4 Tuyến Nội Dung Quan Trọng Cần Có Trong Content Plan

Joined
Jul 24, 2021
Messages
2
Reactions
1
MR
0.130
Call me! Call me! Follow me on Facebook
Khi lên kế hoạch nội dung cho bất kỳ nền tảng nào, bạn cần phải nắm rõ bạn sẽ lên những tuyến content như thế nào và phân bổ chúng ra sao cho phù hợp để người xem không bị “ngán” khi “ăn” một loại mỗi ngày.

Đọc bài viết này để hiểu hơn về 4 tuyến content chính (giải trí, giá trị, branding và bán hàng) và cách phân bổ chúng trong kế hoạch content sao cho phù hợp nhé!

1. Nội dung giải trí​

Như tên gọi của nó, content giải trí là những content có tính giải trí, giúp mang lại sự thư giãn, thoải mái cho khán giả.

Đôi khi chúng ta chăm chăm tập trung vào sản phẩm, vào dịch vụ, vào các công dụng, các thông tin và nội dung bán hàng quá nên quên mất rằng những thứ mang tính giải trí sẽ làm tăng thiện cảm, tính gần gũi cho đôi bên.

Vậy nên khi lên kế hoạch content, chúng ta cũng nên phân bổ khoảng 10% cho dạng content giải trí này để khách hàng trở nên thích thú hơn với thương hiệu.

Nội dung giải trí là một trong những tuyến content nên có trong kế hoạch content


Nội dung giải trí là một trong những tuyến content nên có trong kế hoạch content

Content không đơn thuần chỉ là bài viết mà là tất cả những gì giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp tới tệp đối tượng mục tiêu. Nó tồn tại dưới nhiều hình thức như: Bài viết, video, hình ảnh, đồng phục, bao bì sản phẩm, không gian văn phòng, kịch bản tư vấn, event online/offline…

Các dạng content giải trí đa phần sẽ xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội – nơi mọi người tập trung để giải trí và thư giãn.

2. Nội dung nuôi dưỡng​

2.1. Khái niệm​

Content nuôi dưỡng là loại content giúp doanh nghiệp nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng. Loại content này cung cấp nhiều thông giúp khách hàng hiểu về thương hiệu, hiểu về sản phẩm nhưng lại không mang cảm giác bị bán hàng.

Nội dung nuôi dưỡng - nuôi rồi cũng để thịt thôi


Nội dung nuôi dưỡng – nuôi rồi cũng để thịt thôi

Chúng ta đều hiểu rằng nếu như biết đối phương tiếp cận mình là để lấy tiền trong túi mình thì sẽ sinh ra tâm lý phản kháng và không có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin từ đối phương (trừ khi đó là sản phẩm mà mình đang muốn tìm kiếm).

Hiểu rõ loại nội dung này và áp dụng được nó vào trong thực tế sẽ mang lại hiệu quả cao trong khâu marketing cũng như nâng cao được hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.

Vậy nên khi lên kế hoạch content, chúng ta cần phân bổ 40% cho dạng nội dung này.

2.2. Hướng tiếp cận khách hàng​

Có hai hướng chúng ta có thể tiếp cận khách hàng:

  • Đi từ chức năng sản phẩm và dịch vụ: hướng tiếp cận này sẽ chỉ ra những điểm mạnh của sản phẩm và dịch vụ, khiến khách hàng cảm thấy mình đang hoặc sẽ cần những sản phẩm và dịch vụ này để giải quyết vấn đề nào đó và những lợi ích tuyệt vời khi có được sản phẩm.
  • Đi từ vấn đề của khách hàng: Hướng tiếp cận này sẽ như một người từng trải, thấu hiểu vấn đề và nỗi đau của khách hàng. Qua đó đưa ra những đề xuất giải giúp khách hàng có thể giải quyết được vấn đề của mình.

2.3. Các dạng content nuôi dưỡng​

2.3.1. Advertorial​

Advertorials là dạng bài viết sử dụng một nguyên liệu có sẵn sức hút với độc giả, sau đó lèo lái nội dung về thông điệp mình muốn truyền tải.

Các nguyên liệu có sẵn sức hút với độc giả như truyện của người nổi tiếng, trào lưu đang hot, một câu trích dẫn nổi tiếng, một nội dung hay trong sách hoặc phim hoặc âm nhạc,…

Advertorial Content - content không phải bán hàng nhưng lại bán hàng


Advertorial Content – content không phải bán hàng nhưng lại bán hàng

Một bài advertorial sẽ gồm 3 phần:

  • Câu chuyện dẫn nhập: đây chính là nội dung có sẵn và có sức hút với độc giả
  • Dẫn dắt về thông điệp muốn truyền tải: tạo sự liên kết giữa câu chuyện dẫn nhập với sản phẩm/dịch vụ của bạn
  • Kêu gọi hành động (CTA): Lời kêu gọi hành động này sẽ là kêu gọi xem thêm các nội dung khác thay vì bất kỳ lời kêu gọi mang tính mua bán hoặc lấy đi thông tin của khách hàng.

2.3.2. Tutorials Content – nội dung hướng dẫn​

Tutorials Content là dạng nội dung DIY – Do it yourself, nó hướng dẫn người đọc làm một thứ gì đó đơn giản dễ dàng thực hành làm theo và đạt được kết quả sau lần đầu tiên hoặc một vài lần thử.

Tutorials Content – nội dung hướng dẫn, đọc một lần chưa làm được thì đọc lần 2. Đọc lần 2 chưa làm được thì đọc lần 3. Vẫn chưa làm được thì đọc lại hướng dẫn cho đến khi làm được hoặc book dịch vụ cho nhanh cũng được ạ.


Tutorials Content – nội dung hướng dẫn, đọc một lần chưa làm được thì đọc lần 2. Đọc lần 2 chưa làm được thì đọc lần 3. Vẫn chưa làm được thì đọc lại hướng dẫn cho đến khi làm được hoặc book dịch vụ cho nhanh cũng được ạ.

Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo là khán giả có thể thực hiện thành công theo hướng dẫn của bạn.

2.3.3. Curation Content​

Curation content là loại content dùng bất cứ một nguyên liệu có sẵn nào đó để liên kết qua sản phẩm/dịch vụ mà mình muốn đề cập đến.

Khác với advertorial là dùng nguyên liệu có sẵn sức hút với độc giả, curation content giúp chúng ta rèn luyện khả năng liên tưởng vô cùng độc đáo khi dùng bất cứ nguyên liệu có sẵn nào kể cá nó có hoặc không có sức hút với khán giả.

Vậy nên có thể nói Advertorial là con của curation content.

Curation là tập mẹ của Advertorial


Curation là tập mẹ của Advertorial

Thông thường, các doanh nghiệp hay hướng đến các loại content hoàn toàn mới, nhằm chứng tỏ đó là của riêng mình. Tuy nhiên, với curation content, doanh nghiệp vẫn có thể tạo ra content mới mà không sợ bị cạn kiệt ý tưởng.

Ví dụ như doanh nghiệp có thể nêu nên suy nghĩ và quan điểm thông qua một sự kiện hoặc một bài phân tính nào đó,…

2.3.4. Editorials Content​

Editorials là dạng nội dung phân tích chuyên môn, nhằm cung cấp cái nhìn sâu sắc về một khía cạnh chuyên môn nào đó. Đây là dạng content đi rất sâu về chuyên môn.

Ví dụ cụ thể mà ta thường thấy nhất chính là các bài phân tích mổ xẻ case study.

Editorial Content - content khai thông trí não, phổ cập kiến thức cho khán giả


Editorial Content – content khai thông trí não, phổ cập kiến thức cho khán giả

3. Nội dung branding​

Nội dung branding là những nội dung định hướng thương hiệu. Dạng nội dung này sẽ tạo ảnh hưởng lên suy nghĩ của khách hàng, thay đổi thói quen và hành vi của khách hàng thông qua các thông điệp mà thương hiệu truyền tải.

Khi viết nội dung dạng này, bạn không cần tập trung vào sản phẩm, cũng không cần tập trung vào dịch vụ của thương hiệu mà tập trung vào những cái vĩ mô hơn như những thành tựu mà doanh nghiệp đã đạt được, những hoạt động vì môi trường và cộng đồng mà thương hiệu đã góp sức,…

Banding content - Your showoff time


Banding content – Your showoff time

3 dạng nội dung branding mà thương hiệu có thể viết:

  • Câu chuyện về thương hiệu: câu chuyện này có thể liên quan đến lý do hoạt động và phát triển của doanh nghiệp, lý do thành lập thương hiệu, câu chuyện của những người sáng lập,…
  • Câu chuyện về sản phẩm: Dạng này có thể truyền tải sản phẩm ra đời vì lý do gì, quá trình tạo ra sản phẩm, những câu chuyện xung quanh liên quan đến sản phẩm,…
  • Các giá trị thương hiệu: Thương hiệu đại diện cho giá trị gì, tại sao như vậy, các giá trị đó mang lại lợi ích gì cho khách hàng, xã hội
Khi lên kế hoạch content, dạng nội dung này nên chiếm khoảng 20%.

4. Nội dung bán hàng​

Content bán hàng là là những nội dung được thực hiện với mục tiêu bán hàng trực tiếp. Nội dung bán hàng phải thuyết phục mọi người rằng bạn là thương hiệu tốt nhất để họ làm việc hoặc sử dụng, và dịch vụ của bạn phù hợp với họ.

Bài viết bán hàng chia thành 3 loại là bài bán hàng:

  • Khuyến mãi: Nội dung khuyến mãi phần lớn sẽ gồm giảm giá khi mua hàng và tặng quà cho khách hàng. Thông thường dạng nội dung này sẽ được sử dụng vào các dịp hoặc các chương trình đặc biệt nhằm mục đích thu hút nhiều khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
  • Giới thiệu sản phẩm: Khi doanh nghiệp có sản phẩm mới và muốn tung nó ra thị trường sẽ dùng đến kiểu nội dung bán hàng này. Trong nội dung này sẽ mô tả cụ thể sản phẩm và chức năng của nó.
  • Review/feedback sản phẩm: Dạng nội dung này là một loại bằng chứng thép chứng minh về chất lượng và công dụng của sản phẩm nhằm gia tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm.
Thông thường khi lên kế hoạch nội dung, các bài bán hàng này sẽ chiếm khoảng 30% trên tổng số.

Lời kết​

Phía trên chính là 4 tuyến content quan trọng mà bạn nên có trong kế hoạch của mình và cách phân bổ tỷ lệ cho từng loại content. Bạn hãy áp dụng chúng vào kế hoạch nội dung của mình và đón chờ hiệu quả tốt mà nó mang lại nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không? Hãy cho tôi biết đánh giá của bạn nhé!
 
Last edited:

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
426,414
Messages
7,176,733
Members
178,855
Latest member
j88hospital

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom