Trong bài phỏng vấn mới được công bố, cựu CEO FTX đổ lỗi cho thất bại của công ty do nhiều nguyên nhân khác. Hình tượng vị tỷ phú từng xây dựng cũng sụp đổ.
Trong một cuộc phỏng vấn với Vox, Sam Bankman-Fried lần đầu thừa nhận sự dối trá trong các hoạt động truyền thông, từ thiện của ông ta trước đó. Ngoài ra, từ những mẫu tin nhắn được tiết lộ, cựu lãnh đạo sàn giao dịch FTX đổ lỗi thất bại của công ty cho nhiều lý do khác nhau.
“Vậy là về mặt nguyên tắc, FTX không dùng tiền của người dùng đi đánh bạc. Ông cho Alameda vay. Trong khi Alameda đi đánh bạc và thua sạch. Ông không nhận ra vấn đề này sao?”, phóng viên Vox hỏi Sam qua tin nhắn.
Cựu CEO FTX tiếp tục khẳng định mình không sai. “Tôi đã nghĩ là Alameda đủ tài sản để đảm bảo cho các khoản vay. Việc đó chưa bao giờ là chủ đích. Nhưng cuộc đời đôi khi là thế”, Sam trả lời. Ông cho rằng nếu được làm lại, bản thân sẽ quản lý tài sản tốt hơn và giảm sự phụ thuộc vào Alameda Research.
“Nó kiểu như ‘FTX không có tài khoản ngân hàng, nên mọi người chuyển tạm vào Alameda để nạp tiền. 3 năm sau, Chúa ơi! Có vẻ người ta chuyển 8 tỷ USD cho Alameda và chúng ta quên mất nên tiền chưa bao giờ có trên FTX’”, Sam Bankman-Fried tìm cách giải thích lý do thâm hụt.
Cựu CEO FTX cho rằng sàn giao dịch tiền số nào cũng vận hành như công ty của ông. Họ vẫn chưa sụp đổ vì quy mô bé và không bị rút tiền hàng loạt.
Qua những câu trả lời của mình, Sam hướng nguyên nhân của sự cố trên FTX sang cho Alameda Research. Tuy nhiên, quỹ đầu tư này cũng chính do ông sáng lập từ 2017, trước thời điểm FTX thành hình. Caroline Ellison, CEO Alameda Research được cho là bạn gái của Sam.
Alameda Research giao dịch rất nhiều trên sàn FTX. Đồng thời, quỹ này cũng xung đột lợi ích với khách hàng của sàn. “Nghĩa là đôi khi nó được lợi khi người dùng của FTX thua lỗ”, The New York Times nhận định. Sam Bankman-Fried từng lên tiếng phủ nhận quan hệ giữa hai tổ chức này. Đồng thời, Alameda cho biết họ làm việc ở một văn phòng riêng biệt.
Trái ngược với các tuyên bố, những vị khách từng ghé thăm trụ sở FTX tại Bahamas cho biết có thể nhận biết tài khoản của Alameda từ máy tính kiểm soát của sàn giao dịch.
Ngoài ra, Sam còn đổ lỗi cho 2 cộng sự thân tín, Giám đốc Công nghệ Gary Wang và Giám đốc Kỹ thuật Nishad Singh đã “sợ hãi”, trốn tránh giải quyết vấn đề. Cựu CEO FTX cho rằng ông không nhận được sự hỗ trợ trong nỗ lực thương lượng với chủ nợ, cố gắng giải cứu công ty, buộc phải nộp đơn phá sản.
Từ 2021, Sam đại diện cho FTX, tích cực tham gia vào các cuộc vận động hành lang ở Mỹ để tạo khung pháp lý cho tiền mã hóa. Tuy nhiên, ông khẳng định những phát ngôn của mình về việc áp dụng luật pháp chỉ là một hình thức PR (PV: quảng cáo).
“Cơ quan quản lý chết tiệt. Họ chỉ làm mọi thứ rối tung lên thôi. Chẳng bảo vệ người dùng được chút nào”, Sam trả lời bằng những ngôn từ mạnh. Vox đã chia sẻ bài báo với các đoạn chụp tin nhắn nguyên bản, thay vì trích dẫn như thông thường.
Sam còn tự quảng bá bản thân là một người sống theo chủ nghĩa vị tha hiệu quả, kiếm tiền để cho đi. Một video của YouTuber Nas Daily đưa câu chuyện của người sáng lập FTX đến hàng triệu người xem. Tuy nhiên, đó không phải bản chất thật của ông.
“Những thứ vớ vẩn tôi từng nói ấy, nó không hoàn toàn đúng đâu. Những người hùng vĩ đại nhất thập niên sẽ chẳng được biết đến. Còn những kẻ được yêu mến lúc này toàn là đạo đức giả”, Sam nói.
“Trong cái trò chơi ngu ngốc này, ở thế hệ ‘thức tỉnh’ (woke) phương Tây đang tôn sùng, chúng tôi chỉ cần nói đúng ý dư luận. Thế là ai cũng thích”, cựu CEO FTX nói thêm.
Sau khi bài phỏng vấn của Vox được công bố, Sam đăng loạt tweet giải thích. Ông tiếp tục đổ lỗi cho việc một số câu nói lúc thiếu suy nghĩ, ngôn từ mạnh bị chia sẻ dù ông không có ý định công khai.
Trong một cuộc phỏng vấn với Vox, Sam Bankman-Fried lần đầu thừa nhận sự dối trá trong các hoạt động truyền thông, từ thiện của ông ta trước đó. Ngoài ra, từ những mẫu tin nhắn được tiết lộ, cựu lãnh đạo sàn giao dịch FTX đổ lỗi thất bại của công ty cho nhiều lý do khác nhau.
Tất cả tại Alameda
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX là nền tảng bị thiếu tiền mặt, tài sản có tính thanh khoản khi người dùng ồ ạt rút tiền. Hàng tỷ USD khách hàng ký gửi cho công ty đã được sử dụng cho mục đích khác. Hơn một tuần sau khi đệ đơn phá sản, Sam Bankman-Fried vẫn một mực phủ nhận việc dùng tiền của người dùng sai mục đích.“Vậy là về mặt nguyên tắc, FTX không dùng tiền của người dùng đi đánh bạc. Ông cho Alameda vay. Trong khi Alameda đi đánh bạc và thua sạch. Ông không nhận ra vấn đề này sao?”, phóng viên Vox hỏi Sam qua tin nhắn.
Cựu CEO FTX tiếp tục khẳng định mình không sai. “Tôi đã nghĩ là Alameda đủ tài sản để đảm bảo cho các khoản vay. Việc đó chưa bao giờ là chủ đích. Nhưng cuộc đời đôi khi là thế”, Sam trả lời. Ông cho rằng nếu được làm lại, bản thân sẽ quản lý tài sản tốt hơn và giảm sự phụ thuộc vào Alameda Research.
“Nó kiểu như ‘FTX không có tài khoản ngân hàng, nên mọi người chuyển tạm vào Alameda để nạp tiền. 3 năm sau, Chúa ơi! Có vẻ người ta chuyển 8 tỷ USD cho Alameda và chúng ta quên mất nên tiền chưa bao giờ có trên FTX’”, Sam Bankman-Fried tìm cách giải thích lý do thâm hụt.
Cựu CEO FTX cho rằng sàn giao dịch tiền số nào cũng vận hành như công ty của ông. Họ vẫn chưa sụp đổ vì quy mô bé và không bị rút tiền hàng loạt.
Qua những câu trả lời của mình, Sam hướng nguyên nhân của sự cố trên FTX sang cho Alameda Research. Tuy nhiên, quỹ đầu tư này cũng chính do ông sáng lập từ 2017, trước thời điểm FTX thành hình. Caroline Ellison, CEO Alameda Research được cho là bạn gái của Sam.
Alameda Research giao dịch rất nhiều trên sàn FTX. Đồng thời, quỹ này cũng xung đột lợi ích với khách hàng của sàn. “Nghĩa là đôi khi nó được lợi khi người dùng của FTX thua lỗ”, The New York Times nhận định. Sam Bankman-Fried từng lên tiếng phủ nhận quan hệ giữa hai tổ chức này. Đồng thời, Alameda cho biết họ làm việc ở một văn phòng riêng biệt.
Trái ngược với các tuyên bố, những vị khách từng ghé thăm trụ sở FTX tại Bahamas cho biết có thể nhận biết tài khoản của Alameda từ máy tính kiểm soát của sàn giao dịch.
Ngoài ra, Sam còn đổ lỗi cho 2 cộng sự thân tín, Giám đốc Công nghệ Gary Wang và Giám đốc Kỹ thuật Nishad Singh đã “sợ hãi”, trốn tránh giải quyết vấn đề. Cựu CEO FTX cho rằng ông không nhận được sự hỗ trợ trong nỗ lực thương lượng với chủ nợ, cố gắng giải cứu công ty, buộc phải nộp đơn phá sản.
Xây dựng hình tượng giả tạo
Trong cuộc trò chuyện qua tin nhắn với phóng viên của Vox, Sam Bankman-Fried có lần đầu thừa nhận nhiều sự thật bất ngờ về hình tượng người đàn ông này xây dựng trước công chúng.Từ 2021, Sam đại diện cho FTX, tích cực tham gia vào các cuộc vận động hành lang ở Mỹ để tạo khung pháp lý cho tiền mã hóa. Tuy nhiên, ông khẳng định những phát ngôn của mình về việc áp dụng luật pháp chỉ là một hình thức PR (PV: quảng cáo).
“Cơ quan quản lý chết tiệt. Họ chỉ làm mọi thứ rối tung lên thôi. Chẳng bảo vệ người dùng được chút nào”, Sam trả lời bằng những ngôn từ mạnh. Vox đã chia sẻ bài báo với các đoạn chụp tin nhắn nguyên bản, thay vì trích dẫn như thông thường.
Sam còn tự quảng bá bản thân là một người sống theo chủ nghĩa vị tha hiệu quả, kiếm tiền để cho đi. Một video của YouTuber Nas Daily đưa câu chuyện của người sáng lập FTX đến hàng triệu người xem. Tuy nhiên, đó không phải bản chất thật của ông.
“Những thứ vớ vẩn tôi từng nói ấy, nó không hoàn toàn đúng đâu. Những người hùng vĩ đại nhất thập niên sẽ chẳng được biết đến. Còn những kẻ được yêu mến lúc này toàn là đạo đức giả”, Sam nói.
“Trong cái trò chơi ngu ngốc này, ở thế hệ ‘thức tỉnh’ (woke) phương Tây đang tôn sùng, chúng tôi chỉ cần nói đúng ý dư luận. Thế là ai cũng thích”, cựu CEO FTX nói thêm.
Sau khi bài phỏng vấn của Vox được công bố, Sam đăng loạt tweet giải thích. Ông tiếp tục đổ lỗi cho việc một số câu nói lúc thiếu suy nghĩ, ngôn từ mạnh bị chia sẻ dù ông không có ý định công khai.