Vụ kiện cáo buộc Uniswap tiếp tay cho token lừa đảo đã bị toà án huỷ bỏ, với phán quyết sau cùng là sàn DEX không chịu trách nhiệm pháp lý cho hoạt động diễn ra trong giao thức.
Được gửi lên toà án vào tháng 4 năm ngoái, đơn kiện do nhà giao dịch Nessa Risley đại diện nhóm các nhà đầu tư khác đã cáo buộc Uniswap là nhà môi giới chưa đăng ký và đã tạo điều kiện cho các token lừa đảo hoành hành.
Các token được đề cập bao gồm Matrix Samurai (MXS), Rocket Bunny (BUNNY) và Alphawolf Finance (AWF).
Thẩm phán Katherine Polk Failla của Tòa án Quận Nam New York, người đã bác bỏ vụ kiện, cho biết các smart contract mà nguyên đơn tố cáo không phải do bị đơn cung cấp, mà là do tổ chức phát hành các token đó.
Lập luận sàn DEX đã thu một phần phí từ các giao dịch đó không đủ thuyết phục để buộc tội sàn. Do đó, Uniswap được miễn trừ trách nhiệm đối với các quyết định của nhà đầu tư.
Tuy vậy, thẩm phán cũng thừa nhận việc thiếu án lệ của các giao thức DeFi, nhấn mạnh về sự thiếu rõ ràng xoay quanh cách áp dụng chứng khoán cho DeFi. Cô viết:
Theo dự luật được Thượng viện đưa ra vào tháng 7, các giao thức DeFi sẽ được yêu cầu áp dụng hệ thống quản lý người dùng giống với các ngân hàng. Mới đây, bản phác thảo các quy tắc áp thuế của IRS cũng bao hàm cả các giao thức DeFi.
Ngoài ra, thẩm phán ví trường hợp này tương tự với ứng dụng thanh toán Venmo và Zelle, trước đây cũng bị kiện cáo vì là ứng dụng chuyển tiền của một thương vụ ma tuý.
Mặt khác, sự hấp dẫn của DeFi một phần đến từ tính phi tập trung và không cấp phép của nó. Dù mang lại sự tự do cho hoạt động giao dịch, đây cũng là một vấn đề nhức nhối khi nó không thể kiểm soát những gì diễn ra trên mạng lưới, dẫn đến các vụ scam ngày càng phổ biến.
Theo một báo cáo do MDPI công bố năm ngoái, tuyên bố rằng 97% token trên Uniswap là “rug pull”, song báo cáo vấp phải vô số tranh cãi trong cách nó đo lường dữ liệu.
Được gửi lên toà án vào tháng 4 năm ngoái, đơn kiện do nhà giao dịch Nessa Risley đại diện nhóm các nhà đầu tư khác đã cáo buộc Uniswap là nhà môi giới chưa đăng ký và đã tạo điều kiện cho các token lừa đảo hoành hành.
Các token được đề cập bao gồm Matrix Samurai (MXS), Rocket Bunny (BUNNY) và Alphawolf Finance (AWF).
Thẩm phán Katherine Polk Failla của Tòa án Quận Nam New York, người đã bác bỏ vụ kiện, cho biết các smart contract mà nguyên đơn tố cáo không phải do bị đơn cung cấp, mà là do tổ chức phát hành các token đó.
Lập luận sàn DEX đã thu một phần phí từ các giao dịch đó không đủ thuyết phục để buộc tội sàn. Do đó, Uniswap được miễn trừ trách nhiệm đối với các quyết định của nhà đầu tư.
Tuy vậy, thẩm phán cũng thừa nhận việc thiếu án lệ của các giao thức DeFi, nhấn mạnh về sự thiếu rõ ràng xoay quanh cách áp dụng chứng khoán cho DeFi. Cô viết:
“Bất cứ điều gì liên quan đến giao dịch DeFi, luật hiện đang phát triển xung quanh các sàn giao dịch này. Các cơ quan quản lý một ngày nào đó có thể giải quyết được vùng xám này.”
Theo dự luật được Thượng viện đưa ra vào tháng 7, các giao thức DeFi sẽ được yêu cầu áp dụng hệ thống quản lý người dùng giống với các ngân hàng. Mới đây, bản phác thảo các quy tắc áp thuế của IRS cũng bao hàm cả các giao thức DeFi.
Ngoài ra, thẩm phán ví trường hợp này tương tự với ứng dụng thanh toán Venmo và Zelle, trước đây cũng bị kiện cáo vì là ứng dụng chuyển tiền của một thương vụ ma tuý.
Mặt khác, sự hấp dẫn của DeFi một phần đến từ tính phi tập trung và không cấp phép của nó. Dù mang lại sự tự do cho hoạt động giao dịch, đây cũng là một vấn đề nhức nhối khi nó không thể kiểm soát những gì diễn ra trên mạng lưới, dẫn đến các vụ scam ngày càng phổ biến.
Theo một báo cáo do MDPI công bố năm ngoái, tuyên bố rằng 97% token trên Uniswap là “rug pull”, song báo cáo vấp phải vô số tranh cãi trong cách nó đo lường dữ liệu.