Apple sẽ hạn chế việc để các ứng dụng NFT khuyến khích người dùng giao dịch bên ngoài, ảnh hưởng đến việc tính phí 30% của công ty.
Gã khổng lồ công nghệ Apple vừa cập nhật lại chính sách của App Store, áp đặt giới hạn lên các ứng dụng mà đang sử dụng NFT khuyến khích người dùng mua các vật phẩm bằng tính năng mà công ty không thể tính phí giao dịch.
Hiện tại, Apple đang tính phí đến 30% trên các giao dịch trên App Store.
Theo điều chỉnh mới nhất, Apple cho biết:
Apple từ trước đến nay đã bị nhiều công ty NFT chỉ trích vì vẫn muốn tính phí 30% cho các giao dịch NFT, trong khi những sàn NFT lớn thì chỉ lấy phí bằng 1/10 con số đó. Nhiều người còn cho rằng chính sách của Apple đang phản tác dụng khi thúc đẩy người mua NFT thực hiện điều đó qua trang web chính thức, thay vì dùng ứng dụng di động.
Với việc thị trường NFT suy sụp trong nửa sau của năm 2022, việc tạo ra thêm các tính năng dịch vụ đang là chiến lược được nhiều dự án sử dụng để thu hút lại sự chú ý của nhà đầu tư. Đương cử có thể kể đến là việc dự án NFT Azuki đã mở bán các NFT đại diện cho những chiếc ván trượt mạ vàng ngoài đời thật, lôi kéo không ít quan tâm từ người dùng.
Bên cạnh đó, trào lưu bỏ phí bản quyền khi mua NFT cũng đang nổi lên trên những sàn và dự án NFT lớn, cam kết giữ lại nhiều giá trị hơn cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, Apple vẫn cho phép các sàn giao dịch tiền mã hóa truyền thống xử lý giao dịch trong ứng dụng mà không bị tính phí 30%. Chính sách viết:
Gã khổng lồ công nghệ Apple vừa cập nhật lại chính sách của App Store, áp đặt giới hạn lên các ứng dụng mà đang sử dụng NFT khuyến khích người dùng mua các vật phẩm bằng tính năng mà công ty không thể tính phí giao dịch.
Hiện tại, Apple đang tính phí đến 30% trên các giao dịch trên App Store.
Theo điều chỉnh mới nhất, Apple cho biết:
“Các ứng dụng có thể cho phép tính năng mua vật phẩm và các dịch vụ liên quan đến non-fungible token (NFT), như là phát hành, niêm yết và chuyển. Các ứng dụng cũng sẽ được phép để người dùng xem NFT, với điều kiện quyền sở hữu NFT sẽ không mở khóa các tính năng phụ trong ứng dụng. Các ứng dụng được phép cho người dùng xem các bộ sưu tập NFT của người khác, với điều kiện ứng dụng sẽ không có các nút chuyển, liên kết ra bên ngoài hoặc kêu gọi tham gia giao dịch ở bên ngoài ứng dụng.”
Apple từ trước đến nay đã bị nhiều công ty NFT chỉ trích vì vẫn muốn tính phí 30% cho các giao dịch NFT, trong khi những sàn NFT lớn thì chỉ lấy phí bằng 1/10 con số đó. Nhiều người còn cho rằng chính sách của Apple đang phản tác dụng khi thúc đẩy người mua NFT thực hiện điều đó qua trang web chính thức, thay vì dùng ứng dụng di động.
Với việc thị trường NFT suy sụp trong nửa sau của năm 2022, việc tạo ra thêm các tính năng dịch vụ đang là chiến lược được nhiều dự án sử dụng để thu hút lại sự chú ý của nhà đầu tư. Đương cử có thể kể đến là việc dự án NFT Azuki đã mở bán các NFT đại diện cho những chiếc ván trượt mạ vàng ngoài đời thật, lôi kéo không ít quan tâm từ người dùng.
Bên cạnh đó, trào lưu bỏ phí bản quyền khi mua NFT cũng đang nổi lên trên những sàn và dự án NFT lớn, cam kết giữ lại nhiều giá trị hơn cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, Apple vẫn cho phép các sàn giao dịch tiền mã hóa truyền thống xử lý giao dịch trong ứng dụng mà không bị tính phí 30%. Chính sách viết:
Apple đến nay vẫn chưa có bất kỳ động thái tiếp nhận tiền mã hóa hay NFT nào. Trả lời phỏng vấn vào tháng 11/2021, CEO Apple Tim Cook tiết lộ tuy bản thân ông có đầu tư vào crypto, song khả năng để công ty ông có nước đi tương tự là rất thấp.“Các ứng dụng mà xử lý giao dịch hoặc chuyển tiền mã hóa cho sàn giao dịch đã được cấp phép, với điều kiện chúng chỉ được hỗ trợ tại các quốc gia và vùng lãnh thổ nơi ứng dụng được cấp phép cung cấp dịch vụ giao dịch tiền mã hóa.”