Ngay sau khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ra phán quyết hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, các CEO nổi tiếng của những hãng công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Microsoft, Facebook… và tất nhiên không thể thiếu Tim Cook của Apple, lập tức lên tiếng ủng hộ quyết định trên.
Cùng ủng hộ…
Trong số dân hơn 7 tỉ người trên thế giới, cộng đồng LGBT (viết tắt chỉ cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển đổi giới tính) có đến hàng trăm triệu người, nhưng không nói thì ai cũng biết là trên thực tế họ chỉ được xem là… một nửa con người vì bị sự kì thị, xem thường, dè chừng, xa cách, đối xử thiếu công bằng… ngay trong luật pháp từ đồng loại của mình.
Cuối tháng 10/2014, CEO Tim Cook của Apple bất ngờ công khai thừa nhận mình là người đồng tính ít nhiều đã gây sốc dư luận, thế nhưng ông vẫn nói một cách tự hào rằng đây là "món quà vĩ đại mà Chúa đã ban tặng". Tim Cook phải thừa nhận vì chẳng còn cách nào khác. Ông không nói ra thì nhiều người cũng đã biết, nói ra sẽ giúp chấm dứt sự tọc mạch, xì xào của dư luận để chuyên tâm hơn cho công việc dẫn dắt "táo khuyết".
Thời điểm ngày 31/10/2014 đã có những phân tích và dự đoán trên tầm thế giới rằng có thể thị trường sẽ có những phản hồi ảnh hưởng đến Apple. Thế nhưng thực tế lại đi ngược lại với những ngi ngờ. Bởi cổ phiếu Apple không những không sụt giảm, mà nó còn kéo dài mạch tăng đến mức 122,02 USD/cổ phiếu vào ngày 10/2/2015 giúp cho Apple chạm ngưỡng 700 tỉ USD trở thành doanh nghiệp có giá trị lớn nhất thế giới.
Khi đó CNN đã thống kê được rằng trước Tim Cook đã có đến 6 CEO của các tập đoàn lớn công khai là người đồng tính, tuy nhiên phải đến Tim Cook thì mới gây chấn động, cũng dễ hiểu bởi về mặt truyền thông Apple luôn trở thành tâm điểm gây chú ý dư luận, hơn nữa giá trị của Apple và vị thế, tầm vóc của Tim Cook có thể còn hơn cả 6 tập đoàn và 6 CEO kia cộng lại. Bây giờ sau 8 tháng, đề cập trở lại vấn đề của người đồng tính trong công luận, Tim Cook vui mừng bày tỏ trên Twitter: "Hôm nay đánh dấu sự bình đẳng, kiên trì và tình yêu đã chiến thắng". CEO của Microsoft - Satya Nadella – thì cho rằng phán quyết trên là "một khoảnh khắc và bước đi lịch sử hướng tới sự bình đẳng cho nước Mỹ".
Nhà sáng lập và cũng là CEO của đế chế mạng xã hội hơn 1,4 tỉ người dùng Facebook thì cảm xúc lai láng hơn: "Tôi cảm thấy vui mừng cho tất cả những người bạn của mình và cộng đồng LGBT, những người cuối cùng cũng được tôn vinh tình yêu của mình và được nhìn nhận bình đẳng theo pháp luật như bao cặp đôi khác". Facebook đã nhanh nhạy cung cấp công cụ tạo avatar "cầu vồng lục sắc" là biểu tượng của cộng đồng LGBT. Trước đó, logo của hãng Google tại tổng hành dinh ở Mountain View (California, Mỹ) cũng đã biến sang "lục sắc cầu vồng", và một chiến dịch "Tự hào để yêu" (Proud to Love) đã được Google phát động trên kênh YouTube của hãng. Google cũng dẫn người tìm kiếm trên Google.com đến trang thiết kế lại "linh vật Android" với các bộ trang phục mang màu sắc của cộng đồng LGBT.
… và cùng ghi điểm
Apple có đông đảo ifan, nhưng "táo khuyết" còn ghi điểm với người hâm mộ (thu hút thêm cảm tình của cộng đồng LGBT) còn mạnh mẽ hơn thời Steve Jobs sau khi Tim Cook tuyên bố "tôi tự hào là người đồng tính". Thừa nhận giới tính thứ ba hiển nhiên của mình, Tim Cook và Apple chẳng mất gì mà ngược lại còn ăn nên làm ra hơn trước, vậy thì có một nhà kinh doanh tầm cỡ nào lại dại gì mà đi chống phá, phê phán hay nói ngược lại, đặc biệt là khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã "chốt" với phán quyết cuối cùng.
Ở vấn đề này thì các hãng smartphone khác đã không có sự kiện để ghi điểm, ngược lại như Samsung lại vừa bị mất điểm khi ông "sếp lớn" Lee Jae-yong phải cúi đầu trong một buổi họp nhận lỗi vì không kiểm soát được dịch bệnh MERs-CoV khiến hàng chục người tử vong.
Người đồng tính trở thành fan ruột của Apple và cũng sẽ có cảm tình với Facebook - Facebook Messenger, Google sau động thái của các CEO của những tập đoàn này. Nhìn từ góc độ cạnh tranh, phương châm "thêm bạn bớt thù" luôn là điều nên làm và vả lại Facebook, Google, Microsoft cũng có "mất gì của bọ" khi lên tiếng ủng hộ hôn nhân đồng tính kia chứ. Với một môi trường cuộc sống và kinh doanh thực dụng ở nước Mỹ, những việc làm có lợi sẽ luôn được hành động ngay để nắm lợi thế đồng thời cũng thể hiện được một hình ảnh, thương hiệu cởi mở trong công chúng.
Khi các tìm kiến liên quan tới cộng đồng LGBT trên Google liên tục tăng từ năm 2004 đến nay và từ thời điểm năm 2010 càng được quan tâm tìm kiếm nhiều hơn, thì cũng đồng nghĩa lượng người dùng tăng lên giúp vỗ béo cho hầu bao của cỗ máy tìm kiếm số 1 thế giới. Tương tự với Facebook cũng thế, tạo được cảm tình để thu hút thêm được người dùng là có thêm doanh thu và lợi nhuận. Người dùng là thượng đế. Người đồng tính cũng là thượng đế và đừng có mà dại dột phân biệt bởi như vậy sẽ cầm chắc thiệt hại và có khi còn bị tẩy chay, hầu tòa vì tội kì thị.
Song cũng không nên cho rằng CEO của các "gã khổng lồ" lên tiếng ủng hộ phán quyết cho phép hôn nhân đồng tính ở Mỹ đều vì có tính mục đích và mục tiêu là kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Trên thực tế cũng chẳng có pháp luật nào cấm họ làm việc đó và cũng chẳng thể nói rằng họ làm vậy là không chính đáng. Hơn nữa ở một môi trường xã hội dân chủ văn minh như nước Mỹ, với những con người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và internet có lẽ càng dễ chấp nhận những thay đổi với tinh thần cởi mở. Bởi với tinh thần như thế dễ thúc đẩy con người ta nhanh chóng đổi mới và sáng tạo hơn.
Trên thực tế thì những phát ngôn ủng hộ hôn nhân đồng tính của Tim Cook, Mark Zuckerberg, Satya Nadella… cũng không vượt ra được tinh thần vĩ đại của bản Tuyên ngôn độc lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Phán quyết của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ chính là thêm một lần khẳng định "quyền mưu cầu hạnh phúc" của "tất cả mọi người" đấy thôi.
Thẩm Hồng Thụy
Cùng ủng hộ…
Trong số dân hơn 7 tỉ người trên thế giới, cộng đồng LGBT (viết tắt chỉ cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển đổi giới tính) có đến hàng trăm triệu người, nhưng không nói thì ai cũng biết là trên thực tế họ chỉ được xem là… một nửa con người vì bị sự kì thị, xem thường, dè chừng, xa cách, đối xử thiếu công bằng… ngay trong luật pháp từ đồng loại của mình.
Cuối tháng 10/2014, CEO Tim Cook của Apple bất ngờ công khai thừa nhận mình là người đồng tính ít nhiều đã gây sốc dư luận, thế nhưng ông vẫn nói một cách tự hào rằng đây là "món quà vĩ đại mà Chúa đã ban tặng". Tim Cook phải thừa nhận vì chẳng còn cách nào khác. Ông không nói ra thì nhiều người cũng đã biết, nói ra sẽ giúp chấm dứt sự tọc mạch, xì xào của dư luận để chuyên tâm hơn cho công việc dẫn dắt "táo khuyết".
Thời điểm ngày 31/10/2014 đã có những phân tích và dự đoán trên tầm thế giới rằng có thể thị trường sẽ có những phản hồi ảnh hưởng đến Apple. Thế nhưng thực tế lại đi ngược lại với những ngi ngờ. Bởi cổ phiếu Apple không những không sụt giảm, mà nó còn kéo dài mạch tăng đến mức 122,02 USD/cổ phiếu vào ngày 10/2/2015 giúp cho Apple chạm ngưỡng 700 tỉ USD trở thành doanh nghiệp có giá trị lớn nhất thế giới.
Khi đó CNN đã thống kê được rằng trước Tim Cook đã có đến 6 CEO của các tập đoàn lớn công khai là người đồng tính, tuy nhiên phải đến Tim Cook thì mới gây chấn động, cũng dễ hiểu bởi về mặt truyền thông Apple luôn trở thành tâm điểm gây chú ý dư luận, hơn nữa giá trị của Apple và vị thế, tầm vóc của Tim Cook có thể còn hơn cả 6 tập đoàn và 6 CEO kia cộng lại. Bây giờ sau 8 tháng, đề cập trở lại vấn đề của người đồng tính trong công luận, Tim Cook vui mừng bày tỏ trên Twitter: "Hôm nay đánh dấu sự bình đẳng, kiên trì và tình yêu đã chiến thắng". CEO của Microsoft - Satya Nadella – thì cho rằng phán quyết trên là "một khoảnh khắc và bước đi lịch sử hướng tới sự bình đẳng cho nước Mỹ".
Nhà sáng lập và cũng là CEO của đế chế mạng xã hội hơn 1,4 tỉ người dùng Facebook thì cảm xúc lai láng hơn: "Tôi cảm thấy vui mừng cho tất cả những người bạn của mình và cộng đồng LGBT, những người cuối cùng cũng được tôn vinh tình yêu của mình và được nhìn nhận bình đẳng theo pháp luật như bao cặp đôi khác". Facebook đã nhanh nhạy cung cấp công cụ tạo avatar "cầu vồng lục sắc" là biểu tượng của cộng đồng LGBT. Trước đó, logo của hãng Google tại tổng hành dinh ở Mountain View (California, Mỹ) cũng đã biến sang "lục sắc cầu vồng", và một chiến dịch "Tự hào để yêu" (Proud to Love) đã được Google phát động trên kênh YouTube của hãng. Google cũng dẫn người tìm kiếm trên Google.com đến trang thiết kế lại "linh vật Android" với các bộ trang phục mang màu sắc của cộng đồng LGBT.
… và cùng ghi điểm
Apple có đông đảo ifan, nhưng "táo khuyết" còn ghi điểm với người hâm mộ (thu hút thêm cảm tình của cộng đồng LGBT) còn mạnh mẽ hơn thời Steve Jobs sau khi Tim Cook tuyên bố "tôi tự hào là người đồng tính". Thừa nhận giới tính thứ ba hiển nhiên của mình, Tim Cook và Apple chẳng mất gì mà ngược lại còn ăn nên làm ra hơn trước, vậy thì có một nhà kinh doanh tầm cỡ nào lại dại gì mà đi chống phá, phê phán hay nói ngược lại, đặc biệt là khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã "chốt" với phán quyết cuối cùng.
Ở vấn đề này thì các hãng smartphone khác đã không có sự kiện để ghi điểm, ngược lại như Samsung lại vừa bị mất điểm khi ông "sếp lớn" Lee Jae-yong phải cúi đầu trong một buổi họp nhận lỗi vì không kiểm soát được dịch bệnh MERs-CoV khiến hàng chục người tử vong.
Người đồng tính trở thành fan ruột của Apple và cũng sẽ có cảm tình với Facebook - Facebook Messenger, Google sau động thái của các CEO của những tập đoàn này. Nhìn từ góc độ cạnh tranh, phương châm "thêm bạn bớt thù" luôn là điều nên làm và vả lại Facebook, Google, Microsoft cũng có "mất gì của bọ" khi lên tiếng ủng hộ hôn nhân đồng tính kia chứ. Với một môi trường cuộc sống và kinh doanh thực dụng ở nước Mỹ, những việc làm có lợi sẽ luôn được hành động ngay để nắm lợi thế đồng thời cũng thể hiện được một hình ảnh, thương hiệu cởi mở trong công chúng.
Khi các tìm kiến liên quan tới cộng đồng LGBT trên Google liên tục tăng từ năm 2004 đến nay và từ thời điểm năm 2010 càng được quan tâm tìm kiếm nhiều hơn, thì cũng đồng nghĩa lượng người dùng tăng lên giúp vỗ béo cho hầu bao của cỗ máy tìm kiếm số 1 thế giới. Tương tự với Facebook cũng thế, tạo được cảm tình để thu hút thêm được người dùng là có thêm doanh thu và lợi nhuận. Người dùng là thượng đế. Người đồng tính cũng là thượng đế và đừng có mà dại dột phân biệt bởi như vậy sẽ cầm chắc thiệt hại và có khi còn bị tẩy chay, hầu tòa vì tội kì thị.
Song cũng không nên cho rằng CEO của các "gã khổng lồ" lên tiếng ủng hộ phán quyết cho phép hôn nhân đồng tính ở Mỹ đều vì có tính mục đích và mục tiêu là kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Trên thực tế cũng chẳng có pháp luật nào cấm họ làm việc đó và cũng chẳng thể nói rằng họ làm vậy là không chính đáng. Hơn nữa ở một môi trường xã hội dân chủ văn minh như nước Mỹ, với những con người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và internet có lẽ càng dễ chấp nhận những thay đổi với tinh thần cởi mở. Bởi với tinh thần như thế dễ thúc đẩy con người ta nhanh chóng đổi mới và sáng tạo hơn.
Trên thực tế thì những phát ngôn ủng hộ hôn nhân đồng tính của Tim Cook, Mark Zuckerberg, Satya Nadella… cũng không vượt ra được tinh thần vĩ đại của bản Tuyên ngôn độc lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Phán quyết của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ chính là thêm một lần khẳng định "quyền mưu cầu hạnh phúc" của "tất cả mọi người" đấy thôi.
Thẩm Hồng Thụy