Các báo cáo cho biết Uniswap và BNB Chain là hai cái tên đang chịu ảnh hưởng lớn vì liên quan đến hàng loạt dự án bị gắn nhãn “rug pull”.
Rug pull là hành động đội ngũ đứng sau dự án bán tháo số lượng lớn token ngay sau khi token đó vừa được niêm yết lên sàn. Ngoài ra, đây còn là chiêu trò lợi dụng đẩy giá token lên mức mong muốn, sau đó ngay lập bán và bỏ trốn cùng món hời vừa thu được.
Trong tiếng Việt, “rug pull” có thể hiểu nôm na là “qua cầu rút ván”. Thông thường, các đợt rug pull xảy ra trong hệ sinh thái DeFi, đặc biệt là trên các sàn giao dịch phi tập trung.
Báo cáo cho biết Uniswap tổng cộng có đến 26.957 token bị gắn nhãn scam/rug pull, bao gồm các vấn đề liên quan đến mã nguồn, tính thanh khoản, giá, sự kiện burn/mint và swap. Trong khi đó, chỉ có 631 token là đạt chỉ tiêu là không gây hại. Tập dữ liệu được quan sát từ tháng 5/2020 đến tháng 9/2021, xác định bởi Unicrypt – một giao thức trên Uniswap cung cấp giải pháp chuyên cho phần mục rug pull.
Nghiên cứu còn chỉ ra một điểm chung của các dự án rug pull là 90% trong đó sẽ sử dụng cơ chế “locking contract”.
Mặc dù vậy, một số ý kiến của cộng đồng crypto cho thấy rằng cách thống kê của báo cáo trên là không hợp lý, bởi chỉ lọc toàn bộ token trên Uniswap theo tiêu chí thanh khoản thấp rồi suy ra là có dấu hiệu lừa đảo. Họ cho rằng cách tính của báo cáo cũng giống như kiểu nếu thống kê được toàn bộ email từng được gửi trong lịch sử, đa phần trong đó cũng sẽ toàn là email spam/rác/quảng cáo, nhưng không thể kết luận email là một phát minh xấu được.
Tuy nhiên vào hồi năm 2021, một đại diện cho biết Binance không chịu trách nhiệm về “sự cố rug pull” hay gian lận xảy ra trên chuỗi. Tất cả mọi quyết định là ở tại nhà đầu tư và họ đã luôn nhắc nhở người dùng của mình về điều này.
Nền tảng giám sát rủi ro tiền mã hoá Solidus Labs cho biết đã cắm cờ lên gần 200.000 vụ rug pull/scam kể từ tháng 8/2020. Solidus Labs cho biết phát hiện 15 dự án có dấu hiệu xấu được triển khai mỗi giờ. Nội trong hai tuần rồi, phát hiện ra hơn 188.525 vụ lừa đảo smart contract trên 12 blockchain lớn nhất.
Rug pull là hành động đội ngũ đứng sau dự án bán tháo số lượng lớn token ngay sau khi token đó vừa được niêm yết lên sàn. Ngoài ra, đây còn là chiêu trò lợi dụng đẩy giá token lên mức mong muốn, sau đó ngay lập bán và bỏ trốn cùng món hời vừa thu được.
Trong tiếng Việt, “rug pull” có thể hiểu nôm na là “qua cầu rút ván”. Thông thường, các đợt rug pull xảy ra trong hệ sinh thái DeFi, đặc biệt là trên các sàn giao dịch phi tập trung.
Tình hình “rug pull” tại Uniswap
Uniswap được xem là nền tảng giao dịch DeFi được ưa chuộng nhất trên Ethereum, do đó cũng không mấy ngạc nhiên khi nó là nơi được nhiều dự án lựa chọn để tạo lập thị trường cho token của mình. Theo một báo cáo, có đến 97,7% token được niêm yết trên Uniswap được liệt vào danh sách loại token chỉ để “rug pull”.Báo cáo cho biết Uniswap tổng cộng có đến 26.957 token bị gắn nhãn scam/rug pull, bao gồm các vấn đề liên quan đến mã nguồn, tính thanh khoản, giá, sự kiện burn/mint và swap. Trong khi đó, chỉ có 631 token là đạt chỉ tiêu là không gây hại. Tập dữ liệu được quan sát từ tháng 5/2020 đến tháng 9/2021, xác định bởi Unicrypt – một giao thức trên Uniswap cung cấp giải pháp chuyên cho phần mục rug pull.
Nghiên cứu còn chỉ ra một điểm chung của các dự án rug pull là 90% trong đó sẽ sử dụng cơ chế “locking contract”.
Mặc dù vậy, một số ý kiến của cộng đồng crypto cho thấy rằng cách thống kê của báo cáo trên là không hợp lý, bởi chỉ lọc toàn bộ token trên Uniswap theo tiêu chí thanh khoản thấp rồi suy ra là có dấu hiệu lừa đảo. Họ cho rằng cách tính của báo cáo cũng giống như kiểu nếu thống kê được toàn bộ email từng được gửi trong lịch sử, đa phần trong đó cũng sẽ toàn là email spam/rác/quảng cáo, nhưng không thể kết luận email là một phát minh xấu được.
Trường hợp của BNB Chain
Không mấy khá khẩm hơn Uniswap, BNB Chain cũng đang bị “mang điều tiếng” khi tỉ lệ các dự án rug pull/scam cũng tập trung chủ yếu tại đây. Nền tảng giám sát rủi ro tiền mã hoá Solidus Labs cho biết, gần 12% trên tổng token BEP-20 liên quan đến các vụ scam, ước tính hàng trăm triệu USD từ các vụ lừa đảo đã chảy vào sàn giao dịch tập trung này.Tuy nhiên vào hồi năm 2021, một đại diện cho biết Binance không chịu trách nhiệm về “sự cố rug pull” hay gian lận xảy ra trên chuỗi. Tất cả mọi quyết định là ở tại nhà đầu tư và họ đã luôn nhắc nhở người dùng của mình về điều này.
Nền tảng giám sát rủi ro tiền mã hoá Solidus Labs cho biết đã cắm cờ lên gần 200.000 vụ rug pull/scam kể từ tháng 8/2020. Solidus Labs cho biết phát hiện 15 dự án có dấu hiệu xấu được triển khai mỗi giờ. Nội trong hai tuần rồi, phát hiện ra hơn 188.525 vụ lừa đảo smart contract trên 12 blockchain lớn nhất.