Nền tảng NFT marketplace hàng đầu là OpenSea đã buộc phải có những điều chỉnh về phí bản quyền NFT vì sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ Blur.
Sáng ngày 18/02, sàn NFT lớn nhất ngành tiền mã hóa là OpenSea bất ngờ thông báo điều chỉnh phí giao dịch và phí bản quyền NFT.
Theo đó, OpenSea sẽ:
Lý giải về sự thay đổi, OpenSea thừa nhận rằng mảng NFT đang chứng kiến một sự chuyển dịch lớn. Kể từ tháng 10 năm ngoái, OpenSea ghi nhận người dùng lẫn khối lượng giao dịch di chuyển sang các sàn NFT đối thủ mà không áp đặt phải có phí bản quyền.
Sàn từ trước đến nay vẫn luôn xem việc duy trì phí bản quyền là một hình thức bảo vệ các nhà sáng tạo nội dung, những người đã có đóng góp không nhỏ cho sự phổ biến của NFT và xứng đáng được tưởng thưởng cho công sức ấy. Đó là lý do trong năm 2022, OpenSea tự hào khi đã chia lại đến hơn 1 tỷ USD tiền bản quyền cho các bộ sưu tập NFT.
Tuy nhiên, với việc khối lượng giao dịch NFT liên tục thoái trào trong năm 2022, sự hứng thú của cộng đồng đầu tư crypto đã không còn. Chính vì vậy, nhiều bộ sưu tập mới đã chọn bỏ phí bản quyền để có thể giảm giá bán xuống, lôi kéo thêm nhiều người sưu tầm quan tâm. Các sàn NFT đang nổi như X2Y2, Magic Eden hay mới nhất là Blur đã nhận thấy rõ nhu cầu ấy và cho nhà sáng tạo NFT quyền được tùy chỉnh phí bản quyền.
Trái lại, OpenSea vẫn giữ nguyên quan điểm bảo vệ phí bản quyền, thậm chí còn lập luôn một cơ chế on-chain để các bộ sưu tập NFT chặn việc bán lại sản phẩm của mình trên các marketplace không áp đặt phí bản quyền.
Song, hướng đi trên được OpenSea thừa nhận là sai lầm khi chứng kiến cả người dùng lẫn volume giao dịch bị chảy sang những nền tảng khác.
Hồi giữa tuần này, Blur đã đưa ra lời “tuyên chiến” với OpenSea khi kêu gọi nhà sáng tạo NFT phải chặn OpenSea nếu muốn nhận toàn bộ tiền bản quyền trên Blur. Lời tuyên chiến được đưa ra ngay sau sự kiện airdrop token BLUR đáng chú ý, giúp khối lượng giao dịch 24h trên Blur lần đầu tiên vượt mặt đối thủ kể từ khi ra mắt vào tháng 10/2022.
OpenSea khẳng định với những thay đổi mới về phí giao dịch và phí bản quyền nêu trên, đây là điểm đánh dấu “nơi bắt đầu cho một kỷ nguyên mới”.
Mặc dù vậy, không ít người dùng crypto nhận định dù đã cố gắng thay đổi mô hình phí giống với các đối thủ, OpenSea sẽ ngày càng trở nên ít hấp dẫn hơn, đơn giản là vì sao không có token riêng. Một số người cũng khuyên OpenSea nên tìm kiếm những cách làm mới để khôi phục hứng thú của nhà sưu tầm NFT thay vì sử dụng chiến lược cạnh tranh về phí bởi nó không có lợi lâu dài.
Sáng ngày 18/02, sàn NFT lớn nhất ngành tiền mã hóa là OpenSea bất ngờ thông báo điều chỉnh phí giao dịch và phí bản quyền NFT.
Theo đó, OpenSea sẽ:
- Miễn phí giao dịch cho người mua bán NFT trong một quãng thời gian nhất định;
- Cho phép nhà sáng tạo NFT tự điều chỉnh phí bản quyền, tối thiểu là 0,5%;
- Loại bỏ quy định áp đặt phí bản quyền trước đó;
- Bỏ công cụ chặn các sàn NFT cho phép điều chỉnh phí bản quyền.
Lý giải về sự thay đổi, OpenSea thừa nhận rằng mảng NFT đang chứng kiến một sự chuyển dịch lớn. Kể từ tháng 10 năm ngoái, OpenSea ghi nhận người dùng lẫn khối lượng giao dịch di chuyển sang các sàn NFT đối thủ mà không áp đặt phải có phí bản quyền.
Sàn từ trước đến nay vẫn luôn xem việc duy trì phí bản quyền là một hình thức bảo vệ các nhà sáng tạo nội dung, những người đã có đóng góp không nhỏ cho sự phổ biến của NFT và xứng đáng được tưởng thưởng cho công sức ấy. Đó là lý do trong năm 2022, OpenSea tự hào khi đã chia lại đến hơn 1 tỷ USD tiền bản quyền cho các bộ sưu tập NFT.
Tuy nhiên, với việc khối lượng giao dịch NFT liên tục thoái trào trong năm 2022, sự hứng thú của cộng đồng đầu tư crypto đã không còn. Chính vì vậy, nhiều bộ sưu tập mới đã chọn bỏ phí bản quyền để có thể giảm giá bán xuống, lôi kéo thêm nhiều người sưu tầm quan tâm. Các sàn NFT đang nổi như X2Y2, Magic Eden hay mới nhất là Blur đã nhận thấy rõ nhu cầu ấy và cho nhà sáng tạo NFT quyền được tùy chỉnh phí bản quyền.
Trái lại, OpenSea vẫn giữ nguyên quan điểm bảo vệ phí bản quyền, thậm chí còn lập luôn một cơ chế on-chain để các bộ sưu tập NFT chặn việc bán lại sản phẩm của mình trên các marketplace không áp đặt phí bản quyền.
Song, hướng đi trên được OpenSea thừa nhận là sai lầm khi chứng kiến cả người dùng lẫn volume giao dịch bị chảy sang những nền tảng khác.
Hồi giữa tuần này, Blur đã đưa ra lời “tuyên chiến” với OpenSea khi kêu gọi nhà sáng tạo NFT phải chặn OpenSea nếu muốn nhận toàn bộ tiền bản quyền trên Blur. Lời tuyên chiến được đưa ra ngay sau sự kiện airdrop token BLUR đáng chú ý, giúp khối lượng giao dịch 24h trên Blur lần đầu tiên vượt mặt đối thủ kể từ khi ra mắt vào tháng 10/2022.
OpenSea khẳng định với những thay đổi mới về phí giao dịch và phí bản quyền nêu trên, đây là điểm đánh dấu “nơi bắt đầu cho một kỷ nguyên mới”.
Mặc dù vậy, không ít người dùng crypto nhận định dù đã cố gắng thay đổi mô hình phí giống với các đối thủ, OpenSea sẽ ngày càng trở nên ít hấp dẫn hơn, đơn giản là vì sao không có token riêng. Một số người cũng khuyên OpenSea nên tìm kiếm những cách làm mới để khôi phục hứng thú của nhà sưu tầm NFT thay vì sử dụng chiến lược cạnh tranh về phí bởi nó không có lợi lâu dài.