Trao đổi hàng hóa bằng Pi trên cơ sở 'đồng thuận giá' chẳng khác nào bạn cầm một cục gạch và nói đó là một cục vàng.
Thời gian gần đây, nhiều người dùng Việt khoe đã mua máy tính, thực phẩm... bằng Pi, bất chấp việc sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán ở nước ta là vi phạm pháp luật. Trên các cộng đồng Pi Network tại Việt Nam, loạt bài viết chia sẻ về giao dịch bằng Pi xuất hiện nhiều tuần qua kể từ khi Pi Network vào giai đoạn chạy mạng chính thức và cho giao dịch từ ngày 13/7. Nhiều người cho biết đã mua bán thiết bị điện tử, thực phẩm... bằng Pi, hoặc trao đổi Pi với giá gần 1 USD. Việc trao đổi hàng hóa bằng Pi diễn ra dựa trên "giá đồng thuận", tức hai bên tự thỏa thuận với nhau.
Nói về hoạt động trao đổi hàng hóa bằng tiền ảo Pi rầm rộ ít ngày qua, độc Dong Anh Nghia nhận định: "Đây là kiểu lùa gà, kích cầu ảo. Tiền ảo đánh mất bản chất giá trị đồng tiền về lý thuyết sức mua hàng hóa tương đương. Trong trường hợp này, người bán đang tự định giá qua cao tài sản của mình hoặc tạo một giao dịch mua bán ảo, tự tạo ra một tỷ giá ảo để quy đổi đồng Pi sang tiền Việt. Cái này rõ ràng là lừa đảo có tổ chức, y như vụ lan đột biến, nên cần cơ quan điều tra vào cuộc sớm.
Nhiều người đến giờ vẫn còn mộng tưởng sẽ bỏ tiền tươi thóc thật để gom Pi hoặc đơn giản là đổi tài sản khác có giá trị để lấy Pi. Tiền ảo hay kể cả tiền thật sẽ mất giá trị nếu nó không được quy đổi tương đương với giá trị hàng hóa thực (điều người ta hay gọi là lạm phát trong tiền thật)".
Đồng quan điểm, bạn đọc Phong.troy so sánh: "Hài hước nhất là việc người ta nêu khái niệm 'đồng thuận về giá Pi'. Nó chẳng khác nào bạn cầm một cục gạch và nói nó là một cục vàng cả. Tiền ảo thì không có giá trị. Chưa kể Pi không phải là tiền ảo. Đây chỉ là một cú lừa mà thôi, và người chịu thiệt sẽ luôn là những người tham lam. Giống như vụ lan đột biến vậy".
"Đây là một trong những nỗ lực vô vọng để đẩy giá đồng Pi lên của các người chơi. Hay chính xác hơn là họ đang cố làm đồng Pi trở nên có giá trị.
Định giá như vậy nhưng có người lạ mua thì liệu họ có bán thật hay không? Nếu có bán thì giao dịch có thật không hay lại là nhưng người ôm Pi bắt tay nhau để tạo giá ảo? Chuyện này chẳng khác gì lan đột biến ngoài đời, cũng đã là cú lừa với nhiều người", độc giả Justin Cheung bổ sung thêm.
Trong khi đó, nhấn mạnh tính pháp lý của việc thanh toán bằng tiền ảo, bạn đọc Nguyen Thanh Hai cảnh báo: "Việc sử dụng tiền ảo để thanh toán là vi phạm pháp luật Việt Nam. Tôi cho rằng, cần có biện pháp xử lý mạnh tay vài trường hợp để làm gương như các vụ mua bán USD trước đây. Đây là hình thức PR đen cho đồng Pi hay còn gọi là 'lùa gà'. Khi hết giai đoạn 'lướt sóng' này, người nhận đồng Pi cuối cùng sẽ lãnh đủ. Mà trong trò chơi này, ai cũng cố gắng chuyền trái banh đi để mình không là người cuối. Nếu không kịp thời xử lý mạnh tay sẽ tạo bất ổn xã hội dẫn tới nhiều trường hợp tan cửa nát nhà không xa".
Ủng hộ quan điểm ngăn chặn mua bán hàng hóa bằng tiền ảo, độc giả Quý kết lại: "Hành động trao đổi, mua bán này không chỉ vi phạm pháp luật mà nó còn tiềm ẩn nguy cơ rửa tiền nữa. Ví dụ kẻ xấu ở nước ngoài thuê bạn làm chuyện phạm pháp và trả bằng 100 Pi thì đó là tiền bẩn. Nhưng thấy có người bán laptop với giá 100 Pi, bạn lại dùng số tiền bẩn đó để mua chiếc laptop (tất nhiên chẳng có giấy tờ hóa đơn gì), rồi sau đó bán lại bằng tiền thật thì nó lại trở thành tiền sạch. Đó là lý do chúng ta phải ngăn chặn việc mua bán hàng hóa bằng tiền ảo".
Theo Nghị định số 80/2016/NĐ-CP bổ sung cho nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt, các phương tiện thanh toán có thể sử dụng gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Phương thức thanh toán không có trong danh sách trên sẽ không hợp pháp tại Việt Nam.
Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng cập nhật năm 2021 cũng nêu rõ, những người "phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự" sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Thời gian gần đây, nhiều người dùng Việt khoe đã mua máy tính, thực phẩm... bằng Pi, bất chấp việc sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán ở nước ta là vi phạm pháp luật. Trên các cộng đồng Pi Network tại Việt Nam, loạt bài viết chia sẻ về giao dịch bằng Pi xuất hiện nhiều tuần qua kể từ khi Pi Network vào giai đoạn chạy mạng chính thức và cho giao dịch từ ngày 13/7. Nhiều người cho biết đã mua bán thiết bị điện tử, thực phẩm... bằng Pi, hoặc trao đổi Pi với giá gần 1 USD. Việc trao đổi hàng hóa bằng Pi diễn ra dựa trên "giá đồng thuận", tức hai bên tự thỏa thuận với nhau.
Nói về hoạt động trao đổi hàng hóa bằng tiền ảo Pi rầm rộ ít ngày qua, độc Dong Anh Nghia nhận định: "Đây là kiểu lùa gà, kích cầu ảo. Tiền ảo đánh mất bản chất giá trị đồng tiền về lý thuyết sức mua hàng hóa tương đương. Trong trường hợp này, người bán đang tự định giá qua cao tài sản của mình hoặc tạo một giao dịch mua bán ảo, tự tạo ra một tỷ giá ảo để quy đổi đồng Pi sang tiền Việt. Cái này rõ ràng là lừa đảo có tổ chức, y như vụ lan đột biến, nên cần cơ quan điều tra vào cuộc sớm.
Nhiều người đến giờ vẫn còn mộng tưởng sẽ bỏ tiền tươi thóc thật để gom Pi hoặc đơn giản là đổi tài sản khác có giá trị để lấy Pi. Tiền ảo hay kể cả tiền thật sẽ mất giá trị nếu nó không được quy đổi tương đương với giá trị hàng hóa thực (điều người ta hay gọi là lạm phát trong tiền thật)".
Đồng quan điểm, bạn đọc Phong.troy so sánh: "Hài hước nhất là việc người ta nêu khái niệm 'đồng thuận về giá Pi'. Nó chẳng khác nào bạn cầm một cục gạch và nói nó là một cục vàng cả. Tiền ảo thì không có giá trị. Chưa kể Pi không phải là tiền ảo. Đây chỉ là một cú lừa mà thôi, và người chịu thiệt sẽ luôn là những người tham lam. Giống như vụ lan đột biến vậy".
"Đây là một trong những nỗ lực vô vọng để đẩy giá đồng Pi lên của các người chơi. Hay chính xác hơn là họ đang cố làm đồng Pi trở nên có giá trị.
Định giá như vậy nhưng có người lạ mua thì liệu họ có bán thật hay không? Nếu có bán thì giao dịch có thật không hay lại là nhưng người ôm Pi bắt tay nhau để tạo giá ảo? Chuyện này chẳng khác gì lan đột biến ngoài đời, cũng đã là cú lừa với nhiều người", độc giả Justin Cheung bổ sung thêm.
Trong khi đó, nhấn mạnh tính pháp lý của việc thanh toán bằng tiền ảo, bạn đọc Nguyen Thanh Hai cảnh báo: "Việc sử dụng tiền ảo để thanh toán là vi phạm pháp luật Việt Nam. Tôi cho rằng, cần có biện pháp xử lý mạnh tay vài trường hợp để làm gương như các vụ mua bán USD trước đây. Đây là hình thức PR đen cho đồng Pi hay còn gọi là 'lùa gà'. Khi hết giai đoạn 'lướt sóng' này, người nhận đồng Pi cuối cùng sẽ lãnh đủ. Mà trong trò chơi này, ai cũng cố gắng chuyền trái banh đi để mình không là người cuối. Nếu không kịp thời xử lý mạnh tay sẽ tạo bất ổn xã hội dẫn tới nhiều trường hợp tan cửa nát nhà không xa".
Ủng hộ quan điểm ngăn chặn mua bán hàng hóa bằng tiền ảo, độc giả Quý kết lại: "Hành động trao đổi, mua bán này không chỉ vi phạm pháp luật mà nó còn tiềm ẩn nguy cơ rửa tiền nữa. Ví dụ kẻ xấu ở nước ngoài thuê bạn làm chuyện phạm pháp và trả bằng 100 Pi thì đó là tiền bẩn. Nhưng thấy có người bán laptop với giá 100 Pi, bạn lại dùng số tiền bẩn đó để mua chiếc laptop (tất nhiên chẳng có giấy tờ hóa đơn gì), rồi sau đó bán lại bằng tiền thật thì nó lại trở thành tiền sạch. Đó là lý do chúng ta phải ngăn chặn việc mua bán hàng hóa bằng tiền ảo".
Theo Nghị định số 80/2016/NĐ-CP bổ sung cho nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt, các phương tiện thanh toán có thể sử dụng gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Phương thức thanh toán không có trong danh sách trên sẽ không hợp pháp tại Việt Nam.
Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng cập nhật năm 2021 cũng nêu rõ, những người "phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự" sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.