Trong Thuỷ Hử truyện Tống Giang là một người mẫu mực thương người, đến lúc đã có tuổi mới gặp và cưới Bà Tích và bị người phụ nữ này "cắm sừng" rồi hãm hại. Vì thế Tống Giang mới giết vợ và bỏ trốn. Tống Giang là một nhân vật có thật, tuy nhiên thực tế Tống Giang mới chính là nguyên nhân gây nên thảm kịch-phụ tình người vợ thời thanh mai trúc mã để lập mưu, theo đuổi một người phụ nữ khác. Sau khi vợ cả đánh ghen vợ bé, Tống Giang đã nổi điên giết cả.
Nhân vật Tống Giang qua diễn xuất của diễn viên Lý Tuyết Kiện trong bộ phim Thuỷ Hử được sản xuất năm 1996.
Chán cơm thèm phở
Thủy Hử là một trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa cùng với Tam Quốc diễn nghĩa, Tây Du Ký và Hồng Lâu Mộng. Nghĩa đen của từ Thủy Hử có nghĩa là bến nước - nơi đầu tiên các vị anh hùng hảo hán gặp nhau để hình thành nên quân khởi nghĩa Lương Sơn Bạc nức tiếng. Khởi nguồn của Thủy Hử truyện là các truyện kể, huyền tích dân gian về cuộc đời và hành vi của các thủ lĩnh Lương Sơn Bạc, thêm vào đó, cũng tồn tại nhiều văn bản truyện Thủy Hử khác nhau nên có thể nói, tính xác thực về mặt lịch sử của tiểu thuyết này là không cao. Tuy nhiên, dù cho tính xác thực của cốt truyện có như thế nào, thì Thủy Hử vẫn có một sức hấp dẫn kỳ lạ đối với người đọc trên khắp thế giới.
Từ số báo này, Đời sống & Pháp luật sẽ giới thiệu tới bạn đọc một loạt bài về những nhận định khác nhau về một số nhân vật chủ chốt trong tác phẩm Thủy Hử cũng như những bí mật đằng sau cuộc sống của 108 vị anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc. Đó có thể không phải là những nhận định có tính xác thực cao, cũng có thể là những lời nhận xét trái chiều. Tuy nhiên, dù cho có nhận định thế nào đi chăng nữa tác phẩm Thủy Hử vẫn mang nguyên giá trị tinh thần của nó.
Theo sử sách Trung Quốc, nguyên mẫu Tống Giang sống vào thế kỷ 12 dưới triều Tống. Tuy nhiên, cuộc đời thật của nhân vật này sử sách đề cập rất ít và không giống những gì được miêu tả trong Thủy Hử - một trong tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Hoa. Trong Thuỷ Hử, cuộc đời trước khi gia nhập và trở thành vị đầu lĩnh của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc của Tống Giang ít được nhắc tới. Chỉ biết rằng ngay từ khi còn làm quan dưới triều đại nhà Bắc Tống, nhân vật này vẫn được ca ngợi đức tính vị tha và hay giúp đỡ người khác. Tuy nhiên sự vị tha, hay giúp đỡ người nghèo lại xuất phát từ một nguyên nhân khác chứ không phải là bản tính. Đó là cách mà nhân vật này thực hiện nhằm lấy lòng của một người phụ nữ vốn xuất thân từ từng lớp nghèo hèn nhưng lại có nhan sắc hơn người.
Theo sử sách Trung Hoa còn ghi lại, Tống Giang cũng đã từng làm làm thư ký cho một huyện lệnh và có một tấm lòng trung trinh với triều đình. Trước khi gia nhập đội quân phản triều đình, Tống Giang cũng đã có một gia đình với hai người phụ nữ - một thê một thiếp. Cũng giống như mọi gia đình sống trong thời phong kiến khác, mặc dù mang danh nghĩa cưới hai vợ nhưng trên thực tế mọi việc điều hành trong gia đình, Tống Giang đều phải chịu nghe sự sắp đặt của người vợ cả. Đây là một người đàn bà sắc sảo, khéo léo, có tài thu xếp ổn định mọi công việc trong gia đình chồng. Vì thế, với người vợ đảm đang, Tống Giang đã rất yên tâm để toàn tâm toàn ý, gắng sức trong công việc.
Tống Giang với người vợ cả có thể coi là đôi thanh mai trúc mã. Hai người này quen nhau từ bé và khi lớn lên đến tuổi dựng vợ gả chồng, gia đình hai bên đã tác hợp để đôi trẻ có thể về chung một mái nhà. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, đối với quan điểm của các đấng nam nhi đại trượng phu, một vợ là không đủ. Sau vài năm chung sống, tình cờ quen được một cô gái con nhà nghèo xinh đẹp và dịu dàng, Tống Giang đã mê đắm và suốt ngày lẽo đẽo bên người con gái này. Trong quá trình theo đuổi người vợ thứ hai, được tiếp xúc với những người nghèo khổ, Tống Giang đã động lòng trắc ẩn và luôn đem tiền để từ thiện cho những con người này. Vì thế, ở nơi mà ông làm thư ký huyện lệnh, Tống Giang nổi tiếng là một người có tấm lòng trượng nghĩa.
Theo những gì dân gian Trung Hoa còn lưu lại, để theo đuổi người vợ thứ hai, vốn là đệ nhất mỹ nhân nức tiếng trong vùng, Tống Giang đã phải mất rất nhiều công sức và trí lực. May mắn cho Tống Giang là vào thời điểm đó, huyện lệnh vừa giam giữ một phạm nhân đánh người gây thương tích, và phạm nhân này lại là người nhà của người con gái xinh đẹp kia. Vì có chút chức quyền trong tay, lại đang mê mẩn người đẹp nên không lâu sau, dưới lệnh của Tống Giang, tên phạm nhân kia được thả tự do. Một lần nữa, cùng với tấm lòng trượng nghĩa của mình, Tống Giang đã ghi điểm trong mắt của mỹ nữ.
Nghe được thông tin trăng gió của chồng, người vợ cả của Tống Giang đã vô cùng tức giận. Tuy nhiên, đối với thân phận người phụ nữ thấp hèn khi đó, người vợ cả chỉ biết uất hận nhìn chồng mình tằng tịu với một người phụ nữ khác. Cách duy nhất mà người vợ này có thể làm được là cấm tiệt chồng bước chân vào nhà hoặc vào căn phòng hạnh phúc của hai người. Tuy nhiên, đó hẳn không phải là một cách thức trừng phạt hiệu quả vì Tống Giang càng có cớ để đến với người con gái xinh đẹp kia. Một thời gian dài sau đó, Tống Giang đã không về nhà mà ở hẳn với người tình, không thèm đoái hoài gì đến vợ ở nhà.
Tranh cổ Trung Quốc tả cảnh Tống Giang giết vợ.
Tuy nhiên, đối với một người đàn ông, một khi đã chán cơm thèm phở thì cũng có những lúc sẽ xuất hiện hiện tượng ngược lại, nghĩa là ngấy phở nhớ cơm và Tống Giang không phải là một ngoại lệ. Nếu người ngoài nhìn vào tình cảnh đó thì ai cũng nghĩ rằng Tống Giang là một kẻ phụ bạc, quên đi ân tình vợ chồng đầu gối tay ấp bao nhiều năm với người vợ cả. Tuy nhiên, Tống Giang không hẳn là một người như vậy. Đã có lúc, Tống rất muốn trở về nhà để cùng đoàn tụ với người vợ thanh mai trúc mã năm nào, nhưng vì danh tiếng của một kẻ sỹ nên Tống Giang không dám đặt chân trở lại chính ngôi nhà của mình.
Sự thực án mạng của người vợ
Mặc dù còn thương nhớ người vợ cả nhưng do không còn mặt mũi nào để về nên Tống Giang đành ngậm ngùi chờ đợi cơ hội khác. Cơ may đến khi người vợ cả nhờ người đánh tiếng rằng: "Phụ thân ốm sắp chết, mong phu quân về lo hậu sự". Nghe được thông tin này, Tống Giang đã vội vàng sắp xếp công việc, đồ đạc trở về nhà.
Khác với hình ảnh của Tống Giang trong Thuỷ Hử truyện - người vợ cả của nguyên mẫu Tống Giang không phải là người lăng nhăng, cắm sừng chồng. Tuy nhiên, do quá uất ức vì chồng bỏ đi theo một người phụ nữ khác nên người đàn bà này đã bày mưu tính kế dạy cho chồng một bài học. Việc gọi Tống Giang trở về nhà do sức khoẻ của người cha là một phần của kế hoạch đó.
Trong kế hoạch trả thù của người phụ nữ này thì sau khi Tống Giang trở về nhà, bà sẽ tìm "con hồ ly tinh" đã làm mê mẩn chồng mình để dạy cho một bài học. Và mọi việc sau đó được diễn ra đúng theo kế hoạch, người tình của Tống Giang đã được chị cả dạy cho một bài học nhớ đời. Sau khi nghe được tin người tình của mình bị vùi dập tan nát, Tống Giang đã rất tức giận và quay trở về với người tình, mặc cho sự van xin của người vợ cả.
Tức giận vì sự phụ bạc của chồng, người vợ cả khi đó đã lập mưu để tố cáo chồng với quan phủ. Tội danh mà người vợ này tố chồng chính là làm thơ phản nghịch chống lại triều đình. Trong lần về thăm cha tiếp theo, Tống Giang cũng đã tận mắt chứng kiến người vợ cả của mình thông dâm với một người đàn ông xa lạ. Không những thế nơi diễn ra cuộc hành lạc đó không đâu khác là trong chính căn phòng cũ của hai vợ chồng.
Phẫn nộ vì cho rằng mình bị cắm sừng, hơn nữa lại bị người vợ cả đe doạ tố cáo với quan phủ về tội làm thơ phản nghịch, trong lúc tức giận, Tống Giang đã ra tay chém chết người vợ cả rồi chạy trốn. Trong suốt hành trình trốn chạy của mình, nhân vật này đã gặp không ít khó khăn nhưng do trước đó ông đã làm nhiều việc trượng nghĩa nên được nhiều người giúp đỡ. Sau này Tống Giang đã gia nhập đội quân phản triều đình nhà Tống.
Nhân vật Tống Giang qua diễn xuất của diễn viên Lý Tuyết Kiện trong bộ phim Thuỷ Hử được sản xuất năm 1996.
Chán cơm thèm phở
Thủy Hử là một trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa cùng với Tam Quốc diễn nghĩa, Tây Du Ký và Hồng Lâu Mộng. Nghĩa đen của từ Thủy Hử có nghĩa là bến nước - nơi đầu tiên các vị anh hùng hảo hán gặp nhau để hình thành nên quân khởi nghĩa Lương Sơn Bạc nức tiếng. Khởi nguồn của Thủy Hử truyện là các truyện kể, huyền tích dân gian về cuộc đời và hành vi của các thủ lĩnh Lương Sơn Bạc, thêm vào đó, cũng tồn tại nhiều văn bản truyện Thủy Hử khác nhau nên có thể nói, tính xác thực về mặt lịch sử của tiểu thuyết này là không cao. Tuy nhiên, dù cho tính xác thực của cốt truyện có như thế nào, thì Thủy Hử vẫn có một sức hấp dẫn kỳ lạ đối với người đọc trên khắp thế giới.
Từ số báo này, Đời sống & Pháp luật sẽ giới thiệu tới bạn đọc một loạt bài về những nhận định khác nhau về một số nhân vật chủ chốt trong tác phẩm Thủy Hử cũng như những bí mật đằng sau cuộc sống của 108 vị anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc. Đó có thể không phải là những nhận định có tính xác thực cao, cũng có thể là những lời nhận xét trái chiều. Tuy nhiên, dù cho có nhận định thế nào đi chăng nữa tác phẩm Thủy Hử vẫn mang nguyên giá trị tinh thần của nó.
Theo sử sách Trung Quốc, nguyên mẫu Tống Giang sống vào thế kỷ 12 dưới triều Tống. Tuy nhiên, cuộc đời thật của nhân vật này sử sách đề cập rất ít và không giống những gì được miêu tả trong Thủy Hử - một trong tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Hoa. Trong Thuỷ Hử, cuộc đời trước khi gia nhập và trở thành vị đầu lĩnh của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc của Tống Giang ít được nhắc tới. Chỉ biết rằng ngay từ khi còn làm quan dưới triều đại nhà Bắc Tống, nhân vật này vẫn được ca ngợi đức tính vị tha và hay giúp đỡ người khác. Tuy nhiên sự vị tha, hay giúp đỡ người nghèo lại xuất phát từ một nguyên nhân khác chứ không phải là bản tính. Đó là cách mà nhân vật này thực hiện nhằm lấy lòng của một người phụ nữ vốn xuất thân từ từng lớp nghèo hèn nhưng lại có nhan sắc hơn người.
Theo sử sách Trung Hoa còn ghi lại, Tống Giang cũng đã từng làm làm thư ký cho một huyện lệnh và có một tấm lòng trung trinh với triều đình. Trước khi gia nhập đội quân phản triều đình, Tống Giang cũng đã có một gia đình với hai người phụ nữ - một thê một thiếp. Cũng giống như mọi gia đình sống trong thời phong kiến khác, mặc dù mang danh nghĩa cưới hai vợ nhưng trên thực tế mọi việc điều hành trong gia đình, Tống Giang đều phải chịu nghe sự sắp đặt của người vợ cả. Đây là một người đàn bà sắc sảo, khéo léo, có tài thu xếp ổn định mọi công việc trong gia đình chồng. Vì thế, với người vợ đảm đang, Tống Giang đã rất yên tâm để toàn tâm toàn ý, gắng sức trong công việc.
Tống Giang với người vợ cả có thể coi là đôi thanh mai trúc mã. Hai người này quen nhau từ bé và khi lớn lên đến tuổi dựng vợ gả chồng, gia đình hai bên đã tác hợp để đôi trẻ có thể về chung một mái nhà. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, đối với quan điểm của các đấng nam nhi đại trượng phu, một vợ là không đủ. Sau vài năm chung sống, tình cờ quen được một cô gái con nhà nghèo xinh đẹp và dịu dàng, Tống Giang đã mê đắm và suốt ngày lẽo đẽo bên người con gái này. Trong quá trình theo đuổi người vợ thứ hai, được tiếp xúc với những người nghèo khổ, Tống Giang đã động lòng trắc ẩn và luôn đem tiền để từ thiện cho những con người này. Vì thế, ở nơi mà ông làm thư ký huyện lệnh, Tống Giang nổi tiếng là một người có tấm lòng trượng nghĩa.
Theo những gì dân gian Trung Hoa còn lưu lại, để theo đuổi người vợ thứ hai, vốn là đệ nhất mỹ nhân nức tiếng trong vùng, Tống Giang đã phải mất rất nhiều công sức và trí lực. May mắn cho Tống Giang là vào thời điểm đó, huyện lệnh vừa giam giữ một phạm nhân đánh người gây thương tích, và phạm nhân này lại là người nhà của người con gái xinh đẹp kia. Vì có chút chức quyền trong tay, lại đang mê mẩn người đẹp nên không lâu sau, dưới lệnh của Tống Giang, tên phạm nhân kia được thả tự do. Một lần nữa, cùng với tấm lòng trượng nghĩa của mình, Tống Giang đã ghi điểm trong mắt của mỹ nữ.
Nghe được thông tin trăng gió của chồng, người vợ cả của Tống Giang đã vô cùng tức giận. Tuy nhiên, đối với thân phận người phụ nữ thấp hèn khi đó, người vợ cả chỉ biết uất hận nhìn chồng mình tằng tịu với một người phụ nữ khác. Cách duy nhất mà người vợ này có thể làm được là cấm tiệt chồng bước chân vào nhà hoặc vào căn phòng hạnh phúc của hai người. Tuy nhiên, đó hẳn không phải là một cách thức trừng phạt hiệu quả vì Tống Giang càng có cớ để đến với người con gái xinh đẹp kia. Một thời gian dài sau đó, Tống Giang đã không về nhà mà ở hẳn với người tình, không thèm đoái hoài gì đến vợ ở nhà.
Tranh cổ Trung Quốc tả cảnh Tống Giang giết vợ.
Tuy nhiên, đối với một người đàn ông, một khi đã chán cơm thèm phở thì cũng có những lúc sẽ xuất hiện hiện tượng ngược lại, nghĩa là ngấy phở nhớ cơm và Tống Giang không phải là một ngoại lệ. Nếu người ngoài nhìn vào tình cảnh đó thì ai cũng nghĩ rằng Tống Giang là một kẻ phụ bạc, quên đi ân tình vợ chồng đầu gối tay ấp bao nhiều năm với người vợ cả. Tuy nhiên, Tống Giang không hẳn là một người như vậy. Đã có lúc, Tống rất muốn trở về nhà để cùng đoàn tụ với người vợ thanh mai trúc mã năm nào, nhưng vì danh tiếng của một kẻ sỹ nên Tống Giang không dám đặt chân trở lại chính ngôi nhà của mình.
Sự thực án mạng của người vợ
Mặc dù còn thương nhớ người vợ cả nhưng do không còn mặt mũi nào để về nên Tống Giang đành ngậm ngùi chờ đợi cơ hội khác. Cơ may đến khi người vợ cả nhờ người đánh tiếng rằng: "Phụ thân ốm sắp chết, mong phu quân về lo hậu sự". Nghe được thông tin này, Tống Giang đã vội vàng sắp xếp công việc, đồ đạc trở về nhà.
Khác với hình ảnh của Tống Giang trong Thuỷ Hử truyện - người vợ cả của nguyên mẫu Tống Giang không phải là người lăng nhăng, cắm sừng chồng. Tuy nhiên, do quá uất ức vì chồng bỏ đi theo một người phụ nữ khác nên người đàn bà này đã bày mưu tính kế dạy cho chồng một bài học. Việc gọi Tống Giang trở về nhà do sức khoẻ của người cha là một phần của kế hoạch đó.
Trong kế hoạch trả thù của người phụ nữ này thì sau khi Tống Giang trở về nhà, bà sẽ tìm "con hồ ly tinh" đã làm mê mẩn chồng mình để dạy cho một bài học. Và mọi việc sau đó được diễn ra đúng theo kế hoạch, người tình của Tống Giang đã được chị cả dạy cho một bài học nhớ đời. Sau khi nghe được tin người tình của mình bị vùi dập tan nát, Tống Giang đã rất tức giận và quay trở về với người tình, mặc cho sự van xin của người vợ cả.
Tức giận vì sự phụ bạc của chồng, người vợ cả khi đó đã lập mưu để tố cáo chồng với quan phủ. Tội danh mà người vợ này tố chồng chính là làm thơ phản nghịch chống lại triều đình. Trong lần về thăm cha tiếp theo, Tống Giang cũng đã tận mắt chứng kiến người vợ cả của mình thông dâm với một người đàn ông xa lạ. Không những thế nơi diễn ra cuộc hành lạc đó không đâu khác là trong chính căn phòng cũ của hai vợ chồng.
Phẫn nộ vì cho rằng mình bị cắm sừng, hơn nữa lại bị người vợ cả đe doạ tố cáo với quan phủ về tội làm thơ phản nghịch, trong lúc tức giận, Tống Giang đã ra tay chém chết người vợ cả rồi chạy trốn. Trong suốt hành trình trốn chạy của mình, nhân vật này đã gặp không ít khó khăn nhưng do trước đó ông đã làm nhiều việc trượng nghĩa nên được nhiều người giúp đỡ. Sau này Tống Giang đã gia nhập đội quân phản triều đình nhà Tống.