Sàn DEX phái sinh GMX đã trở thành nền tảng DeFi tạo ra doanh thu lớn nhất trong không gian DeFi cuối tuần qua, vượt xa hơn cả Ethereum.
Theo thống kê của CryptoFees, phí giao dịch mà GMX nhận được cuối tuần qua với hơn 5 triệu USD đã bổ sung vào tổng phí 120 triệu USD nền tảng được tích lũy kể từ tháng 09/2021, báo hiệu sức mạnh cơ bản ngày càng gia tăng cho token gốc dự án là GMX.
Phí được chia sẻ trên hai token dự án là GMX và GLP. GMX là token tiện ích và quản trị, tích lũy 30% phí do nền tảng tạo ra, trong khi GLP là token của nhà cung cấp thanh khoản (LP), tích lũy 70% phí còn lại. Các sản phẩm DeFi như GMX về cơ bản là dựa vào hợp đồng thông minh để cung cấp cho người dùng các dịch vụ tài chính nổi bật trong ngành, chẳng hạn như giao dịch đòn bẩy và cho vay.
Ở phía GMX, dự án cho phép người dùng giao dịch hợp đồng tương lai và các công cụ tài chính phái sinh của nhiều token trên sàn DEX cung cấp với đòn bẩy lên tới 50 lần so với tài sản thế chấp ban đầu.
Có thể nói kể từ sau cơn sốt dYdX trong năm 2022 cùng 466 tỷ USD được giao dịch trên nền tảng thì GMX đã nổi lên như một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với dYdX, đồng thời giúp mảng phái sinh đạt được lực kéo to lớn trong thời gian gần đây.
Đáng chú ý hơn, các tính năng của GMX như trượt giá thấp, phí rẻ và bảo vệ chống lại các khoản thanh lý không mong muốn cũng đã góp phần vào sự phổ biến của DEX. Dự án đã khóa hơn 500 triệu USD tài sản crypto tính đến ngày 13/02, với 455 triệu USD trên Arbitrum và phần còn lại trên Avalanche.
Nhìn chung, việc gia tăng đột ngột về phí giao dịch trên GMX như vậy một phần là do một số nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng Twitter về crypto như nhà sáng lập Mechanism Capital, Andrew Kang đã đóng các vị thế mua (long) trị giá hàng triệu USD của mình đối với Bitcoin và Ethereum trên GMX.
Tuy nhiên để nhận được sự tin tưởng bởi các “cá mập” crypto đồng hành sử dụng cùng những vị thế lớn phần nào đã chứng minh tiện ích mà GMX đem lại cho người dùng. Mặt khác, phí đẩy cao đến vậy trên nền tảng còn là dữ liệu cho thấy cuộc chơi nhà đầu tư dạo gần đây trên thị trường phái sinh đã bắt đầu được hâm nóng hơn so với giai đoạn thoái trào cuối năm 2022.
Không chỉ riêng các nhà giao dịch đơn lẻ đang cuồng nhiệt đối với mảng phái sinh mà làn sóng tổ chức cũng ghi nhận bức tranh tương tự. Mới đây, Chủ tịch kiêm CEO của sàn phái sinh nổi tiếng Chicago Mercantile Exchange (CME) đã tiết lộ nhu cầu tổ chức đối với các sản phẩm tương lai crypto đang có dấu hiệu gia tăng mạnh trở lại.
Theo thống kê của CryptoFees, phí giao dịch mà GMX nhận được cuối tuần qua với hơn 5 triệu USD đã bổ sung vào tổng phí 120 triệu USD nền tảng được tích lũy kể từ tháng 09/2021, báo hiệu sức mạnh cơ bản ngày càng gia tăng cho token gốc dự án là GMX.
Phí được chia sẻ trên hai token dự án là GMX và GLP. GMX là token tiện ích và quản trị, tích lũy 30% phí do nền tảng tạo ra, trong khi GLP là token của nhà cung cấp thanh khoản (LP), tích lũy 70% phí còn lại. Các sản phẩm DeFi như GMX về cơ bản là dựa vào hợp đồng thông minh để cung cấp cho người dùng các dịch vụ tài chính nổi bật trong ngành, chẳng hạn như giao dịch đòn bẩy và cho vay.
Ở phía GMX, dự án cho phép người dùng giao dịch hợp đồng tương lai và các công cụ tài chính phái sinh của nhiều token trên sàn DEX cung cấp với đòn bẩy lên tới 50 lần so với tài sản thế chấp ban đầu.
Có thể nói kể từ sau cơn sốt dYdX trong năm 2022 cùng 466 tỷ USD được giao dịch trên nền tảng thì GMX đã nổi lên như một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với dYdX, đồng thời giúp mảng phái sinh đạt được lực kéo to lớn trong thời gian gần đây.
Đáng chú ý hơn, các tính năng của GMX như trượt giá thấp, phí rẻ và bảo vệ chống lại các khoản thanh lý không mong muốn cũng đã góp phần vào sự phổ biến của DEX. Dự án đã khóa hơn 500 triệu USD tài sản crypto tính đến ngày 13/02, với 455 triệu USD trên Arbitrum và phần còn lại trên Avalanche.
Nhìn chung, việc gia tăng đột ngột về phí giao dịch trên GMX như vậy một phần là do một số nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng Twitter về crypto như nhà sáng lập Mechanism Capital, Andrew Kang đã đóng các vị thế mua (long) trị giá hàng triệu USD của mình đối với Bitcoin và Ethereum trên GMX.
Tuy nhiên để nhận được sự tin tưởng bởi các “cá mập” crypto đồng hành sử dụng cùng những vị thế lớn phần nào đã chứng minh tiện ích mà GMX đem lại cho người dùng. Mặt khác, phí đẩy cao đến vậy trên nền tảng còn là dữ liệu cho thấy cuộc chơi nhà đầu tư dạo gần đây trên thị trường phái sinh đã bắt đầu được hâm nóng hơn so với giai đoạn thoái trào cuối năm 2022.
Không chỉ riêng các nhà giao dịch đơn lẻ đang cuồng nhiệt đối với mảng phái sinh mà làn sóng tổ chức cũng ghi nhận bức tranh tương tự. Mới đây, Chủ tịch kiêm CEO của sàn phái sinh nổi tiếng Chicago Mercantile Exchange (CME) đã tiết lộ nhu cầu tổ chức đối với các sản phẩm tương lai crypto đang có dấu hiệu gia tăng mạnh trở lại.