Tại sao nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh?

Trao 1.000 bảng Anh cho câu đố khoa học thế kỷ

Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh sẽ trao 1.000 bảng cho người đưa đáp án thuyết phục nhất đối với câu hỏi: "Tại sao nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh?".

nuocda.jpg

Câu hỏi trên đã khiến nhiều nhà khoa học thiên tài thế giới "bó tay". Aristotle đã nhận ra hiện tượng này và viết về nó năm 350 trước Công nguyên, Telegraph cho biết:

Hiện tượng đó được gọi là hiệu ứng Mpemba từ năm 1968, khi một học sinh Tanzania có tên là Erasto Mpemba nhận thấy sữa pha đường mà cậu dùng để làm kem sẽ đóng băng nhanh hơn nếu ban đầu nó là sữa nóng. Sau đó, cậu mang vấn đề này hỏi giáo sư Denis Osborne, thuộc trường đại học Dar es Salamm khi đến thăm trường cậu.
Erasto Mpemba hỏi: "Nếu giáo sư có hai thùng chứa lượng nước như nhau, trong đó một thùng nước có nhiệt độ 35 độ C và một thùng nước là 100 độ C, và bỏ vào tủ lạnh, bên nước nóng 100 độ C sẽ đóng băng trước. Tại sao?". Vị giáo sư này không đưa ra được câu trả lời và ông đã gọi nó là "hiệu ứng Mpemba" khi nêu câu hỏi lên một tạp chí khoa học.


Nhiều năm qua, hàng trăm lời giải và giả thuyết được đưa ra như dựa vào hiện tượng bay hơi, đối lưu, làm chậm đông. Một nhà khoa học Mỹ năm 2006 từng tuyên bố phát hiện ra cơ chế hiệu ứng Mpemba. Ông cho rằng đó chỉ là một hiện tượng thông thường, xảy ra với tất cả các chất hòa tan. Đến năm 2010, một nhà khoa học người Mỹ khác cũng khẳng định ông đã tìm ra lời giải cho hiện tượng trên, đó là do các tạp chất có trong nước là nhân tố dẫn tới tốc độ đóng băng nhanh của nước nóng.


Tuy nhiên tất cả giải thích đưa ra đến nay đều bị đánh giá là chưa thuyết phục. Do đó, Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh đã quyết định trao 1.000 bảng Anh (tương đương 30 triệu VNĐ) cho ai giải được câu đó trên. Thời hạn nộp đến ngày 30/7.
Hương Thu
(Theo
http://vnexpress.net)
 
Last edited by a moderator:
de yk ma khi nhiet do cang nong cac nguyen tu hoat dong tach roi nhau , pha vo cac lien ket va khi lam lanh no se lam lanh tat ca luong chat long do cung 1 luc , con coc kia no se lam lanh tu ngoai vao trong
 
Nước nóng có thể tích lớn hơn nước nguội, cộng với sự bay hơi cực nhanh nên thể tích làm lạnh thực nhỏ hơn.

Mới nghĩ tới đó, nhưng chắc là ko đơn giản chỉ là như vậy.
 
de yk ma khi nhiet do cang nong cac nguyen tu hoat dong tach roi nhau , pha vo cac lien ket va khi lam lanh no se lam lanh tat ca luong chat long do cung 1 luc , con coc kia no se lam lanh tu ngoai vao trong

1 câu trả lời thiếu thuyết phục. nếu các phân tử chuyển động nhanh => khi bên ngoài gặp lạnh thì độ giảm nhiệt khá đồng đều => nó sẽ giảm đến mức nhiệt của nước bình thường và ... ;))
 
Theo em trong nước nóng các phân tử h2o tách rời nhau hơn nên nhiệt độ thâm nhập nhanh hơn.
 
1 câu trả lời thiếu thuyết phục. nếu các phân tử chuyển động nhanh => khi bên ngoài gặp lạnh thì độ giảm nhiệt khá đồng đều => nó sẽ giảm đến mức nhiệt của nước bình thường và ... ;))

khi cac nguyen tu tach roi ban hay tuong tuong nhu 1 coc nuoc cho vao tu lanh va cung luong nuoc do ban chia nho ra cac khay do thi ban se hieu ro
 
thôi các bác đừng trả lờ vô ích các câu trả lời của các bác được các nhà khoa học đưa ra trước rồi vấn đề nó là vẫn không thỏa mãn với cái câu hỏi đó thôi
 
Nước vốn đã là 1 loại chất lỏng kỳ lạ trong các loại chất lỏng.
VD: nước dưới 4 độ gặp lạnh nở ra thay vì co lại so với các vật chất khác

Hại não quá, ngồi chờ kết quả vậy:binhsua16:
 
đơn giản thôi mà các bạn hãy mua một cái tủ lạnh có vỏ ngoài trong suốt xong cho một thùng nước có nhiệt độ 35 độ C và một thùng nước là 100 độ C xong ngồi theo rõi xem quá trình đóng băng diễn ra như thế nào
 
cac bac thu lam di roi dem ra dap cai nao vo ra thanh nhieu manh la cai coc nuoc nong
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
419,391
Messages
7,084,962
Members
171,445
Latest member
jeology
Back
Top Bottom