(TGĐA Online) - Pixar có lẽ sẽ mãi chỉ là một nhóm đồ họa bị lãng quên dưới cái tên “The Graphics Group”, nếu như không có một ngày Steve Jobs xuất hiện, đem tài năng, tư tưởng và tiền bạc của mình viết nên một chương mới cho lịch sử phim hoạt hình thế giới.
1. Bước ngoặt lớn
Giành 26 tượng vàng Oscar, 7 quả cầu vàng, 3 giải Grammy cùng vô số những giải thưởng khác, Pixar cho đến nay vẫn là gã khổng lồ trong ngành phim hoạt hình, bất khả chiến bại. Từ “Toy Story” đến “Finding Nemo”, “Cars”, “Ratatouille”, “Wall-E”, “Up”…những bộ phim bom tấn đem về cho hãng lên tới 7.2 tỉ đô la lợi nhuận và hàng triệu triệu người hâm mộ.
Những kỳ tích như thế, hẳn đã không xảy ra, nếu không có Steve Jobs.
Bước ngoặt đến với Pixar vào năm 1986, khi Jobs quyết định bỏ ra 5 triệu đô la mua lại studio chuyên dựng kĩ xảo đồ họa “The Graphics Group” từ “ông trùm” phim Chiến tranh giữa các vì sao – George Lucas, sau khi ông này không cảm thấy mặn mà gì với những giá trị kinh doanh mà studio này mang lại. Thêm 5 triệu đô nữa, Jobs hoàn tất thủ tục và đặt tên cho người bạn mới của mình cái tên Pixar. Vào thời điểm đầu tư ấy, Pixar trong suy nghĩ của Jobs chỉ mang ý nghĩa của một công ty máy tính đơn thuần, hơn là một studio sáng tạo nghệ thuật.
Cho đến một ngày John Lasseter, chàng trai có niềm đam mê và hoài bão vô hạn trong việc đem đồ họa máy tính sản xuất phim hoạt hình đã khiến Steven Jobs phải thay đổi suy nghĩ ấy. Khi bộ phim hoạt hình đầu tiên của Pixar – “Luxo Jr.” do John sáng tạo nên khuấy đảo toàn bộ giới làm phim hoạt hình, Jobs mới choàng tỉnh, nhận ra những tiềm năng vô hạn của studio nhỏ bé này. Tuy nhiên, phải mất tới 5 năm kiên định giữ vững niềm tin và tiêu tốn thêm 50 triệu đô la để Steven Jobs tới được ngày nhìn Pixar vươn mình trỗi dậy.
Steve Jobs (giữa) cùng Ed Catmull (trái) and John Lasseter (phải) trong những ngày làm việc ở Pixar
Năm 1991, Pixar sản xuất bộ phim “Toy Story” theo hợp đồng đã ký kết với Disney. Bộ phim đầu tiên được làm hoàn toàn bằng công nghệ máy tính khiến giới truyền thông, khán giả cũng như những họa sĩ làm phim truyền hình bàng hoàng bởi sự tân tiến và hấp dẫn của nó. Với đầu óc của một thiên tài marketing, Jobs hiểu rằng, đây là lúc để ông biến Pixar trở thành một thương hiệu toàn cầu, trải dài trên khắp thế giới.
2. Thương hiệu của Pixar, dấu ấn Steven Jobs
Vào những năm 1990, Pixar không phải là studio duy nhất sử dụng đồ họa máy tính để làm phim. Nhưng nó lại là studio duy nhất làm được, thành công và chứng tỏ cho mọi người thấy rằng đó là giấc mơ trong tầm tay, trên cả hai phương diện: công nghệ và sự sáng tạo.
Nếu như John Lasseter là linh hồn của Pixar, thì Steven Jobs là trái tim theo Pixar từng nhịp thở.
Có lẽ bởi nhìn thấy được đam mê và khí thế tràn ngập, nên mỗi lần làm việc trong studio của Pixar, Steve lại trở thành một người vô cùng kiên nhẫn, chờ đợi để lắng nghe những ý tưởng sẽ được các nhân viên của mình nói tới. Steve không thích vùi dập trí tưởng tượng của bất cứ ai. Ông cho các cộng sự tâm đắc như Lasseter và Catmull thêm tự tin để họ dành thêm nhiều thời gian cũng như năng lượng hơn cho từng bộ phim của Pixar – tốt và hoàn hảo đúng như nó phải thế.
Bức ảnh chụp kỉ niệm 20 năm Pixar tại trụ sở tại California
Công việc chủ yếu của Jobs ở studio Pixar tại California trong suốt hàng năm trời, là vạch định hướng đi với mong muốn biến Pixar một ngày sánh ngang với Walt Disney – kẻ tiên phong trong thế giới phim hoạt hình từ trước đó rất lâu. Một tuần sau khi Toy Story phát hành, Steve đã nhanh chóng đoán trước được sự tăng trưởng từ cổ phiếu của Pixar và phát triển vốn cho công ty từ đó.
Năm 2006, Walt Disney đã tiêu tốn tới 7,4 tỉ đôla để mua lại Pixar, một lần nữa khẳng định tầm nhìn phi thường của Steven Jobs. Sau hơn 25 năm tồn tại và phát triển, Pixar vẫn là hãng phim hoạt hình đáng tôn trọng và ngưỡng mộ trên toàn thế giới. Tính nhân văn, khả năng sáng tạo vô hạn về trí tưởng tượng nhân vật, các công nghệ mới…trong từng bộ phim đều khiến hàng triệu người hâm mộ phải ngả mũ thán phục.
Pixar đã đem đến cho ngành phim hoạt hình của thế giới một cuộc cách mạng mà cho đến nay vẫn tiếp tục diễn ra không ngừng nghỉ, đem đến cho khán giả toàn cầu những món ăn tinh thần luôn tuyệt vời trên cả mức mong đợi của họ. Điều mà Steve Jobs làm được cho Pixar, chính là thổi một luồng gió mới, của lòng tin và sự bền bỉ vào cuộc cách mạng ấy.
Xin được trích lời của John Lasseter, người bạn, người đồng nghiệp của Steve như một lời khẳng định khách quan nhất về thành quả của Steve đã làm ở Pixar: “Steve Jobs là người có mắt nhìn xa khác thường, là người bạn chân thành của chúng tôi, và là ngọn hải đăng sáng chói cho gia đình Pixar…Ông ấy nhìn thấy những tiềm năng mà Pixar có thể chạm đến trước bất kỳ ai trong chúng tôi, và vượt ngoài những gì mọi người tưởng tượng. Cái Steve đưa cho chúng tôi là lòng tin, cơ hội để biến những giấc mơ điên rồ làm phim hoạt hình từ máy tính trở thành sự thực. Ông ấy luôn nói, một cách rất đơn giản, rằng: “hãy làm cho nó tuyệt nhất”. Steve là lý do tại sao Pixar bước trên con đường của ngày hôm nay, và sức mạnh, sự thẳng thắn, tình yêu sống của ông là điều khiến chúng ta trở thành những con người hoàn thiện hơn. Ông ấy sẽ mãi mãi là một phần cơ thể của Pixar”.
15 nhân vật hoạt hình nổi tiếng sẽ thương nhớ Steve Jobs (theo Bestweektv)
"A Bug's Life"
"Cars"
"Finding Nemo"
"Monsters, Inc."
"Monsters, Inc."
"Ratatouille"
"Ratatouille"
"The Incredibles"
"Toy Story"
"Toy Story"
"Up"
"Wall-E"
1. Bước ngoặt lớn
Giành 26 tượng vàng Oscar, 7 quả cầu vàng, 3 giải Grammy cùng vô số những giải thưởng khác, Pixar cho đến nay vẫn là gã khổng lồ trong ngành phim hoạt hình, bất khả chiến bại. Từ “Toy Story” đến “Finding Nemo”, “Cars”, “Ratatouille”, “Wall-E”, “Up”…những bộ phim bom tấn đem về cho hãng lên tới 7.2 tỉ đô la lợi nhuận và hàng triệu triệu người hâm mộ.
Những kỳ tích như thế, hẳn đã không xảy ra, nếu không có Steve Jobs.
Bước ngoặt đến với Pixar vào năm 1986, khi Jobs quyết định bỏ ra 5 triệu đô la mua lại studio chuyên dựng kĩ xảo đồ họa “The Graphics Group” từ “ông trùm” phim Chiến tranh giữa các vì sao – George Lucas, sau khi ông này không cảm thấy mặn mà gì với những giá trị kinh doanh mà studio này mang lại. Thêm 5 triệu đô nữa, Jobs hoàn tất thủ tục và đặt tên cho người bạn mới của mình cái tên Pixar. Vào thời điểm đầu tư ấy, Pixar trong suy nghĩ của Jobs chỉ mang ý nghĩa của một công ty máy tính đơn thuần, hơn là một studio sáng tạo nghệ thuật.
Cho đến một ngày John Lasseter, chàng trai có niềm đam mê và hoài bão vô hạn trong việc đem đồ họa máy tính sản xuất phim hoạt hình đã khiến Steven Jobs phải thay đổi suy nghĩ ấy. Khi bộ phim hoạt hình đầu tiên của Pixar – “Luxo Jr.” do John sáng tạo nên khuấy đảo toàn bộ giới làm phim hoạt hình, Jobs mới choàng tỉnh, nhận ra những tiềm năng vô hạn của studio nhỏ bé này. Tuy nhiên, phải mất tới 5 năm kiên định giữ vững niềm tin và tiêu tốn thêm 50 triệu đô la để Steven Jobs tới được ngày nhìn Pixar vươn mình trỗi dậy.
Steve Jobs (giữa) cùng Ed Catmull (trái) and John Lasseter (phải) trong những ngày làm việc ở Pixar
Năm 1991, Pixar sản xuất bộ phim “Toy Story” theo hợp đồng đã ký kết với Disney. Bộ phim đầu tiên được làm hoàn toàn bằng công nghệ máy tính khiến giới truyền thông, khán giả cũng như những họa sĩ làm phim truyền hình bàng hoàng bởi sự tân tiến và hấp dẫn của nó. Với đầu óc của một thiên tài marketing, Jobs hiểu rằng, đây là lúc để ông biến Pixar trở thành một thương hiệu toàn cầu, trải dài trên khắp thế giới.
2. Thương hiệu của Pixar, dấu ấn Steven Jobs
Vào những năm 1990, Pixar không phải là studio duy nhất sử dụng đồ họa máy tính để làm phim. Nhưng nó lại là studio duy nhất làm được, thành công và chứng tỏ cho mọi người thấy rằng đó là giấc mơ trong tầm tay, trên cả hai phương diện: công nghệ và sự sáng tạo.
Nếu như John Lasseter là linh hồn của Pixar, thì Steven Jobs là trái tim theo Pixar từng nhịp thở.
Có lẽ bởi nhìn thấy được đam mê và khí thế tràn ngập, nên mỗi lần làm việc trong studio của Pixar, Steve lại trở thành một người vô cùng kiên nhẫn, chờ đợi để lắng nghe những ý tưởng sẽ được các nhân viên của mình nói tới. Steve không thích vùi dập trí tưởng tượng của bất cứ ai. Ông cho các cộng sự tâm đắc như Lasseter và Catmull thêm tự tin để họ dành thêm nhiều thời gian cũng như năng lượng hơn cho từng bộ phim của Pixar – tốt và hoàn hảo đúng như nó phải thế.
Bức ảnh chụp kỉ niệm 20 năm Pixar tại trụ sở tại California
Công việc chủ yếu của Jobs ở studio Pixar tại California trong suốt hàng năm trời, là vạch định hướng đi với mong muốn biến Pixar một ngày sánh ngang với Walt Disney – kẻ tiên phong trong thế giới phim hoạt hình từ trước đó rất lâu. Một tuần sau khi Toy Story phát hành, Steve đã nhanh chóng đoán trước được sự tăng trưởng từ cổ phiếu của Pixar và phát triển vốn cho công ty từ đó.
Năm 2006, Walt Disney đã tiêu tốn tới 7,4 tỉ đôla để mua lại Pixar, một lần nữa khẳng định tầm nhìn phi thường của Steven Jobs. Sau hơn 25 năm tồn tại và phát triển, Pixar vẫn là hãng phim hoạt hình đáng tôn trọng và ngưỡng mộ trên toàn thế giới. Tính nhân văn, khả năng sáng tạo vô hạn về trí tưởng tượng nhân vật, các công nghệ mới…trong từng bộ phim đều khiến hàng triệu người hâm mộ phải ngả mũ thán phục.
Pixar đã đem đến cho ngành phim hoạt hình của thế giới một cuộc cách mạng mà cho đến nay vẫn tiếp tục diễn ra không ngừng nghỉ, đem đến cho khán giả toàn cầu những món ăn tinh thần luôn tuyệt vời trên cả mức mong đợi của họ. Điều mà Steve Jobs làm được cho Pixar, chính là thổi một luồng gió mới, của lòng tin và sự bền bỉ vào cuộc cách mạng ấy.
Xin được trích lời của John Lasseter, người bạn, người đồng nghiệp của Steve như một lời khẳng định khách quan nhất về thành quả của Steve đã làm ở Pixar: “Steve Jobs là người có mắt nhìn xa khác thường, là người bạn chân thành của chúng tôi, và là ngọn hải đăng sáng chói cho gia đình Pixar…Ông ấy nhìn thấy những tiềm năng mà Pixar có thể chạm đến trước bất kỳ ai trong chúng tôi, và vượt ngoài những gì mọi người tưởng tượng. Cái Steve đưa cho chúng tôi là lòng tin, cơ hội để biến những giấc mơ điên rồ làm phim hoạt hình từ máy tính trở thành sự thực. Ông ấy luôn nói, một cách rất đơn giản, rằng: “hãy làm cho nó tuyệt nhất”. Steve là lý do tại sao Pixar bước trên con đường của ngày hôm nay, và sức mạnh, sự thẳng thắn, tình yêu sống của ông là điều khiến chúng ta trở thành những con người hoàn thiện hơn. Ông ấy sẽ mãi mãi là một phần cơ thể của Pixar”.
15 nhân vật hoạt hình nổi tiếng sẽ thương nhớ Steve Jobs (theo Bestweektv)
"A Bug's Life"
"Cars"
"Finding Nemo"
"Monsters, Inc."
"Monsters, Inc."
"Ratatouille"
"Ratatouille"
"The Incredibles"
"Toy Story"
"Toy Story"
"Up"
"Wall-E"