăng mạnh và lương trung bình cũng tăng trong tháng Sáu. Đồng USD mạnh lên và bảng Anh giảm giá. Sau bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ thì bảng Anh có thể ổn định. Hy vọng tỷ giá GBPUSD có thể thử mức kháng cự 1.2565.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.7000/0.7025
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6975/0.6955

Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ đã tăng trong tháng Sáu, đồng USD được hỗ trợ tăng, gián tiếp làm giảm đồng đô la Úc. Thị trường đang chờ đợi chỉ số niềm tin tiêu dùng của Úc vào ngày mai.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 108.65/108.80
Ngưỡng hỗ trợ: 108.15/108.00

Non-farm Mỹ trong tháng Sáu tăng mạnh, làm giảm kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed. Chỉ số Dow Jones và chứng khoáng châu Á tăng, và đồng đô la Mỹ tăng so với đồng yên. Hôm nay, chính phủ Nhật Bản thông báo thâm hụt thương mại đang tăng lên trong tháng Năm, với đơn đặt hàng nhà máy và các khoản vay ngân hàng giảm, điều này hạn chế chỉ số Nikkei và tỷ giá USDJPY.


USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3100/1.3125
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3055/1.3030

Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ trong tháng Sáu tăng mạnh, trái ngược với dữ liệu việc làm của Canada trong tháng Sáu yếu. So sánh hai dữ liệu trên của hai nước, việc này khiến đồng đô la Canada giảm. Tuy nhiên, giá dầu tăng đã kìm hãm đà giảm của đồng CAD. Nếu giá dầu thô giảm thì đồng CAD cũng sẽ giảm theo.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 58.05/58.30
Ngưỡng hỗ trợ: 57.00/56.65

Lương trung bình của Mỹ trong tháng Sáu tăng, số lượng việc làm cũng tăng, điều này làm tăng kỳ vọng về nhu cầu dầu thô nên giá dầu thô cũng tăng. Về mặt kỹ thuật, giá dầu thô đang tập trung vào mức kháng cự 58.30.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1403/1405
Ngưỡng hỗ trợ: 1390/1388

Non-farm của Mỹ tốt hơn dự kiến và giá vàng giảm. Mức hỗ trợ hiện tại của giá vàng là 1390 và 1388. Trong tháng này thị trường sẽ theo dõi tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-Trung, dữ liệu lạm phát của Mỹ và quyết định cắt giảm của Fed. Dữ liệu non-farm của Mỹ tốt nên sẽ ảnh hưởng đến quyết định chính sách tiền tệ của Fed trong tháng này, vì vậy giá vàng đã yếu hơn và mức hỗ trợ quan trọng là 1380 USD.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26895/26955
Ngưỡng hỗ trợ: 26765/26675

Thị trường ước tính chính sách tiền tệ của Fed có thể giữ nguyên và sẽ không cắt giảm lãi suất vào cuối tháng này, nhờ vào tin tốt từ non-farm, điều này đã làm chỉ số Dow Jones của. Tuần này không có dữ liệu kinh tế Mỹ, nhưng chúng ta cần chú ý đến cuộc đàm phán Mỹ-Trung.
 
ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 09/07/2019

Với kỳ vọng rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối tháng. Thị trường dự kiến dữ liệu lạm phát của Mỹ trong tháng Sáu cũng tăng vào thứ Năm, giúp đồng đô USD tăng cao hơn. Chỉ số USD index tiếp tục ở mức 97 và đang kiểm tra mức kháng cự 97.65. Mario Draghi - Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ từ chức Chủ tịch vào tháng 10. Những yếu tố trên sẽ khiến đồng euro yếu. Thủ tướng tiếp theo của Anh có thể trì hoãn thỏa thuận Brexit với Liên minh châu Âu vào cuối tháng 10, làm tăng kỳ vọng đồng bảng Anh cũng sẽ suy yếu như đồng euro.

Hôm nay, thị trường tập trung vào bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell và bài phát biểu của Fed Bullard. Dựa trên các nhận xét của họ, thị trường có thể dự đoán chính sách tiền tệ, và khi nào Fed sẽ cắt giảm lãi suất. Ngoài ra, nền kinh tế Canada đã tăng trưởng trong ba tháng qua, với lạm phát tăng lên 2.4%. Thị trường đang dự đoán Ngân hàng Canada sẽ tăng 0.25% lãi suất tại cuộc họp tối mai, và lãi suất có khả năng tăng lên 2%. Tuy nhiên, do suy thoái kinh tế toàn cầu và xu hướng giảm lãi suất, chũng ta phải xem liệu Ngân hàng Canada có tăng lãi suất như dự kiến vào ngày mai hay không và chú ý đến sự biến động của đồng đô la Canada.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:

- 12:45 Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Sáu tại Thụy Sĩ
- 17:00 Chỉ số tâm lý doanh nghiệp nhỏ NFIB trong tháng Sáu của Mỹ
- 19:45 Powell – Chủ tịch Fed phát biểu
- 23:00 EIA thông báo triển vọng năng lượng ngắn hạn hàng tháng
- 01:00 sáng sớm ngày mai, Thống đốc Qualls của Mỹ phát biểu
- 03:30 sáng sớm ngày mai, API Dự trữ dầu thô Mỹ thay đổi

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1245/1.1265
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1205/1.1185

Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ tăng lên 224k trong tháng Sáu tốt hơn so với dự kiến. Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng cường nới lỏng chính sách tiền tệ. Nếu dữ liệu kinh tế Eurozone tích cự hoặc đồng USD có các tin tức tiêu cực thì đồng euro sẽ có cơ hội tăng. Chúng ta cần chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed trong hôm nay.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2545/1.2565
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2500/1.2480

Nếu Boris Johnson trở thành Thủ tướng tiếp theo của Anh, Brexit có thể bị trì hoãn, dữ liệu kinh tế tiếp tục yếu và Ngân hàng Anh đang xem xét cắt giảm. Đồng đô USD mạnh lên và đồng bảng Anh giảm nếu chủ tịch Fed khẳng định không cần phải vội vàng cắt giảm lãi suất vào cuối tháng. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá GBPUSD sẽ kiểm tra các mức thấp gần đây. Nếu Fed không muốn giảm lãi suất sớm thì bảng Anh có thể giảm xuống mức 1.2425.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6980/0.7000
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6935/0.6915

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Úc giảm vào tuần trước và dự kiến chỉ số niềm tin tiêu dùng trong tháng 7 của Úc cũng sẽ giảm, đồng đô la Úc sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Phát biểu của Chủ tịch Fed hôm nay có thể làm đồng đô Úc giảm hơn nữa, nếu Fed xác nhận không cắt giảm lãi suất cuối tháng này.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 109.15/109.35
Ngưỡng hỗ trợ: 108.65/108.45

Kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của Fed đã giảm do non-farm của Mỹ đã tăng trong tuần trước. Chủ tịch Fed Powell sẽ phát biểu trong hôm nay và nếu ông xác nhận rằng không cần phải cắt giảm lãi suất vào cuối tháng này thì đồng USD mạnh lên.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3125/1.3145
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3075/1.3055

Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ tăng mạnh trong tháng Sáu trái ngược với báo cáo việc làm của Canada. Ngân hàng Canada có khả năng tăng lãi suất thêm 0.25% vào thứ Tư. Đồng đô la Canada có thể được hạn chế mức giảm nếu giá dầu thô vượt mức 58.35 USD. Ngược lại, giá dầu thô giảm có thể ảnh hưởng đến đồng đô Canada.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 58.05/58.30
Ngưỡng hỗ trợ: 57.00/56.65

Nhờ tin tốt từ non-farm của Mỹ nên kỳ vọng về nhu cầu dầu thô tăng lên và giá dầu được hỗ trợ. Ngoài ra, giá dầu thô có thể được hỗ trợ bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Hơn nữa, tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-Trung cũng ảnh hưởng đến xu hướng giá dầu thô. Hiện tại, giá dầu thô có thể giảm nếu Chủ tịch Fed Powell xác nhận không cần phải giảm lãi suất vào cuối tháng này.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1403/1405
Ngưỡng hỗ trợ: 1390/1388

Dữ liệu việc làm của Mỹ tốt hơn dự kiến và giá vàng giảm. Giá vàng có thể giảm hơn nữa nếu Fed xác nhận không cắt giảm vào cuối tháng này.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26895/26955
Ngưỡng hỗ trợ: 26755/26675

Thị trường ước tính rằng Fed không cần phải cắt giảm lãi suất vào cuối tháng này và sẽ chờ xem sự phát triển của kinh tế trong tương lai trước khi đưa ra quyết định, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng chỉ số Dow Jones của Mỹ. Ngoài ra, cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn đang bắt đầu, và tâm lý đầu tư vào thị trường chứng khoán vẫn chưa rõ ràng. Chú ý biến động thị trường vì cuộc đàm phán Mỹ-Trung và phát biểu của Chủ tịch Fed vào tối nay.
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 10/07/2019

Đồng USD tăng nhờ kỳ vọng về lạm phát sẽ tăng và quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ được cải thiện, vì vậy, có thể Fed sẽ không cần giảm lãi suất vào cuối tháng này. Đồng USD tăng trong khi tiền tệ châu Âu và tiền tệ hàng hóa (đô la Úc, New Zealand và Canada) giảm. Đồng USD được cải thiện, các quỹ trú ẩn an toàn chảy ra khỏi đồng yên và vàng, dòng tiền của chảy vào thị trường chứng khoán, hỗ trợ chỉ số Dow Jones tăng.

Anh có thể trì hoãn Brexit với Liên minh châu Âu vào cuối tháng 10, đồng bảng Anh sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực và đồng euro cũng sẽ suy yếu. Nếu không có tin tức tốt để thúc đẩy tiền tệ châu Âu trong ngắn hạn thì các tiền tệ châu Âu sẽ tiếp tục xu hướng giảm.

Hôm nay, thị trường tập trung vào bài phát biểu của Chủ tịch Fed để dự đoán chính sách tiền tệ và khi nào cắt giảm lãi suất. Ngoài ra, Ngân hàng Canada dự kiến sẽ tăng lãi suất lên 2% trong hôm nay. Nền kinh tế toàn cầu chậm lại và các ngân hàng trung ương có xu hướng giảm lãi suất, do đó chúng ta phải xem liệu Ngân hàng trung ương Canada có tăng lãi suất như dự kiến hay không.

Thông tin và sự kiện quan trọng trong ngày hôm nay:

- 08:30 CPI và PPI trong tháng Sáu của Trung Quốc
- 13:45 Sản lượng công nghiệp trong tháng Năm của Pháp
- 15:30 Tài khoản giao dịch trong tháng Năm của Anh
- 15:30 Sản lượng sản xuất và công nghiệp trong tháng Năm của Anh
- 15:30 GDP trong tháng Năm của Anh
- 21:00 Quyết định lãi suất của Ngân hàng Canada
- 21:00 Powell – Chủ tịch Fed của Mỹ tại phiên điều trần
- 21:30 EIA Dự trữ dầu thô thay đổi
- 22:15 Ngân hàng Canada họp báo
- 00:30 sáng sớm ngày mai, Fed Bullard tham dự phiên điều trần
- 01:00 sáng sớm ngày mai, Fed công bố biên bản chính sách tiền tệ

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1225/1.1245
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1185/1.1170

Dữ liệu lạm phát của Mỹ được dự kiến sẽ mạnh hơn so với tháng vừa rồi, việc này thúc đẩy đồng USD. Hiện tại, không có dữ liệu hoặc tin tức tốt để thúc đẩy đồng euro. Fed đã loại trừ việc cắt giảm lãi suất sớm nhằm đáp lại lời kêu gọi của Ngân hàng Trung ương châu Âu để nới lỏng tiền tệ. Đồng euro sẽ bị hạn chế tăng và có thể giảm. Chúng ta cần chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2485/1.2505
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2425/1.2400

Brexit có khả năng bị trì hoãn với niềm tin dữ liệu kinh tế Anh có thể tiếp tục suy yếu và khó để hồi phục. Nếu Fed xác nhận không vội cắt giảm lãi suất vào cuối tháng này hoặc trong năm nay, thì đồng đô USD sẽ mạnh lên và đồng bảng Anh giảm hơn nữa. Về mặt kỹ thuật, bảng Anh có thể giảm về mức thấp 1.2425 so với USD.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6965/0.6980
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6905/0.6885

Phát biểu của Chủ tịch Fed hôm nay có thể làm đồng đô Úc giảm hơn nữa nếu Fed xác nhận không cắt giảm vào cuối tháng này. Về mặt kỹ thuật, chúng ta cần chú ý đến mức hỗ trợ 0.6905.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 109.15/109.35
Ngưỡng hỗ trợ: 108.80/108.65

Chủ tịch Fed sẽ phát biểu tại phiên điều trần hôm nay, đồng yên có thể giảm hơn nữa nếu Fed xác nhận không giảm lãi suất vào cuối tháng này, và đồng USD có khả năng mạnh hơn. Ngày mai, Mỹ sẽ công bố dữ liệu CPI của tháng 6. Chúng ta cần theo dõi xu hướng của thị trường chứng khoán toàn cầu để xác định xu hướng của tỷ giá USDJPY.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3155/1.3175
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3075/1.3055

Ngân hàng trung ương Canada sẽ quyết định lãi suất và công bố chính sách tiền tệ trong tối nay. Thị trường dự báo Ngân hàng Canada giữ nguyên lãi suất, đồng đô la Canada tạm thời giảm. Tỷ giá USDCAD có thể giảm về mức hỗ trợ 1.3075 hoặc 1.3055 nếu Ngân hàng trung ương Canada quyết định tăng lãi suất. Cũng trong tối nay, chủ tịch Fed sẽ phát biểu tại phiên điều trần. Nếu Fed xác nhận không vội cắt giảm lãi suất thì đồng USD sẽ mạnh lên, CAD sẽ giảm. Ngoài ra, nếu giá dầu thô giảm, nó sẽ tác động tiêu cực đến đồng đô la Canada.

Dầu tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 58.85/59.30
Ngưỡng hỗ trợ: 57.00/56.65

Dự trữ dầu thô API giảm hơn dự kiến, nên giá dầu thô tăng. Ngoài ra, căng thẳng giữa Mỹ và Iran nóng lên khi Mỹ áp các lệnh trừng phạt đối với Iron. OPEC có kế hoạch cắt giảm sản xuất, nên giá dầu đã được thúc đẩy. Nếu Fed xác nhận không cắt giảm lãi suất vào cuối tháng này thì giá dầu thô sẽ giảm về các mức hỗ trợ 57 và 56.65.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1398/1402
Ngưỡng hỗ trợ: 1387/1383

Dữ liệu việc làm trong tháng Sáu của Mỹ tốt hơn so với dự kiến, đồng đô USD tăng, giá vàng giảm và sẽ giảm hơn nữa nếu Fed xác nhận không cắt giảm lãi suất vào cuối tháng này. Thị trường kỳ vọng kết quả về lạm phát Mỹ trong tháng Sáu sẽ tăng vào ngày mai.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26895/26955
Ngưỡng hỗ trợ: 26755/26675

Dữ liệu việc làm của Mỹ tăng mạnh và kỳ vọng về lạm phát trong tháng Sáu tăng, giúp chỉ số Dow Jones tăng nhẹ. Quan trọng hơn, Bộ thương mại Mỹ và Trung Quốc xác nhận hủy bỏ một số mức thuế bổ sung, điều này đã hỗ trợ thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán có thể biến động trong suốt bài phát biểu của Chủ tịch Fed trong hôm nay.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific.
 
Đánh giá doanh thu Netflix (NFLX): mở rộng trên toàn cầu

Netflix tập trung mở rộng phát triển quốc tế để tìm kiếm khách hàng mới. Netflix đang thực hiện dự án tại nhiều quốc gia như Ý, Mexixo, Brazil, Tây Ban Nha, Đức, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ. Họ cũng có một số danh mục hấp dẫn tại Ấn Độ, với hơn 12 chương trình và 20 bộ phim ngôn ngữ địa phương. Động thái mới nhất của Netflix là thành lập trung tâm sản xuất chuyên dụng tại London, Anh. Các dự án tại Anh ngày càng tăng và sẽ có nhiều dự án tại Anh sẽ được quay trong năm nay, bao gồm
The English Game, Cursed và Jingle Jingle.

Chiến lược của Netflix là mở rộng nhanh nhất có thể trên phạm vi toàn cầu, trong khi vẫn duy trì lợi nhuận. Các thị trường quốc tế mà NFLX có mặt đều đang phát triển nhanh chóng và tích cực đóng góp lợi nhuận để thúc đẩy việc mở rộng ở những nước còn lại trên thế giới. Công ty này đã có thêm 23 triệu người dùng quốc tế vào năm ngoái và dự kiến có thêm 12.5 triệu người dùng mới trong quý I năm 2019.

Phạm vi giá cổ phiếu trong 52 tuần của Netflix là 231.23$ đến 419.77$ mỗi cổ phiếu và vốn hóa thị trường là 166.9 tỷ USD. Dựa theo bảng dưới, bạn có thể thấy biến động giá cổ phiếu của NFLX từ 1 tháng cho đến 10 năm.

netflix-1.png


Theo báo cáo quý I năm 2019 của Netflix, số lượng người dùng trả tiền trực tuyến trung bình đã tăng 26% hàng năm, trong khi doanh thu hàng năm trên mỗi người dùng (ARPU) đã giảm 2% do sự biến động của ngoại hối. Nếu không tính các vấn đề về tỷ giá hối đoái, thì ARPU phát trực tuyến quốc tế tăng 3% trên cơ sở hàng năm. Tăng trưởng doanh thu hàng năm là 22% so với 40% trong quý I năm 2018, mức tăng này là nhờ sự thay đổi giá trong quý IV năm 2017 cũng như biến động của tỷ giá ngoại hối.

Công ty hy vọng sẽ tăng từ 60 đến 90 triệu người dùng tại Mỹ, dựa trên lịch sử của công ty và sự phát triển liên tục của giải trí trực tuyến. Trong quý tiếp theo, Netflix sẽ dự bao doanh thu là bao nhiêu, quyết định chi tiêu gì và họ muốn có bao nhiêu lợi nhuận trong giai đoạn đó?

Netflix được thành lập năm 1997 dưới dạng cho thuê DVD qua thư. Công ty đã mất 5 năm để vật lộn để tìm ra kế hoạch phát triển bền vững. Công ty cũng dành hết 5 năm tiếp theo để cạnh tranh với Blockbuster. Neflix bắt đầu phát trực tuyến vào năm 2007, và quốc tế trong năm 2010. Những phim gốc đầu tiên bắt đầu năm 2013. Vào năm 2016, Netflix đã trở thành tập đoàn quốc tế, gần 20 năm sau khi thành lập. Trong thập kỷ tiếp theo, tôi dự đoán ngành giải trí trên internet sẽ thay thế TV và NFLX sẽ là ông lớn trong ngành.

Cuộc cạnh tranh đã tăng lên trong những năm qua khi các tên tuổi lớn về giải trí và internet đã tham gia vào thị trường như Amazon Prime, Disney Plus và Apple TV. Một lợi thế lớn của Netflix là cung cấp các mức giá khác nhau để khách hàng có thể chọn một gói phù hợp nhất với nhu cầu của họ. NFLX cũng thử nghiệm các cách tiếp cận khác nhau nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng.

Biến động ngoại hối là một vấn đề đau đầu của các công ty phát triển trên phạm vi quốc tế. NFLX tham gia phòng ngừa rủi ro, trong đó chi tiêu cho thị trường quốc tế được trả bằng tiền quốc gia đó, để phù hợp với doanh thu thu được từ người dùng địa phương. Công ty cũng điều chỉnh giá mạnh để giảm thiểu tác động tiêu cực từ rủi ro ngoại hối.

Về mặt kỹ thuật, giá cổ phiếu của Netflix vẫn trong xu hướng tăng vì nó giao dịch trên đường trung bình động (MA). Xu hướng tăng bắt đầu từ ngày 14/6 và nó có thể tạo mức cao mới trong 52 tuần; chất xúc tác cho đà tăng này chính là kết quả phát triển của hai quý. 385 USD là mức cao kể từ ngày 3/5, nếu mức này bị phá vỡ thì giá cổ phiếu Netflix sẽ tăng lên 419 USD, mức cao nhất 52 tuần. Mặt khác, mức hỗ trợ đầu tiên là tại 360 USD trung bình di động 50 và 100 ngày, trong khi mức hỗ trợ tiếp theo có thể là mức 342 USD - mức thấp ngày 17/6.

NFLX sẽ thông báo kết quả triển vọng và tài chính quý II năm 2019 vào thứ Tư ngày 17/7. Thị trường kỳ vọng EPS ở mức 0.56 USD trong khi doanh thu là 4.94 tỷ USD.

netflix-2.jpg


Theo ông Nikolas Papas, Market Strategist, InvestingCube.com và ATFX

Nikolas Papas đã làm việc trong ngành tài chính trong hơn 15 năm với các vai trò ở khắp Châu Âu, Mỹ, và có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trên thị trường tài chính. Ông đã làm việc cho một số nhà môi giới hàng đầu của Châu Âu, với tư cách là nhà phân tích vốn cổ phần và là một nhà giao dịch quản lý tài khoản cho cả nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp. Ông thích cả hai khía cạnh cơ bản và kỹ thuật của giao dịch, tập trung vào thị trường chứng khoán và tất cả các chuyên ngành ngoại hối. Hiện tại, Nikolas cung cấp phân tích và nhận xét về các ấn phẩm tài chính trực tuyến. Ông đã hoàn thành bằng cấp về Kinh tế (Cử nhân) và Tài chính (Thạc Sĩ).

Cách giao dịch Netflix với ATFX

Bạn có thể giao dịch CFD trên cổ phiếu Netflix với nền tảng MetaTrader 4 của ATFX với mã là #NFLX. ATFX cho phép bạn mua hoặc bán #NFLX, có nghĩa là bạn có thể có lợi nhuận hoặc thua lỗ khi thị trường giảm hoặc tăng tùy thuộc vào bạn mua hoặc bán.

Để tìm #NFLX, bạn có thể nhìn vào cửa sổ Market Watch và nếu bạn không thể tìm thấy thì bạn có thể nhấp chuột phải và mục Market Watch và nhấp vào “Symbols” để tìm và kích hoạt nó. Cách khác, bạn có thể nhấp chuột phải vào cửa sổ Market Watch và nhấp vào “show all”.

Khối lượng hợp đồng nhỏ nhất là 10 cổ phiếu Netflix và mức yêu cầu ký quỹ để mở 10 lot là 20% hoặc 712 USD khi cổ phiếu đang giao dịch ở mức 356.66 USD. Bạn có thể mở và đóng lệnh giao dịch khi thị trường mở cửa lúc 16:30 và 22:39 GMT. Bạn có thể nhấp vào hiển thị hợp đồng trong nền tảng MT4 của ATFX để biết thêm chi tiết.

Quan điểm của bạn về Netflix là gì? Giao dịch ngay bây giờ với ATFX. Đăng nhập vào trang web nền tảng hoặc tạo tài khoản thực ngay bây giờ.
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 11/07/2019

Đô la Mỹ đã giảm vào đêm qua sau khi chủ tịch Fed Powell phát biểu và trình bày rằng căng thẳng thương mại có thể gây ra rủi ro cho thị trường, nền kinh tế và lạm phát của Mỹ. Ông nói thêm rằng nền kinh tế Mỹ vẫn còn yếu, cho thấy tất cả các quan chức Fed đều ủng hộ việc cắt giảm lãi suất nếu nền kinh tế và lạm phát chậm.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng trong hôm nay khi chỉ số Dow Jones phục hồi với kỳ vọng Fed có thể cắt giảm lãi suất, chỉ số A50 của Trung Quốc, chỉ số Nikkei và chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đều tăng. Kỳ vọng về cắt giảm lãi suất đã tăng lên nên USD index giảm, và đồng USD giảm so với các loại tiền tệ chính khác. Tiền tệ châu Âu và tiền tệ hàng hóa, vàng, và dầu tương lai tăng.

Hôm nay, thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu lạm phát trong tháng 6 của Mỹ và phát biểu của Chủ tịch Fed trong phiên điều trần. Nếu chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 6 của Mỹ tăng mạnh thì đồng đô la Mỹ sẽ phục hồi. Giá vàng và giá dầu thô có cơ hội giảm. Chúng ta cũng cần chú ý đến bài thuyết trình của chủ tịch Fed về chính sách tiền tệ, vì nó có thể làm cho thị trường biến động mạnh.

Thông tin và sự kiện quan trọng trong ngày hôm nay:

- 13:00 Giá trị cuối cùng của CPI hàng tháng trong tháng Sáu của Đức
- 13:45 CPI trong tháng Sáu của Pháp
- 16:30 Ngân hàng Anh báo cáo về ổn định tài chính
- 18:30 Biên bản cuộc họp của Ngân hàng châu Âu
- 19:30 Báo cáo thất nghiệp trong tuần của Mỹ
- 19:30 Tỷ lệ CPI hàng tháng trong tháng Sáu của Mỹ
- 21:00 Chủ tịch Fed Powell thuyết trình tại phiên điều trần
- 22:10 Fed Williams tham dự hội thảo và phát biểu
- 00:30 Sáng sớm ngày mai, Thống đốc Fed John Quarles phát biểu

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1275/1.1300
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1240/1.1225

Đồng USD giảm và tiền tệ châu Âu tăng vào ngày hôm qua khi chủ tịch Fed phát biểu. Đồng euro vượt mức kháng cự 1.1245 và sẽ thử mức kháng cự 1.1275/1.1300. Tuy nhiên, điều đó tùy thuộc vào tỷ lệ CPI trong tháng 6 của Đức và biên bản về chính sách tiền tệ của Ngân hàng châu Âu được thông báo hôm nay. Đầu tiên, thị trường kỳ vọng CPI của Đức sẽ không thay đổi. Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu chủ yếu đề cập đến việc tăng cường chính sách tiền tệ lỏng lẻo, nên đồng euro sẽ bị ảnh hưởng. Chỉ số giá tiêu dùng trong thán 6 của Mỹ dưới mức kỳ vọng của thị trường có thể thúc đẩy đồng euro. Chủ tịch Fed Powell sẽ phát biểu một lần nữa vào ngày cuối cùng trong phiên điều trần để nhắc lại các nhận xét cắt giảm lãi suất dự kiến.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2515/1.2530
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2480/1.2465

Thị trường tin rằng dữ liệu kinh tế của Anh vẫn còn yếu và khó phục hồi. Nhưng Chủ tịch Fed Powell phát biểu rằng nền kinh tế vẫn còn yếu và Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong tương lai nếu cần. Bình luận trên khiến đô la Mỹ yếu, đồng bảng Anh có cơ hội phục hồi. Chúng ta cần chú ý CPI trong tháng Sáu của Mỹ và bài phát biểu của Chủ tịch Fed tại phiên điều trần hôm nay.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6965/0.6985
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6930/0.6910

Hôm qua Chủ tịch Fed đã xác nhận sẽ xem xét cắt giảm lãi suất. Đồng USD giảm, tỷ giá AUDUSD được hưởng lợi. Ngoài ra, việc nới lỏng quan hệ thương mại Mỹ-Trung và dự kiến nhập khẩu của Trung Quốc từ Úc gia tăng, đây cũng là những yếu tố góp phần vào việc đồng đô la Úc tăng giá. Mỹ thông báo CPI tháng Sáu hôm nay và Chủ tịch Fed có bài phát biểu tại phiên điều trần lần nữa. Chúng ta phải chú ý những thông tin này.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 108.45/108.60
Ngưỡng hỗ trợ: 108.00/107.85

Đô la Mỹ giảm và đồng yên tăng vào hôm qua khi có thông tin Fed xác nhận cắt giảm lãi suất như dự kiến tại phiên điều trần. Hôm nay, Mỹ thông báo dữ liệu CPI trong tháng Sáu và phát biểu của chủ tịch Fed. Chúng ta cần theo dõi ảnh hưởng của đồng USD đối với đồng yên cũng như chú ý đến tâm lý thị trường chứng khoán toàn cầu. Đô la Mỹ có thể tăng lần đầu tiên so với đồng yên nếu chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng cao hơn dự kiến. Bài phát biểu của Chủ tịch Fed có thể ảnh hưởng đến xu hướng đô la Mỹ.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3115/1.3135
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3055/1.3035

Hôm qua, Ngân hàng Canada giữ nguyên lãi suất, đô la Canada giảm giá. Tuy nhiên, chủ tịch Fed cho rằng Fed vẫn còn cơ hội để cắt giảm trong khi lãi suất ở Canada có cơ hội tăng. Nếu Powell xác nhận cắt giảm lãi suất vào cuối tháng này và giá dầu thô tăng, thì đô la Canada sẽ mạnh hơn.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 60.85/61.30
Ngưỡng hỗ trợ: 59.70/58.85

Dự trữ dầu thô API của Mỹ giảm, bảo ở vịnh Mexico nên sản xuất dầu thô giảm, điều này giúp giá dầu thô tăng. Fed xác nhận sẽ tiếp tục xem xét cắt giảm lãi suất, giá dầu thô được hưởng lợi tăng theo. Ngược lại, các nhân tố khác như lạm phát của Mỹ giảm, bảo ở vịnh Mexi tan có thể kéo giá dầu thô tương lai xuống thấp hơn, với mức hỗ trợ là 59.70 và 58.85.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1427/1430
Ngưỡng hỗ trợ: 1417/1414

Giá vàng có thể giảm hơn nữa với kỳ vọng dữ liệu lạm phát của Mỹ tăng trong tháng 6. Nếu dữ liệu này tăng cao hơn so với dự kiến thì giá vàng giảm. Phát biểu của Chủ tịch Fed có thể khiến giá vàng biến động, chúng ta cần quản lý rủi ro chặt chẽ khi giao dịch trong phiên Mỹ ngày hôm nay.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26955/27005
Ngưỡng hỗ trợ: 26855/26745

Dữ liệu lạm phát của Mỹ trong tháng Sáu được dự kiến sẽ tăng, chỉ số Dow Jones tương lai tăng, và tâm lý chứng khoán Mỹ cải thiện nhẹ. Ngoài ra, Fed vẫn xem xét việc cắt giảm lãi suất. Chính phú Mỹ đang cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc, điều này cũng thúc đẩy chứng khoán. Chúng ta cần chú ý phát biểu của Chủ tịch Fed trong phiên điều trần vì thị trường chứng khoán có thể biến động.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific.
 

Announcements

Forum statistics

Threads
426,752
Messages
7,184,995
Members
179,118
Latest member
onbet1info

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom