News a16z: Crypto và Blockchain có thể thay thế hầu hết các công nghệ cùng nhu cầu thực tế hiện tại

Báo cáo crypto năm 2023 của a16z cho thấy lĩnh vực crypto đang phát triển mạnh mẽ về số lượng người dùng, hoạt động của nhà phát triển, công nghệ và có nhiều tiềm năng to lớn hơn trong tương lai.

1700265400052.png

Tối ngày 16/11/2023, quỹ đầu tư mạo hiểm Mỹ a16z (Andreessen Horowitz) đã phát hành bản báo cáo chung về tình trạng chính sách cũng như quy định về thị trường tiền mã hóa năm 2023. Trong đó, họ nhận định blockchain và crypto là những công nghệ quan trọng, nhưng cần có nhiều quy định rõ ràng để phát triển mạnh hơn ở Hoa Kỳ.

Trong báo cáo a16z nêu rõ blockchain và crypto đang tiến bộ nhanh chóng, những cải tiến cơ sở hạ tầng lớn như The Merge, Hard fork Shanghai...đang phản ánh một lĩnh vực lành mạnh so với những con số hiển thị trên thị trường. Tuy nhiên cả hai công nghệ này đang bị đe doạ, do đó cần có các quy định tốt để nó phát huy tối đa tiềm năng và bảo vệ người dùng.


Quỹ đầu tư trụ sở Mỹ nhận định blockchain, crypto và Web3 có quá trình phát triển tương tự như Internet - một trong những đổi mới công nghệ quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại - nhưng nó cũng từng làm nhiều người dùng, người sáng tạo, nhà phát triển, các doanh nghiệp không có niềm tin ở giai đoạn đầu.

Do đó, Web3 hay blockchain cũng đang là một công nghệ mới nổi, không chỉ là một giải pháp đáng tin cậy, chúng còn đại diện cho một phong trào điện toán mới mở ra những cơ hội và trường hợp sử dụng mới vượt ngoài hình dung ban đầu.

a16z liệt kê rõ nhiều lợi ích mà blockchain cũng như crypto có thể mang lại bao gồm:

  • Lĩnh vực AI: Bảo vệ người dùng chống lại mọi sự giả mạo và phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI);

  • Lĩnh vực dữ liệu: Công nghệ crypto có thể làm cho dữ liệu được AI sử dụng minh bạch hơn, phân quyền, dân chủ hoá quyền truy cập và có thể kiểm tra được, trong khi vẫn bảo vệ quyền riêng tư của dữ liệu;

  • Trong các dịch vụ giao dịch ngoại hối: Crypto có thể loại bỏ những giai đoạn trung gian không cần thiết và loại bỏ tới 40 tỷ USD phí giao dịch quốc tế;

  • Các dịch vụ thu phí bản quyền: Crypto có thể hạ thấp phần trăm doanh thu mà chủ sở hữu nền tảng lấy từ người dùng, tăng tính cạnh tranh và cung cấp nhiều lựa chọn có lợi hơn cho người dùng.

  • Vấn đề nhận dạng: Thay vì phụ thuộc vào các nền tảng lớn để quản lý danh tính người dùng, các dự án crypto có thể trao quyền cho mọi người kiểm soát và sở hữu chúng. Các tổ chức cũng có thể quản lý vòng đời của thông tin xác thực kỹ thuật số (như DMV đang làm với giấy phép lái xe di động ở California).

  • Các vấn đề về kiểm duyệt: Các nhà lãnh đạo một nền tảng nào đó có thể quyết định các quy tắc và phạm vi tiếp cận của mạng xã hội. Nhưng những giao thức mạng xã hội phi tập trung trong thế giới Web3 cho phép người dùng lựa chọn các ứng dụng, đồng thời cho phép họ dễ dàng di chuyển (và sở hữu) dữ liệu của mình.

  • Vấn đề cơ sở hạ tầng: Ví dụ trong ngành viễn thông đang có tình trạng phạm vi phủ sóng không đồng đều nhưng người dùng vẫn phải chịu chi phí sử dụng cao. Một số dự án viễn thông (như Helium) đang nỗ lực cung cấp dịch vụ 5G ở mọi nơi, với chi phí thấp, thông qua cơ sở hạ tầng không dây phi tập trung.

  • Cơ hội hợp tác trực tuyến: Người dùng có thể tự kể những câu chuyện thông qua những nền tảng sáng tạo nội dung (như Story Protocol) từ đó giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và lợi nhuận cho người sáng tạo.
Báo cáo còn cho biết, 20% người dân Mỹ, tương đương khoảng 40 triệu người đều sở hữu crypto, nhưng luật pháp tại đây chưa thực sự rõ ràng để tối đa hoá tiềm năng phát triển của công nghệ blockchain, crypto. Do đó, một trong những điều tiên quyết nhất hiện tại chính là những quy định rõ ràng và thiết thực từ Hoa Kỳ.

1700265439941.png
lĩnh vực tiền mã hoá vẫn thuộc "khu vực xám" tại Hoa Kỳ. Các cơ quan hành pháp tại đây chưa chính thức ban hành luật quản lý nào cho các nhà đầu tư hay các nhà cung cấp dịch vụ tiền mã hóa. Tất cả vẫn trong tình trạng là dự luật và thuộc diện xem xét, cần bàn bạc thêm từ Chính quyền Hoa Kỳ.

  • Các nhà lập pháp vào ngày 08/11/2023 đã trình lên Hạ viện Mỹ một dự thảo luật mới, ngăn cản công chức Washington tiếp xúc với những dự án blockchain của Trung Quốc. Ngoài ra, dự luật còn cấm chính quyền giao dịch và sử dụng các sản phẩm của iFinex, công ty mẹ của đơn vị phát hành stablecoin USDT là Tether.

  • Trước đó vào cuối tháng 07/2023, Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện cũng thông qua dự luật cho stablecoin ở Hoa Kỳ, tuy nhiên khả năng dự luật trở thành luật chính thức vẫn còn đang bỏ ngỏ.

  • Hồi giữa tháng 10, hơn 100 nhà lập pháp Mỹ cũng đã ký tên vào một bức thư gửi đến Bộ Tài chính, đòi hỏi cơ quan này cung cấp kế hoạch rõ ràng để ngăn chặn crypto bị sử dụng trong các giao dịch liên quan đến những tổ chức khủng bố.

  • Trong quá khứ, Chính quyền Mỹ cũng từng bày tỏ "nguyện vọng" thu thuế lên các nhà môi giới DeFi, bao gồm cả các giao thức DeFi và các hoạt động staking crypto, tuy nhiên chúng đều chỉ dừng lại ở dự thảo.
 

Announcements

Forum statistics

Threads
418,691
Messages
7,074,826
Members
170,789
Latest member
gamedoithuong123

Most viewed of week

Most discussed of week

Most viewed of week

Most discussed of week

Back
Top Bottom