Binance đã che giấu mối liên kết với Trung Quốc trong nhiều năm qua, theo một báo cáo của tờ Financial Times.
Sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới Binance đã che giấu hoạt động kinh doanh và một văn phòng tại Trung Quốc, dù tuyên bố rút lui hoạt động khỏi nước này từ cuối năm 2017, theo tài liệu nội bộ được Financial Times (FT) thu thập.
Lúc bấy giờ, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm “toàn diện” đối với ngành tiền mã hóa. Tuy nhiên, một số giám đốc điều hành, gồm cả Changpeng Zhao, được cho là đã chỉ đạo cấp dưới che giấu sự hiện diện của mình ở nước này. Báo cáo còn cho thấy công ty đã thông qua một ngân hàng Trung Quốc để trả lương cho nhân viên cho đến cuối năm 2019.
Một phát ngôn viên của Binance đã gửi email phản hồi FT:
"Thật không may, các nguồn tin ẩn danh đang rêu rao thông tin sai lệch hoàn toàn. Đây không phải là những gì Binance đã làm.”
"Thật ra, Trung Quốc hay bất kỳ chính phủ nào khác không có quyền thâm nhập vào dữ liệu của Binance trừ khi chúng tôi tuân thủ các yêu cầu pháp luật", đại diện Binance nói thêm.
Ngoài ra, người phát ngôn còn tiết lộ công ty chỉ thành lập một tổng đài chăm sóc khách hàng tại Trung Quốc để phục vụ những người nói tiếng Trung trên toàn cầu.
Đáp lại bài báo của Financial Times, CZ khẳng định luôn minh bạch trong hoạt động và giao dịch blockchain.
Trở lại tháng 09/2022, ông Changpeng Zhao cũng từng có màn đáp trả cáo buộc Binance là công ty Trung Quốc và là “tay trong” của chính phủ nước này.
Mối liên kết giữa Binance và Trung Quốc một lần nữa được khơi lại sau khi Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tài sản Kỳ Hạn (CFTC) đặt dấu hỏi lớn về hoạt động kinh doanh “mập mờ” của sàn. Hai ngày trước, CFTC đã khởi kiện Binance và CEO Changpeng Zhao với cáo buộc vi phạm quy định giao dịch phái sinh. Cơ quan này còn cho rằng Binance “né tránh” nghĩa vụ đăng ký với giới chức Mỹ.
Sau vụ kiện, đã có hơn 2,2 tỷ USD tiền mã hóa chảy khỏi sàn giao dịch trong 45 giờ qua, theo một thống kê bởi The Block Research.
Sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới Binance đã che giấu hoạt động kinh doanh và một văn phòng tại Trung Quốc, dù tuyên bố rút lui hoạt động khỏi nước này từ cuối năm 2017, theo tài liệu nội bộ được Financial Times (FT) thu thập.
Lúc bấy giờ, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm “toàn diện” đối với ngành tiền mã hóa. Tuy nhiên, một số giám đốc điều hành, gồm cả Changpeng Zhao, được cho là đã chỉ đạo cấp dưới che giấu sự hiện diện của mình ở nước này. Báo cáo còn cho thấy công ty đã thông qua một ngân hàng Trung Quốc để trả lương cho nhân viên cho đến cuối năm 2019.
Một phát ngôn viên của Binance đã gửi email phản hồi FT:
"Thật không may, các nguồn tin ẩn danh đang rêu rao thông tin sai lệch hoàn toàn. Đây không phải là những gì Binance đã làm.”
"Thật ra, Trung Quốc hay bất kỳ chính phủ nào khác không có quyền thâm nhập vào dữ liệu của Binance trừ khi chúng tôi tuân thủ các yêu cầu pháp luật", đại diện Binance nói thêm.
Ngoài ra, người phát ngôn còn tiết lộ công ty chỉ thành lập một tổng đài chăm sóc khách hàng tại Trung Quốc để phục vụ những người nói tiếng Trung trên toàn cầu.
Đáp lại bài báo của Financial Times, CZ khẳng định luôn minh bạch trong hoạt động và giao dịch blockchain.
Trở lại tháng 09/2022, ông Changpeng Zhao cũng từng có màn đáp trả cáo buộc Binance là công ty Trung Quốc và là “tay trong” của chính phủ nước này.
Mối liên kết giữa Binance và Trung Quốc một lần nữa được khơi lại sau khi Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tài sản Kỳ Hạn (CFTC) đặt dấu hỏi lớn về hoạt động kinh doanh “mập mờ” của sàn. Hai ngày trước, CFTC đã khởi kiện Binance và CEO Changpeng Zhao với cáo buộc vi phạm quy định giao dịch phái sinh. Cơ quan này còn cho rằng Binance “né tránh” nghĩa vụ đăng ký với giới chức Mỹ.
Sau vụ kiện, đã có hơn 2,2 tỷ USD tiền mã hóa chảy khỏi sàn giao dịch trong 45 giờ qua, theo một thống kê bởi The Block Research.