Cấu trúc thị trường ngoại hối như thế nào. Chúng ta hãy so sánh với thị trường chứng khoán:
Theo cách tự nhiên của nó, thị trường chứng khoán có xu hướng độc quyền. Chỉ có một thực thể, một trung tâm kiểm soát giá cả. Mọi giao dịch được thực hiện qua trung tâm này. Bởi vì thế, giá cá có thể được điều chỉnh theo hướng có lợi cho một nhóm, và không dành cho nhà giao dịch.
Điều này xảy bằng cách nào?
Trong thị trường chứng khoán, thực thể trung tâm bị tác động phải thực hiện các giao dịch của khách hàng. Bây giờ, đột ngột số lượng người bán vượt hơn số lượng người mua. Thực thể trung tâm, phải thực hiện các giao dịch của khách hàng, trong trường hợp này với người bán, bị dư ra với số lượng lớn cổ phiếu mà họ không thể nào bán được cho người mua.
Để tránh điều này xảy ra, thực thể trung tâm sẽ đơn giản tăng phí giao dịch để hạn chế bớt số lượng người bán tham gia vào thị trường. Nói cách khác, thực thể trung tâm đã điều khiển giá cả.
Giao dịch Spot Forex với cấu trúc phi tập trung
Không giống như giao dịch chứng khoán hay hợp đồng tương lai, bạn không cần phải qua một trung tâm giao dịch như New York Stock Exchange với một giá duy nhất. Trong thị trường ngoại hối, không có một giá duy nhất nào cho một ngoại tệ ở một thời điểm, có nghĩa là giá cả sẽ khác nhau tùy thuộc vào sự đa dạng của nhà cung cấp.
Hình minh họa cho bạn hình dung ban đầu về cấu trúc phi tập trung, ban đầu là như thế đã nhỉ?
Các lớp FX
Mặc dù thị trường ngoại hối là phi tập trung, nhưng không có nghĩa là lộn xộn. Các bên tham gia vào thị trường FX có thể được tổ chức theo các tầng. Để hiểu điều này, bạn xem hình minh họa dưới đây:
Bạn đang ở đâu?
Ở điểm cao nhất là thị trường liên ngân hàng. Bao gồm những ngân hàng lớn nhất của thế giới và một số ngân hàng nhỏ hơn, những người tham gia thị trường này giao dịch trực tiếp với nhau thông qua hệ thống điện tử Electronic Brokering Servies (EBS) hoặc là Reuters Dealing 3000-Spot Matching.
Sự cạnh tranh giữa hai công ty – EBS và Reuters Dealing 3000-Spot Matching – giống như là giữa Coca và Pepsi. Họ đấu với nhau để có khách hàng và cố gắng chiếm thị phần lớn hơn. Trong khi cả hai công ty cung cấp hầu hết các cặp ngoại tệ, một vài cặp ngoại tệ có tính thanh khoản hơn cặp khác.
Ví dụ với hệ thống của EBS, EUR/USD, USD/JPY, EUR/JPY, EUR/CHF, và USD/CHF có tính thanh khoản cao hơn. Trong khi đó, với hệ thống của Reuters, GBP/USD, EUR/GBP, USD/CAD, AUD/USD, và NZD/USD tính thanh khoản cao hơn.
Tất cả các ngân hàng (là một phần của thị trường liên ngân hàng) có thể thấy được tỉ giá mà ngân hàng khác cung cấp, nhưng nó không có nghĩa là bất kì ai cũng có thể cung cấp được với mức giá như thế.
Giống như trong cuộc sống, các tỉ giá sẽ phụ thuộc lớn vào sự TÍN NHIỆM giữa các bên giao dịch. Chỉ ra một số cái tên như, tỉ giá “B.F.F.”, “giá khách hàng”, …”Nó giống như việc vay mượn ở một ngân hàng địa phương bạn đang sống. Nếu sự tín nhiện của bạn với họ tốt, thì bạn có được tỉ giá lãi suất tốt hơn, và khả năng bạn vay được một khoản tiền lớn hơn.
Tầng tiếp theo là các quỹ, các tập đoàn, thị trường phân phối, và ECNs. Bởi vì các tổ chức này không có được mối quan hệ chặt chẽ với các đối tượng tham gia ở thị trường liên ngân hàng, họ phải thực hiện các giao dịch thông qua ngân hàng thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc họ có tỉ giá cao và đắt hơn so với những bên tham gia trong thị trường liên ngân hàng.
Ở tầng thấp là các nhà giao dịch nhỏ lẻ. Trong quá khứ rất khó để cho những các nhân nhỏ lẻ như chúng ta tham gia vào thị trường ngoại tệ, nhưng xin cảm ơn cho sự ra đời của internet, giao dịch điện tử, các sàn giao dịch lẻ, các rào cản khó khăn để tham gia thị trường đã được bỏ đi. Điều này cho chúng ta cơ hội tham gia cùng các tầng trên.
Bạn ở dưới cùng của chuỗi cung ứng và tham gia vào cuộc chơi của những ông lớn. Bạn đã bắt đầu cảm thấy sự nhỏ bé và thiếu thốn lợi thế cạnh tranh trong thị trường này chưa? Còn với tôi là rồi.