Cùng xem cách tán gái của ông cha ta thời bao cấp xem "Có gì HOT" :binhsua117:
Thời trang cũng là đồ khoe của, vũ khí tán gái thời bao cấp, tính từ dưới chân lên đến đầu phải bắt đầu từ đôi dép. Dép đúc Trung Quốc được coi là một loại dép sang. Thời mà người ta đi chân đất, guốc mộc và dép cao su xỏ bốn quai thì ai đi dép đúc đều được coi là dân quí phái.
Thoạt kì thuỷ nó được cấp phát cho bộ đội vượt Trường Sơn hành quân vô Nam. Đi dép này không sợ bị sút quai dọc đường, về sau trở thành mode sang trọng của thanh niên tỉnh lẻ miền Bắc trong chiến tranh.
Ở Hà Nội và các thành phố lớn thì dép nhựa Tiền Phong mới đúng là mode. Trong suốt thời trai trẻ của tui, chưa khi nào tui có được một đôi dép nhựa Tiền Phong. Muốn có để đi tán gái thì phải đi mượn, hi hi. Có dép nhựa Tiền phong trắng, phải biết cách khệnh khạng nữa. Thí dụ quần phải xắn cao đến nửa gối, không được xỏ quai hậu của dép mà luôn luôn phải đi dép Dẫm quai cho sành điệu , he he.
Sau chiến tranh thì dép Tông Lào mới thực sự là mode sang trọng, dép có đế càng dày càng sang.
Đồng hồ Pôljot Liên Xô là một loại vũ khí đắc địa để tấn công các cô gái xinh đẹp. Trước 1975 đồng hồ poljot Liên Xô tuồng như là khát vọng cháy bỏng của các chàng trai. Có nó thì không cần phải nhiều lời, chỉ cần đưa tay lên xem đồng hồ là tim nàng đã rung rinh.
Anh nào giàu có mua tặng nàng chiếc đồng hồ poljot nữ thì cuống tim nàng đứt ngay lập tức, nàng đổ cái rầm, xong om!
Sau 1975 bọn Tư bản khốn kiếp đem đồng hồ Seiko tấn công ra miền Bắc XHCN tươi đẹp của chúng ta, lập tức đồng hồ poljot mất giá. Đồng hồ Seiko chạy tự động, không phải lên giây, lại hiện ra thứ, ngày, tháng thật quá sang trọng. Một yêu anh có sen kô/ hai yêu xe đạp Pơ giô đón nàng. ( Còn có câu nói về xe máy hiệu Peugeot: Một yêu anh có sen kô/ hai yêu anh có Pơ giô cá vàng)
Bút cũng là một vũ khí tán gái. Trong ảnh bút nắp trắng là bút Hồng Hà, năp vàng là bút Kim Tinh. Các loại khác là bút Trường Sơn. Bút Kim Tinh trước 1975 là là một vật trang sức đắt giá, chỉ có dân giàu có mới có loại bút này. Chỉ cần giắt cái bút Kim Tinh vào túi áo trên, chưa cất lời mắt nàng đã long lanh dễ sợ!
Mũ cối Trung Quốc đương nhiên là một vũ khí, bởi vì nó rất đắt. Những năm 80 nó có giá 80 đồng, bằng một chỉ vàng. Khi cao điểm lên tới 150 đồng, gần bằng 2 chỉ. Thời này đi dép tông Lào, mặc quần bò Thái, áo bay Liên Xô, đeo đồng hồ Seiko, đội mũ cối thì có thể tán đổ cả hoa hậu.
Xe đạp là cả một gia tài. Ai có xe đạp thì đương nhiên kẻ đó không thể gọi là nghèo. Một chiếc xe đạp mất cả làng, cả khu phố đều biết. Xe sang nhất là xe Peugeot-Đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi Lơ, xe Lơ là xe Peugeot ( Cũng có người bảo đó là xe máy Mobylette). Xe Favorite sang trọng thứ nhì, sau Peugeot: Làm trai cho đáng nên trai/ có Pha vơ rít, có đài dắt lưng
Trước 1980, sang trọng và quí phái số 1 là xe Babeta, nó còn quí hiếm gấp nhiều lần xe mercedez bây giờ. Ngay cả bộ trưởng cũng khó lòng mua được chiếc xe này. Đó là xe của bậc đại gia số 1 của Hà Nội và các thành phố lớn.
Sau 1980 là thời đại của honda, đầu tiên là honda cup 50. Khi đó lập tức truyền tụng câu: Một trăm lời nói không bằng ống khói hon đa
Sau đó là cup 70, một vũ khí giết gái hàng loạt. Đến nỗi nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo phải kêu lên:Bây giờ yêu nghĩa là vèo xe cúp/ Xe đạp anh xịt lốp cả tư mùa.
Xe cup 82 đời chót, kim vàng gọt lệ là thứ vũ khí nguy hiểm cuối cùng của thời bao cấp, không có vũ khí nào nguy hiểm như vũ khí này. Mặc dù nhà thơ Bùi Chí Vinh ra sức ca ngợi tình yêu thời xe đạp, nhưng hầu như chẳng có tác dụng gì, hi hi.
Anh chở tình anh trên xe đạp/ Mặc ai kia ngó, mặc ai dòm/ Dễ gì mang một cô công chúa/ Đặt vào xe rồi khẽ cúi hôn/ Anh chở em đi bằng xe đạp/ Mồ hôi ra đẫm hết vai gầy/ Thương ghê ngọn gió sau lưng ấy/ Thổi mát đời anh trong cánh tay./ Cảm ơn em dám ngồi xe đạp/ Để cho anh quên mất mình nghèo/ Cảm ơn em đã không đánh phấn/ Nhìn anh bằng con mắt trong veo.
Thời trang cũng là đồ khoe của, vũ khí tán gái thời bao cấp, tính từ dưới chân lên đến đầu phải bắt đầu từ đôi dép. Dép đúc Trung Quốc được coi là một loại dép sang. Thời mà người ta đi chân đất, guốc mộc và dép cao su xỏ bốn quai thì ai đi dép đúc đều được coi là dân quí phái.
Thoạt kì thuỷ nó được cấp phát cho bộ đội vượt Trường Sơn hành quân vô Nam. Đi dép này không sợ bị sút quai dọc đường, về sau trở thành mode sang trọng của thanh niên tỉnh lẻ miền Bắc trong chiến tranh.
Ở Hà Nội và các thành phố lớn thì dép nhựa Tiền Phong mới đúng là mode. Trong suốt thời trai trẻ của tui, chưa khi nào tui có được một đôi dép nhựa Tiền Phong. Muốn có để đi tán gái thì phải đi mượn, hi hi. Có dép nhựa Tiền phong trắng, phải biết cách khệnh khạng nữa. Thí dụ quần phải xắn cao đến nửa gối, không được xỏ quai hậu của dép mà luôn luôn phải đi dép Dẫm quai cho sành điệu , he he.
Sau chiến tranh thì dép Tông Lào mới thực sự là mode sang trọng, dép có đế càng dày càng sang.
Đồng hồ Pôljot Liên Xô là một loại vũ khí đắc địa để tấn công các cô gái xinh đẹp. Trước 1975 đồng hồ poljot Liên Xô tuồng như là khát vọng cháy bỏng của các chàng trai. Có nó thì không cần phải nhiều lời, chỉ cần đưa tay lên xem đồng hồ là tim nàng đã rung rinh.
Anh nào giàu có mua tặng nàng chiếc đồng hồ poljot nữ thì cuống tim nàng đứt ngay lập tức, nàng đổ cái rầm, xong om!
Sau 1975 bọn Tư bản khốn kiếp đem đồng hồ Seiko tấn công ra miền Bắc XHCN tươi đẹp của chúng ta, lập tức đồng hồ poljot mất giá. Đồng hồ Seiko chạy tự động, không phải lên giây, lại hiện ra thứ, ngày, tháng thật quá sang trọng. Một yêu anh có sen kô/ hai yêu xe đạp Pơ giô đón nàng. ( Còn có câu nói về xe máy hiệu Peugeot: Một yêu anh có sen kô/ hai yêu anh có Pơ giô cá vàng)
Bút cũng là một vũ khí tán gái. Trong ảnh bút nắp trắng là bút Hồng Hà, năp vàng là bút Kim Tinh. Các loại khác là bút Trường Sơn. Bút Kim Tinh trước 1975 là là một vật trang sức đắt giá, chỉ có dân giàu có mới có loại bút này. Chỉ cần giắt cái bút Kim Tinh vào túi áo trên, chưa cất lời mắt nàng đã long lanh dễ sợ!
Mũ cối Trung Quốc đương nhiên là một vũ khí, bởi vì nó rất đắt. Những năm 80 nó có giá 80 đồng, bằng một chỉ vàng. Khi cao điểm lên tới 150 đồng, gần bằng 2 chỉ. Thời này đi dép tông Lào, mặc quần bò Thái, áo bay Liên Xô, đeo đồng hồ Seiko, đội mũ cối thì có thể tán đổ cả hoa hậu.
Xe đạp là cả một gia tài. Ai có xe đạp thì đương nhiên kẻ đó không thể gọi là nghèo. Một chiếc xe đạp mất cả làng, cả khu phố đều biết. Xe sang nhất là xe Peugeot-Đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi Lơ, xe Lơ là xe Peugeot ( Cũng có người bảo đó là xe máy Mobylette). Xe Favorite sang trọng thứ nhì, sau Peugeot: Làm trai cho đáng nên trai/ có Pha vơ rít, có đài dắt lưng
Trước 1980, sang trọng và quí phái số 1 là xe Babeta, nó còn quí hiếm gấp nhiều lần xe mercedez bây giờ. Ngay cả bộ trưởng cũng khó lòng mua được chiếc xe này. Đó là xe của bậc đại gia số 1 của Hà Nội và các thành phố lớn.
Sau 1980 là thời đại của honda, đầu tiên là honda cup 50. Khi đó lập tức truyền tụng câu: Một trăm lời nói không bằng ống khói hon đa
Sau đó là cup 70, một vũ khí giết gái hàng loạt. Đến nỗi nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo phải kêu lên:Bây giờ yêu nghĩa là vèo xe cúp/ Xe đạp anh xịt lốp cả tư mùa.
Xe cup 82 đời chót, kim vàng gọt lệ là thứ vũ khí nguy hiểm cuối cùng của thời bao cấp, không có vũ khí nào nguy hiểm như vũ khí này. Mặc dù nhà thơ Bùi Chí Vinh ra sức ca ngợi tình yêu thời xe đạp, nhưng hầu như chẳng có tác dụng gì, hi hi.
Anh chở tình anh trên xe đạp/ Mặc ai kia ngó, mặc ai dòm/ Dễ gì mang một cô công chúa/ Đặt vào xe rồi khẽ cúi hôn/ Anh chở em đi bằng xe đạp/ Mồ hôi ra đẫm hết vai gầy/ Thương ghê ngọn gió sau lưng ấy/ Thổi mát đời anh trong cánh tay./ Cảm ơn em dám ngồi xe đạp/ Để cho anh quên mất mình nghèo/ Cảm ơn em đã không đánh phấn/ Nhìn anh bằng con mắt trong veo.