3 thanh niên được 'giải oan' sau 10 năm tù vì tội hiếp dâm
Sau 2 cấp xét xử, qua gần 10 năm vùi tuổi xuân sau song sắt, bị cáo được đề nghị tuyên vô tội khi bác sĩ phát hiện người này "chưa từng quan hệ với phụ nữ".
Trong căn nhà nhỏ, yên tĩnh ở xã Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội), Nguyễn Đình Kiên (tức Lợi), Nguyễn Đình Kiên (cùng 30 tuổi), Nguyễn Đình Tình (29 tuổi) quây quần bên chén trà nóng sau hơn 3 tháng trở lại với cuộc sống tự do. Tình cười, nhưng mắt vẫn buồn.
Rót nước mời khách, Tình kể lại cái ngày "không thể quên". Cuối năm 2000, Lợi, Tình, Kiên ngỡ ngàng khi bị Công an tỉnh Hà Tây (cũ) bắt về hành vi cướp tài sản và hiếp dâm.
Nguyễn Đình Tình (áo trắng, bên trái), Nguyễn Đình Kiên (Lợi), Nguyễn Đình Kiên đang kể cho phóng viên về diễn biến vụ việc. Ảnh: Anh Thư
"Tôi cảm giác đó là chuyện đùa, tưởng người ta trêu mình. Nhưng sau khi bị đưa vào nhà tạm giữ, làm các thủ tục lấy cung, tôi biết không phải đùa rồi", Tình nói rồi im lặng hồi lâu. Quá khứ về những ngày đã qua dần hiện lên qua từng lời kể của anh.
"Suốt gần 20 ngày lấy cung... tôi đành phải nhận tội. Nhưng chẳng biết gì mà nhận, tôi lại phản cung... Các câu trả lời của tôi lúc đó đơn giản chỉ là có, không", anh Tình nhớ lại.
Trải qua hai phiên tòa, các cấp xét xử cùng xác định, tối 24/10/2000, Tình, Kiên, Lợi bàn nhau đi trấn lột. Khi đến gần trạm bơm Yên Nghĩa, phát hiện một đôi trai gái đang ngồi tâm sự, họ lội qua mương đến gần. Lợi dùng dao gí vào cổ, khống chế người đàn ông kéo xuống mương, cướp tài sản. Sau đó, cả nhóm thay nhau hãm hiếp cô gái.
Ngày 22/4/2002, 3 thanh niên phải nhận án tổng cộng 41 năm tù, dù các bị cáo đều một mực không nhận tội trước tòa. Thậm chí trong phiên phúc thẩm, khi biết bị bác kháng cáo kêu oan, cả ba bị cáo nhất loạt xin... lĩnh án tử hình.
Suốt gần 10 năm bị bắt, mỗi tháng Tình, Kiên, Lợi đều đặn viết 2-3 lá đơn kêu oan gửi đi các nơi và mòn mỏi chờ đợi. Nhưng những hy vọng, thắc thỏm của họ cứ dần trôi qua trong im lặng.
Cuốn sổ khổ lớn, giấy đã bạc màu theo thời gian, kín đặc nét chữ viết trong những đêm dài, khi phải đối diện với bóng tối trong song sắt trại giam được Tình nâng niu, giữ gìn cẩn thận như cuốn nhật ký về cuộc đời.
Tình cho biết, hằng đêm anh làm bạn với trang giấy, ghi lại những ngày tháng viết đơn kêu oan... Anh còn ghi lại cả những bài báo viết về vụ việc của mình, bài bào chữa của luật sư đã được anh nắn nót viết lại.
"Lúc đó, tôi thật sự suy sụp và tuyệt vọng, chỉ muốn tìm đến cái chết cho nhẹ nợ. Nhưng nghĩ những gì mình không làm, mà phải gánh chịu, tôi lại cố sống, để sau này ra tù tìm ra được chân lý, sự thật", Tình chia sẻ.
Như một định mệnh, Nguyễn Đình Kiên (Lợi) trong một lần bị bệnh đã được chuyển ra bệnh viện Đa khoa Hà Đông và gặp được bác sĩ Phạm Thị Hồng, Khoa phục hồi chức năng.
Trong một lần trò chuyện, bác sĩ Hồng hỏi Lợi về mức án... Nghĩ về sự tủi nhục phải gánh chịu bao nhiêu năm qua vì những việc mình không làm, Lợi bật khóc. Lợi nhớ, đó là năm 2006, nhưng lúc đó anh lại phải nhanh chóng chuyển vào trại nên những tâm sự với nữ bác sĩ chưa thật sự tỏ tường.
Lợi may mắn gặp người bác sĩ tốt bụng. Với những kinh nghiệm nghề nghiệp, vị bác sĩ biết rằng, anh chưa một lần quan hệ với phụ nữ. Ảnh: Anh Thư
Đến năm 2008, Lợi phải tiếp tục vào viện và gặp lại vị bác sĩ này. Chắp nối những sự kiện, với kinh nghiệm nghề nghiệp, bà cho rằng Lợi chưa từng quan hệ với phụ nữ, vì vậy không có cơ sở để kết tội chàng trai này về việc hiếp dâm.
"Suốt hơn một năm trời ròng rã, tôi bỏ cả việc để đi tới 36 cơ quan tìm lại công lý cho 3 thanh niên này, nhưng không được chấp nhận. Tòa vẫn gửi văn bản trả lời tôi rằng, họ không xử sai...", bác sĩ Hồng chia sẻ với VnExpress.net.
Thông tin về vụ việc cuối cùng đã đến Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Ông yêu cầu VKSND Tối cao xem xét lại và báo cáo. Vụ án được rà soát. Cuối năm 2009, các cơ quan tố tụng có công văn gửi các cấp lãnh đạo thừa nhận: "Quá trình điều tra và xét xử đã có những thiếu sót".
"Cơ quan điều tra đã thiếu khách quan, không đầy đủ và không triệt để, nhiều chứng cứ gỡ tội chưa được xác minh làm rõ. Công tác điều tra có nhiều vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng hình sự. Các bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã căn cứ vào các tài liệu điều tra thiếu tính khách quan để kết tội các bị cáo...", Phó viện trưởng VKSND Tối cao Lê Hữu Thể khẳng định trong kháng nghị giám đốc thẩm ký ngày 26/1.
VKSND Tối cao đề nghị xem xét vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm để hủy hai bản án, tuyên 3 bị cáo "không phạm tội cướp tài sản và hiếp dâm".
Ngay khi có kháng nghị trên, Tình, Lợi, Kiên được thả tự do, trở về với cuộc sống đời thường. "Khi bị bắt, chúng tôi cảm thấy nhục nhã vì bị mọi người nhìn với ánh mắt khinh thường. Ngày trở về, chúng tôi nhận được những cảm thông, chia sẻ, bởi suốt thời gian qua, người dân ở đây đã hiểu chúng tôi bị oan như thế nào", anh Tình chia sẻ.
Còn anh Lợi trăn trở, sau gần 10 năm trong nhà giam, 3 anh em giờ đã ở tuổi 30, ngỡ ngàng trước sự đổi thay của cuộc sống. Làm lại cuộc đời ở tuổi này cũng đã là một điều thật khó...
"Chúng tôi mong mỏi đến phiên tòa giám đốc thẩm, để trả lại danh dự, mang lại công bằng cho không chỉ riêng 3 chúng tôi, mà cả gia đình, họ hàng. Nhưng chúng tôi cũng muốn cơ quan chức năng tìm ra kẻ phạm tội đích thực để chúng tôi thực sự được minh oan", anh Tình nói.
---------- Post added at 10:43 PM ---------- Previous post was at 10:41 PM ----------
Nữ bác sĩ đi tìm công lý cho 3 thanh niên bị án hiếp dâm
Trong một lần khám bệnh, câu chuyện ẩn ức của nam phạm nhân khiến bác sĩ Phạm Thị Hồng cảm động. Bà đã vượt hàng nghìn cây số gặp gỡ nhân chứng, gõ cửa cả chục cơ quan... để tìm công lý.
Cơn mưa dông chớm hè sầm sập kéo đến, bà Phạm Thị Hồng tất tả rời bệnh viện về căn nhà nhỏ, xinh xắn ở Hà Đông (Hà Nội) sau ngày làm việc. Cảm động trước tấm lòng nhân hậu của bà - nữ thầy thuốc dành nhiều thời gian, công sức đi tìm công lý cho 3 thanh niên gần 10 năm ngồi tù vì tội cướp tài sản và hiếp dâm - những ngày qua nhiều người đã đến nhà chia sẻ.
Tiếp khách với nụ cười hồn hậu, bà Hồng kể về cuộc gặp gỡ tình cờ đã khiến bà gắn kết với 3 chàng trai ở xã Yên Nghĩa, Hà Đông là Nguyễn Đình Kiên (tức Lợi), Nguyễn Đình Kiên (cùng 30 tuổi), Nguyễn Đình Tình (29 tuổi).
Bà nhớ, khoảng cuối tháng 12/2006, một trong ba người là Nguyễn Đình Kiên (Lợi) nhập bệnh viện đa khoa Hà Đông trong tình trạng bị liệt nửa người bên trái, hai chân và tay vẫn bị còng số 8. Phạm nhân Lợi được xác định bị bệnh do suy nghĩ nhiều dẫn đến tinh thần uất ức...
Những ngày Lợi điều trị ở bệnh viện, trong một lần trò chuyện với bà Hồng, anh bật khóc: "Cháu bị bắt nhận án hiếp dâm nhưng cháu không làm".
Ban đầu bà Hồng không tin, sau đó phạm nhân Lợi phải trở lại trại giam nên câu chuyện giữa họ vẫn còn dang dở.
Dù không quen biết nhưng bà Hồng đã dành nhiều công sức để đi kêu oan cho 3 chàng trai. Ảnh: Anh Thư.
Năm 2008, Lợi tiếp tục phải ra bệnh viện điều trị và sự chân thành của nam phạm nhân đã lấy được lòng tin của bà. Đặc biệt, việc này lại được củng cố khi với kinh nghiệm nhiều năm của lương y chuyên sâu về huyệt đạo, bà Hồng phát hiện thanh niên này "chưa từng quan hệ với phụ nữ".
Với niềm tin Lợi "bị oan", suốt nhiều tháng (có lúc phải nghỉ làm) bà cất công tìm lại bị hại, những nhân chứng cũ, xác định lại hiện trường, thời gian gây án...
"Vụ án xảy ra khoảng 22h, nhưng lúc đó nhiều nhân chứng nói rằng Lợi cùng hai người bạn là Tình và Kiên (bị bắt cùng vụ án) vẫn còn ngồi ở buổi sinh nhật của bạn đến gần 23h mới về", bà Hồng cho hay.
Gần 10 lần bà lên trại giam thăm 3 phạm nhân này nhưng hầu hết không được gặp. Nữ thầy thuốc đành mang quà bánh, thuốc thang về...Khi Tình bị chuyển về trại giam ở vùng núi cao heo hút ở Tân Lập, Phú Thọ, không quản ngại đường xa, bà lặn lội vượt hàng trăm cây số bằng mọi cách để gặp.
"Hôm đó trời mưa, người tôi ướt sũng. Khi gặp nhau, hai cô cháu cùng bật khóc", bà Hồng kể, đôi mắt đỏ hoe.
Sau những cuộc gặp như thế, hàng trăm lá đơn kêu oan cho 3 thanh niên đã được bà Hồng và gia đình của họ gửi đi 36 cơ quan chức năng.
"Nhưng tất cả bằng chứng tôi thu thập đều không được nhà chức trách chấp nhận. Khi TAND Tối cao trả lời rằng họ không xử sai, tôi choáng váng đến ngất xỉu", bà Hồng nhớ lại.
Ba thanh niên xã Yên Nghĩa đã được trả lại tự do sau gần 10 năm "vùi" tuổi trẻ trong trại giam. Ảnh: Anh Thư.
Thông tin về vụ án cuối cùng đã đến với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Ông yêu cầu VKSND Tối cao rà soát và báo cáo vụ việc.
Cùng thời điểm này, thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh (Giám đốc Công an Hà Nội) và thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến (lúc đó là Phó giám đốc Công an Hà Nội, nay là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm Bộ Công an) cũng đã chỉ đạo điều tra lại vụ án.
Thượng tá Lã Ngọc Tỉnh (Phó phòng cảnh sát điều tra Công an Hà Nội) và các cán bộ điều tra giỏi mất nhiều ngày đêm để đọc lại hồ sơ của vụ án xảy ra cách đây 10 năm.
"Ngay khi đọc hồ sơ vụ án, chúng tôi thấy có nhiều mâu thuẫn. Hiện trường gây án bị xác định sai, hung khí gây án trong hồ sơ cũng khác với lời khai của các bị hại... Đặc biệt, lời khai 7 nhân chứng xác nhận bằng chứng ngoại phạm của 3 thanh niên trên cũng không được thể hiện trong hồ sơ", một cán bộ điều tra cho VnExpress.net biết.
Cũng theo cán bộ này, sai phạm nghiêm trọng tiếp theo mà họ phát hiện, đó là trước thời gian xảy ra vụ án 4 ngày, Lợi tặng bạn gái một dây chuyền bằng bạc sợi nhỏ nhưng bị từ chối nên anh này đã đeo.
"Căn cứ lời khai của bị hại là "tên hiếp dâm có đeo dây chuyền xích to, có mặt hình con đại bàng", cơ quan điều tra đã lấy đó làm "chứng cứ" để ép Lợi nhận tội", nữ điều tra viên nói.
Sau nhiều tháng truy tìm chứng cứ, vượt hàng nghìn cây số để lấy lại lời khai của các nhân chứng, bị hại và dựng lại hiện trường, từng chi tiết của vụ án đã được thượng tá Lã Ngọc Tỉnh và cán bộ điều tra ghi lại bằng tập hồ sơ lên tới hàng nghìn trang để báo cáo với 3 ngành tư pháp Hà Nội.
Và niềm vui đến với những người tâm huyết khi gần 2 tháng sau đó VKSND Tối cao ra kháng nghị bản án đã tuyên với 3 thanh niên trên.
Bản kháng nghị ký vào cuối tháng 1 năm 2010 đã chỉ ra 9 điểm sai sót trong quá trình điều tra. "Tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm cũng như sau khi xét xử, các bị cáo và nhiều nhân chứng có đơn xác nhận, tối 24/10/2000, các bị cáo Tình, Kiên, Lợi trong khoảng thời gian xảy ra vụ án đang có mặt để dự sinh nhật một người bạn. Tuy nhiên, cả 2 phiên tòa, HĐXX đều không quan tâm, xét hỏi tới lời trình bày trên, mà chỉ tập trung vào các tình tiết buộc tội có trong hồ sơ để kết tội bị cáo. Do đó, việc xét hỏi tại hai phiên tòa là phiến diện, không đầy đủ dẫn tới kết luận không đúng với tình tiết khách quan của vụ án...", kháng nghị thể hiện.
Sau khi VKSND Tối cao có văn bản, hiện nay 3 thanh niên xã Yên Nghĩa đã trở về nhà, nhưng họ vẫn đau đáu chờ phán quyết cuối cùng của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao để chính thức được minh oan.
Gần 10 năm trước, trải qua hai phiên tòa, các cấp xét xử cùng xác định, tối 24/10/2000, Tình, Kiên, Lợi bàn nhau đi trấn lột. Khi đến gần trạm bơm Yên Nghĩa, phát hiện một đôi trai gái đang ngồi tâm sự, họ lội qua mương đến gần. Lợi dùng dao gí vào cổ, khống chế người đàn ông kéo xuống mương, cướp tài sản. Sau đó, cả nhóm thay nhau hãm hiếp cô gái.
3 thanh niên đã bị kết án tổng cộng 41 năm và vừa được trở về nhà sau gần 10 năm ngồi tù.
Hệ thống Pháp luật của VN là thế đó. Cả 2 bài báo đều ko đề cập đến HDXX vụ án ,
1 ngày trong tù lâu như 1 năm ở ngoài vậy mà chỉ vì sự quan liêu của 1 số ng mà lấy đi mất 10 năm tuổi thanh xuân của 3 ng.
Đúng với câu " Nhất Nhật Tại Tù , Thiên Thu Tại Ngoại"
Sau 2 cấp xét xử, qua gần 10 năm vùi tuổi xuân sau song sắt, bị cáo được đề nghị tuyên vô tội khi bác sĩ phát hiện người này "chưa từng quan hệ với phụ nữ".
Trong căn nhà nhỏ, yên tĩnh ở xã Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội), Nguyễn Đình Kiên (tức Lợi), Nguyễn Đình Kiên (cùng 30 tuổi), Nguyễn Đình Tình (29 tuổi) quây quần bên chén trà nóng sau hơn 3 tháng trở lại với cuộc sống tự do. Tình cười, nhưng mắt vẫn buồn.
Rót nước mời khách, Tình kể lại cái ngày "không thể quên". Cuối năm 2000, Lợi, Tình, Kiên ngỡ ngàng khi bị Công an tỉnh Hà Tây (cũ) bắt về hành vi cướp tài sản và hiếp dâm.
Nguyễn Đình Tình (áo trắng, bên trái), Nguyễn Đình Kiên (Lợi), Nguyễn Đình Kiên đang kể cho phóng viên về diễn biến vụ việc. Ảnh: Anh Thư
"Tôi cảm giác đó là chuyện đùa, tưởng người ta trêu mình. Nhưng sau khi bị đưa vào nhà tạm giữ, làm các thủ tục lấy cung, tôi biết không phải đùa rồi", Tình nói rồi im lặng hồi lâu. Quá khứ về những ngày đã qua dần hiện lên qua từng lời kể của anh.
"Suốt gần 20 ngày lấy cung... tôi đành phải nhận tội. Nhưng chẳng biết gì mà nhận, tôi lại phản cung... Các câu trả lời của tôi lúc đó đơn giản chỉ là có, không", anh Tình nhớ lại.
Trải qua hai phiên tòa, các cấp xét xử cùng xác định, tối 24/10/2000, Tình, Kiên, Lợi bàn nhau đi trấn lột. Khi đến gần trạm bơm Yên Nghĩa, phát hiện một đôi trai gái đang ngồi tâm sự, họ lội qua mương đến gần. Lợi dùng dao gí vào cổ, khống chế người đàn ông kéo xuống mương, cướp tài sản. Sau đó, cả nhóm thay nhau hãm hiếp cô gái.
Ngày 22/4/2002, 3 thanh niên phải nhận án tổng cộng 41 năm tù, dù các bị cáo đều một mực không nhận tội trước tòa. Thậm chí trong phiên phúc thẩm, khi biết bị bác kháng cáo kêu oan, cả ba bị cáo nhất loạt xin... lĩnh án tử hình.
Suốt gần 10 năm bị bắt, mỗi tháng Tình, Kiên, Lợi đều đặn viết 2-3 lá đơn kêu oan gửi đi các nơi và mòn mỏi chờ đợi. Nhưng những hy vọng, thắc thỏm của họ cứ dần trôi qua trong im lặng.
Cuốn sổ khổ lớn, giấy đã bạc màu theo thời gian, kín đặc nét chữ viết trong những đêm dài, khi phải đối diện với bóng tối trong song sắt trại giam được Tình nâng niu, giữ gìn cẩn thận như cuốn nhật ký về cuộc đời.
Tình cho biết, hằng đêm anh làm bạn với trang giấy, ghi lại những ngày tháng viết đơn kêu oan... Anh còn ghi lại cả những bài báo viết về vụ việc của mình, bài bào chữa của luật sư đã được anh nắn nót viết lại.
"Lúc đó, tôi thật sự suy sụp và tuyệt vọng, chỉ muốn tìm đến cái chết cho nhẹ nợ. Nhưng nghĩ những gì mình không làm, mà phải gánh chịu, tôi lại cố sống, để sau này ra tù tìm ra được chân lý, sự thật", Tình chia sẻ.
Như một định mệnh, Nguyễn Đình Kiên (Lợi) trong một lần bị bệnh đã được chuyển ra bệnh viện Đa khoa Hà Đông và gặp được bác sĩ Phạm Thị Hồng, Khoa phục hồi chức năng.
Trong một lần trò chuyện, bác sĩ Hồng hỏi Lợi về mức án... Nghĩ về sự tủi nhục phải gánh chịu bao nhiêu năm qua vì những việc mình không làm, Lợi bật khóc. Lợi nhớ, đó là năm 2006, nhưng lúc đó anh lại phải nhanh chóng chuyển vào trại nên những tâm sự với nữ bác sĩ chưa thật sự tỏ tường.
Lợi may mắn gặp người bác sĩ tốt bụng. Với những kinh nghiệm nghề nghiệp, vị bác sĩ biết rằng, anh chưa một lần quan hệ với phụ nữ. Ảnh: Anh Thư
Đến năm 2008, Lợi phải tiếp tục vào viện và gặp lại vị bác sĩ này. Chắp nối những sự kiện, với kinh nghiệm nghề nghiệp, bà cho rằng Lợi chưa từng quan hệ với phụ nữ, vì vậy không có cơ sở để kết tội chàng trai này về việc hiếp dâm.
"Suốt hơn một năm trời ròng rã, tôi bỏ cả việc để đi tới 36 cơ quan tìm lại công lý cho 3 thanh niên này, nhưng không được chấp nhận. Tòa vẫn gửi văn bản trả lời tôi rằng, họ không xử sai...", bác sĩ Hồng chia sẻ với VnExpress.net.
Thông tin về vụ việc cuối cùng đã đến Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Ông yêu cầu VKSND Tối cao xem xét lại và báo cáo. Vụ án được rà soát. Cuối năm 2009, các cơ quan tố tụng có công văn gửi các cấp lãnh đạo thừa nhận: "Quá trình điều tra và xét xử đã có những thiếu sót".
"Cơ quan điều tra đã thiếu khách quan, không đầy đủ và không triệt để, nhiều chứng cứ gỡ tội chưa được xác minh làm rõ. Công tác điều tra có nhiều vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng hình sự. Các bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã căn cứ vào các tài liệu điều tra thiếu tính khách quan để kết tội các bị cáo...", Phó viện trưởng VKSND Tối cao Lê Hữu Thể khẳng định trong kháng nghị giám đốc thẩm ký ngày 26/1.
VKSND Tối cao đề nghị xem xét vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm để hủy hai bản án, tuyên 3 bị cáo "không phạm tội cướp tài sản và hiếp dâm".
Ngay khi có kháng nghị trên, Tình, Lợi, Kiên được thả tự do, trở về với cuộc sống đời thường. "Khi bị bắt, chúng tôi cảm thấy nhục nhã vì bị mọi người nhìn với ánh mắt khinh thường. Ngày trở về, chúng tôi nhận được những cảm thông, chia sẻ, bởi suốt thời gian qua, người dân ở đây đã hiểu chúng tôi bị oan như thế nào", anh Tình chia sẻ.
Còn anh Lợi trăn trở, sau gần 10 năm trong nhà giam, 3 anh em giờ đã ở tuổi 30, ngỡ ngàng trước sự đổi thay của cuộc sống. Làm lại cuộc đời ở tuổi này cũng đã là một điều thật khó...
"Chúng tôi mong mỏi đến phiên tòa giám đốc thẩm, để trả lại danh dự, mang lại công bằng cho không chỉ riêng 3 chúng tôi, mà cả gia đình, họ hàng. Nhưng chúng tôi cũng muốn cơ quan chức năng tìm ra kẻ phạm tội đích thực để chúng tôi thực sự được minh oan", anh Tình nói.
---------- Post added at 10:43 PM ---------- Previous post was at 10:41 PM ----------
Nữ bác sĩ đi tìm công lý cho 3 thanh niên bị án hiếp dâm
Trong một lần khám bệnh, câu chuyện ẩn ức của nam phạm nhân khiến bác sĩ Phạm Thị Hồng cảm động. Bà đã vượt hàng nghìn cây số gặp gỡ nhân chứng, gõ cửa cả chục cơ quan... để tìm công lý.
Cơn mưa dông chớm hè sầm sập kéo đến, bà Phạm Thị Hồng tất tả rời bệnh viện về căn nhà nhỏ, xinh xắn ở Hà Đông (Hà Nội) sau ngày làm việc. Cảm động trước tấm lòng nhân hậu của bà - nữ thầy thuốc dành nhiều thời gian, công sức đi tìm công lý cho 3 thanh niên gần 10 năm ngồi tù vì tội cướp tài sản và hiếp dâm - những ngày qua nhiều người đã đến nhà chia sẻ.
Tiếp khách với nụ cười hồn hậu, bà Hồng kể về cuộc gặp gỡ tình cờ đã khiến bà gắn kết với 3 chàng trai ở xã Yên Nghĩa, Hà Đông là Nguyễn Đình Kiên (tức Lợi), Nguyễn Đình Kiên (cùng 30 tuổi), Nguyễn Đình Tình (29 tuổi).
Bà nhớ, khoảng cuối tháng 12/2006, một trong ba người là Nguyễn Đình Kiên (Lợi) nhập bệnh viện đa khoa Hà Đông trong tình trạng bị liệt nửa người bên trái, hai chân và tay vẫn bị còng số 8. Phạm nhân Lợi được xác định bị bệnh do suy nghĩ nhiều dẫn đến tinh thần uất ức...
Những ngày Lợi điều trị ở bệnh viện, trong một lần trò chuyện với bà Hồng, anh bật khóc: "Cháu bị bắt nhận án hiếp dâm nhưng cháu không làm".
Ban đầu bà Hồng không tin, sau đó phạm nhân Lợi phải trở lại trại giam nên câu chuyện giữa họ vẫn còn dang dở.
Dù không quen biết nhưng bà Hồng đã dành nhiều công sức để đi kêu oan cho 3 chàng trai. Ảnh: Anh Thư.
Năm 2008, Lợi tiếp tục phải ra bệnh viện điều trị và sự chân thành của nam phạm nhân đã lấy được lòng tin của bà. Đặc biệt, việc này lại được củng cố khi với kinh nghiệm nhiều năm của lương y chuyên sâu về huyệt đạo, bà Hồng phát hiện thanh niên này "chưa từng quan hệ với phụ nữ".
Với niềm tin Lợi "bị oan", suốt nhiều tháng (có lúc phải nghỉ làm) bà cất công tìm lại bị hại, những nhân chứng cũ, xác định lại hiện trường, thời gian gây án...
"Vụ án xảy ra khoảng 22h, nhưng lúc đó nhiều nhân chứng nói rằng Lợi cùng hai người bạn là Tình và Kiên (bị bắt cùng vụ án) vẫn còn ngồi ở buổi sinh nhật của bạn đến gần 23h mới về", bà Hồng cho hay.
Gần 10 lần bà lên trại giam thăm 3 phạm nhân này nhưng hầu hết không được gặp. Nữ thầy thuốc đành mang quà bánh, thuốc thang về...Khi Tình bị chuyển về trại giam ở vùng núi cao heo hút ở Tân Lập, Phú Thọ, không quản ngại đường xa, bà lặn lội vượt hàng trăm cây số bằng mọi cách để gặp.
"Hôm đó trời mưa, người tôi ướt sũng. Khi gặp nhau, hai cô cháu cùng bật khóc", bà Hồng kể, đôi mắt đỏ hoe.
Sau những cuộc gặp như thế, hàng trăm lá đơn kêu oan cho 3 thanh niên đã được bà Hồng và gia đình của họ gửi đi 36 cơ quan chức năng.
"Nhưng tất cả bằng chứng tôi thu thập đều không được nhà chức trách chấp nhận. Khi TAND Tối cao trả lời rằng họ không xử sai, tôi choáng váng đến ngất xỉu", bà Hồng nhớ lại.
Ba thanh niên xã Yên Nghĩa đã được trả lại tự do sau gần 10 năm "vùi" tuổi trẻ trong trại giam. Ảnh: Anh Thư.
Thông tin về vụ án cuối cùng đã đến với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Ông yêu cầu VKSND Tối cao rà soát và báo cáo vụ việc.
Cùng thời điểm này, thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh (Giám đốc Công an Hà Nội) và thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến (lúc đó là Phó giám đốc Công an Hà Nội, nay là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm Bộ Công an) cũng đã chỉ đạo điều tra lại vụ án.
Thượng tá Lã Ngọc Tỉnh (Phó phòng cảnh sát điều tra Công an Hà Nội) và các cán bộ điều tra giỏi mất nhiều ngày đêm để đọc lại hồ sơ của vụ án xảy ra cách đây 10 năm.
"Ngay khi đọc hồ sơ vụ án, chúng tôi thấy có nhiều mâu thuẫn. Hiện trường gây án bị xác định sai, hung khí gây án trong hồ sơ cũng khác với lời khai của các bị hại... Đặc biệt, lời khai 7 nhân chứng xác nhận bằng chứng ngoại phạm của 3 thanh niên trên cũng không được thể hiện trong hồ sơ", một cán bộ điều tra cho VnExpress.net biết.
Cũng theo cán bộ này, sai phạm nghiêm trọng tiếp theo mà họ phát hiện, đó là trước thời gian xảy ra vụ án 4 ngày, Lợi tặng bạn gái một dây chuyền bằng bạc sợi nhỏ nhưng bị từ chối nên anh này đã đeo.
"Căn cứ lời khai của bị hại là "tên hiếp dâm có đeo dây chuyền xích to, có mặt hình con đại bàng", cơ quan điều tra đã lấy đó làm "chứng cứ" để ép Lợi nhận tội", nữ điều tra viên nói.
Sau nhiều tháng truy tìm chứng cứ, vượt hàng nghìn cây số để lấy lại lời khai của các nhân chứng, bị hại và dựng lại hiện trường, từng chi tiết của vụ án đã được thượng tá Lã Ngọc Tỉnh và cán bộ điều tra ghi lại bằng tập hồ sơ lên tới hàng nghìn trang để báo cáo với 3 ngành tư pháp Hà Nội.
Và niềm vui đến với những người tâm huyết khi gần 2 tháng sau đó VKSND Tối cao ra kháng nghị bản án đã tuyên với 3 thanh niên trên.
Bản kháng nghị ký vào cuối tháng 1 năm 2010 đã chỉ ra 9 điểm sai sót trong quá trình điều tra. "Tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm cũng như sau khi xét xử, các bị cáo và nhiều nhân chứng có đơn xác nhận, tối 24/10/2000, các bị cáo Tình, Kiên, Lợi trong khoảng thời gian xảy ra vụ án đang có mặt để dự sinh nhật một người bạn. Tuy nhiên, cả 2 phiên tòa, HĐXX đều không quan tâm, xét hỏi tới lời trình bày trên, mà chỉ tập trung vào các tình tiết buộc tội có trong hồ sơ để kết tội bị cáo. Do đó, việc xét hỏi tại hai phiên tòa là phiến diện, không đầy đủ dẫn tới kết luận không đúng với tình tiết khách quan của vụ án...", kháng nghị thể hiện.
Sau khi VKSND Tối cao có văn bản, hiện nay 3 thanh niên xã Yên Nghĩa đã trở về nhà, nhưng họ vẫn đau đáu chờ phán quyết cuối cùng của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao để chính thức được minh oan.
Gần 10 năm trước, trải qua hai phiên tòa, các cấp xét xử cùng xác định, tối 24/10/2000, Tình, Kiên, Lợi bàn nhau đi trấn lột. Khi đến gần trạm bơm Yên Nghĩa, phát hiện một đôi trai gái đang ngồi tâm sự, họ lội qua mương đến gần. Lợi dùng dao gí vào cổ, khống chế người đàn ông kéo xuống mương, cướp tài sản. Sau đó, cả nhóm thay nhau hãm hiếp cô gái.
3 thanh niên đã bị kết án tổng cộng 41 năm và vừa được trở về nhà sau gần 10 năm ngồi tù.
Hệ thống Pháp luật của VN là thế đó. Cả 2 bài báo đều ko đề cập đến HDXX vụ án ,
1 ngày trong tù lâu như 1 năm ở ngoài vậy mà chỉ vì sự quan liêu của 1 số ng mà lấy đi mất 10 năm tuổi thanh xuân của 3 ng.
Đúng với câu " Nhất Nhật Tại Tù , Thiên Thu Tại Ngoại"
Last edited by a moderator: