Giới chức Trung Quốc lên kế hoạch đưa khai thác tiền số vào danh sách các ngành công nghiệp bị cấm với nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc ngày 8/10 công bố dự thảo danh sách 117 "ngành công nghiệp tiêu cực" - bị hạn chế hoặc cấm đầu tư, trong đó có lĩnh vực đào tiền điện tử.
Một mỏ đào Bitcoin ở Tứ Xuyên trước khi chính quyền áp lệnh cấm. Ảnh: AFP
Động thái này được coi là bước tiếp theo trong nỗ lực hạn chế việc khai thác tiền điện tử ở Trung Quốc, sau lệnh cấm giao dịch và đào tiền điện tử đầu năm nay. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tháng trước cũng tuyên bố loại bỏ mọi hoạt động trái phép liên quan đến tiền số, khiến nhiều sàn giao dịch cắt đứt quan hệ với người dùng nước này.
Những ngành công nghiệp không xuất hiện trong danh sách sẽ được tiếp nhận đầu tư tự do mà không cần giấy phép của chính quyền.
Chính phủ Trung Quốc từ lâu tỏ ra hoài nghi về tiền điện tử. Năm 2017, nước này đóng cửa các nền tảng giao dịch tiền điện tử nội địa và cấm phát hành mọi loại tiền điện tử mới.
Nửa đầu năm nay, Trung Quốc thực hiện nhiều chiến dịch mạnh tay hơn, nhắm vào một hoạt động tưởng chừng an toàn là khai thác Bitcoin. Các địa phương liên tục ra lệnh cấm, trấn áp hoạt động khai thác và giao dịch Bitcoin, buộc các công ty phải chuyển hoạt động sang nước khác.
Trung Quốc cũng lo ngại vấn đề khai thác tiền số sẽ gây ảnh hưởng đến các mục tiêu môi trường, trong bối cảnh nước này đặt mục tiêu trở thành nước phát thải carbon trung tính vào năm 2060.
Theo bài viết đăng trên tạp chí khoa học Nature Communications vào tháng 4, ngành công nghiệp khai thác Bitcoin ở Trung Quốc có thể tạo ra 130 triệu tấn phát thải carbon trong năm 2024, vượt tổng lượng khí nhà kính phát thải của Cộng hòa Czech. Guan Dabo, Giáo sư tại Đại học Thanh Hoa và đồng tác giả bài viết, cho biết những hạn chế của tiền điện tử đã vượt qua lợi ích đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc ngày 8/10 công bố dự thảo danh sách 117 "ngành công nghiệp tiêu cực" - bị hạn chế hoặc cấm đầu tư, trong đó có lĩnh vực đào tiền điện tử.
Một mỏ đào Bitcoin ở Tứ Xuyên trước khi chính quyền áp lệnh cấm. Ảnh: AFP
Động thái này được coi là bước tiếp theo trong nỗ lực hạn chế việc khai thác tiền điện tử ở Trung Quốc, sau lệnh cấm giao dịch và đào tiền điện tử đầu năm nay. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tháng trước cũng tuyên bố loại bỏ mọi hoạt động trái phép liên quan đến tiền số, khiến nhiều sàn giao dịch cắt đứt quan hệ với người dùng nước này.
Những ngành công nghiệp không xuất hiện trong danh sách sẽ được tiếp nhận đầu tư tự do mà không cần giấy phép của chính quyền.
Chính phủ Trung Quốc từ lâu tỏ ra hoài nghi về tiền điện tử. Năm 2017, nước này đóng cửa các nền tảng giao dịch tiền điện tử nội địa và cấm phát hành mọi loại tiền điện tử mới.
Nửa đầu năm nay, Trung Quốc thực hiện nhiều chiến dịch mạnh tay hơn, nhắm vào một hoạt động tưởng chừng an toàn là khai thác Bitcoin. Các địa phương liên tục ra lệnh cấm, trấn áp hoạt động khai thác và giao dịch Bitcoin, buộc các công ty phải chuyển hoạt động sang nước khác.
Trung Quốc cũng lo ngại vấn đề khai thác tiền số sẽ gây ảnh hưởng đến các mục tiêu môi trường, trong bối cảnh nước này đặt mục tiêu trở thành nước phát thải carbon trung tính vào năm 2060.
Theo bài viết đăng trên tạp chí khoa học Nature Communications vào tháng 4, ngành công nghiệp khai thác Bitcoin ở Trung Quốc có thể tạo ra 130 triệu tấn phát thải carbon trong năm 2024, vượt tổng lượng khí nhà kính phát thải của Cộng hòa Czech. Guan Dabo, Giáo sư tại Đại học Thanh Hoa và đồng tác giả bài viết, cho biết những hạn chế của tiền điện tử đã vượt qua lợi ích đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Nguồn : vnexpress