tiendat1204
Senior
Dù là mũ đen hay mũ trắng thì tin tặc cũng đã có ảnh hưởng rất lớn trong sự phát triển của công nghệ thông tin suốt thời gian qua. Dưới đây là những tên tuổi tin tặc sừng sỏ nhất trong lịch sử.
Kevin Mitnick từng được xem là tội phạm mạng được mong muốn nhất ở Mỹ và cũng là người đầu tiên bị bỏ tù vì các hành vi quấy rối an ninh tại Mỹ. Kevin đã kiểm soát một dạng thức kỹ thuật xã hội sớm nhất để đột nhập máy tính và chỉnh sửa hệ thống chuyển mạch điện thoại. Sau hai năm bị săn đuổi, ông đã bị bắt giữ và tống giam.
Khi được trả lại tự do hoàn toàn, Mitnick Kevin đã thành lập Công ty tư vấn an ninh Mitnick (Mitnick Security Consulting, LLC), giúp khách hàng từ chính phủ tới doanh nghiệp bảo vệ các thông tin quan trọng. Song song với việc kinh doanh, anh đi khắp thế giới để tham gia các diễn đàn, hội nghị giúp mọi người nâng cao nhận thức về an ninh mạng.
Nhờ vào kiến thức về máy tính và những lỗ hổng trên mạng cùng với vô số những mối quan hệ trong lĩnh vực này, nhà sáng lập Kevin Mitnick có một tầm nhìn độc đáo về an ninh mạng, và có thể chỉ ra nhanh chóng lỗ hổng an ninh.
Ngày 2/11/1988, Robert Morris đã tung ra sâu máy tính gây họa cho 1/10 mạng Internet. Đây là sâu máy tính đầu tiên được phát tán qua mạng Internet. Morris đã sai lầm khi huyên thuyên về loại sâu máy tính này nhiều tháng trước khi phát tán chúng trên mạng Internet. Vì vậy không mất nhiều thời gian để cảnh sát tìm ra anh ta là thủ phạm phát tán loại sâu này.
Morris cho biết đó là một trò đùa nguy hiểm và ông thực sự hối hận đã gây thiệt hại 15 triệu USD vì loại sâu máy tính này. Sâu Morris đôi khi được gọi là "Great Worm" (Sâu khổng lồ) do hậu quả nặng nề mà nó đã gây ra trên Internet khi đó, cả về tổng thời gian hệ thống không sử dụng được, lẫn về ảnh hưởng tâm lý đối với nhận thức về an ninh và độ tin cậy của Internet.
Năm 1994, Vladimir Levin đã sử dụng máy tính xách tay tại Nga để chuyển 10 triệu USD từ các khách hàng của ngân hàng Citibank (Mỹ) tới các tài khoản của ông ta trên khắp thế giới. Tuy nhiên, giống như các tin tặc mũ đen khác, Levin cũng bị phát hiện và bị dẫn độ về Mỹ với mức án 3 năm tù.
Yan Romanowski còn được biết đến với cái tên MafiaBoy là một tin tặc máy tính tuổi vị thành niên nổi tiếng, từng đại náo ngành công nghệ cao khi phát động một cuộc tấn công từ chối dịch vụ làm tê liệt hàng loạt trang web lớn nhất trên Internet, gồm Amazon, eBay và Yahoo. Sau vụ này, MafiaBoy đã bị bắt giữ hồi tháng 2/2000. Luật sư của Yan cho biết: Nếu MafiaBoy sử dụng tất cả kỹ năng, anh ta có thể gây ra nhưng thiệt hại không thể tưởng tượng nổi.
Kevin Poulsen còn gọi là Dark Dante trong công đồng tin tặc, chuyên đột nhập các hệ thống điện thoại, cụ thể là các đài phát thanh. Poulsen thực sự nổi tiếng sau cú lừa ngoạn mục với đài phát thanh KIIS của Los Angeles. Tại thời điểm đó thương hiệu xe hơi sang trọng Porsche cùng với đài phát thanh KIIS đang tổ chức cuộc thi dành cho khách hàng may mắn và giải thưởng là một chiếc thể thao Porsche hạng sang cho người có cuộc gọi thứ 102.
Poulsen đã đột nhập thành công vào hệ thống mạng điện thoại của thành phố, chiếm quyền điều khiển mạng lưới, chặn tất cả các cuộc gọi đến đài phát thanh, điều khiển để con số cuối cùng sẽ rơi vào tay anh ta.
Poulsen đã bị FBI truy nã vì đã đột nhập máy tính liên bang vào cùng thời điểm anh chiến thắng chiếc xe hơi Porsche và giải thưởng 20.000USD của một đài phát thanh khác. Poulsen đã lãnh trọn 51 tháng tù giam.
Những nhà đồng sáng lập nổi tiếng lên công ty Apple đã sử dụng một phần tuổi trẻ của họ với công việc của một tin tặc. Trước khi thành lập lên Apple (khoảng năm 1971), họ đã chế tạo các thiết bị Blue Box (một công cụ cho phép người dùng thực hiện các cuộc gọi đường dài mà không tốn một xu) và bán chúng cho các sinh viên tại trường Đại học California Berkeley.
Smith nổi tiếng là tác giả của virus email có tên gọi Melissa. Theo Smith, virus Melissa chưa bao giờ gây thiệt hại nhưng sự nhân bản của chúng đã làm quá tải cho các hệ thống máy tính và máy chủ trên thế giới. Trên thực tế, virus Melissa đã lây lan qua thư điện tử và lan tràn khắp các máy tính toàn cầu, gây thiệt hại khoảng 65 triệu USD.
James đã thực sự nổi tiếng khi là thiếu niên đầu tiên (16 tuổi) bị kết án tù vì đã đột nhập hệ thống máy tính cao cấp của chính phủ. Jame chuyên đột nhập vào các hệ thống cao cấp của chính phủ như Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) và bộ quốc phòng. James đã đánh cắp phần mềm trị giá hơn 1,7 triệu USD.
George Hotz có thể là một nghệ sĩ bẻ khóa lừng danh, ông còn nổi tiếng trong vụ tấn công làm tê liệt mạng chơi game PlayStation hồi tháng 4/2011. Là một trong những tin tặc đầu tiên bẻ khóa thiết bị chơi game cầm tay PS 3, Hotz đã đối mặt với cuộc chiến pháp lý do Sony khởi kiện vì ông đã công khai phương thức bẻ khóa của mình.
Tuy nhiên, ngày sau đó, nhóm hacker đình đám Anonymous đã lấy lý do này để tiến hành những vụ tấn công trên quy mô lớn nhắm vào Sony khiến cho hãng này lao đao trong một khoảng thời gian khá dài. Hotz đã phủ nhận bất cứ trách nhiệm nào về vụ tấn công này.
Gary McKinnon
Năm 2002, một tin nhắn kỳ lạ xuất hiện trên máy tính của quân đội Mỹ với nội dung: Hệ thống bảo mật quá tồi. Tôi là Solo, tôi sẽ tiếp tục phá hoại lên mức cao nhất. Sau đó, nội dung này được phát hiện là do một quản trị hệ thống Scotland - Gary McKinnon tạo ra. Gary đã bị cáo buộc đột nhật vào một loạt mạng máy tính của chính phủ Mỹ, gồm quân đội, không quân, hải quân và hệ thống NASA. Tòa án đã quyết định dẫn độ McKinnon về Mỹ và đối mặt với tội truy cập trái phép 97 máy tính, gây thiệt hại 700.000USD.
Kevin Mitnick
Kevin Mitnick từng được xem là tội phạm mạng được mong muốn nhất ở Mỹ và cũng là người đầu tiên bị bỏ tù vì các hành vi quấy rối an ninh tại Mỹ. Kevin đã kiểm soát một dạng thức kỹ thuật xã hội sớm nhất để đột nhập máy tính và chỉnh sửa hệ thống chuyển mạch điện thoại. Sau hai năm bị săn đuổi, ông đã bị bắt giữ và tống giam.
Khi được trả lại tự do hoàn toàn, Mitnick Kevin đã thành lập Công ty tư vấn an ninh Mitnick (Mitnick Security Consulting, LLC), giúp khách hàng từ chính phủ tới doanh nghiệp bảo vệ các thông tin quan trọng. Song song với việc kinh doanh, anh đi khắp thế giới để tham gia các diễn đàn, hội nghị giúp mọi người nâng cao nhận thức về an ninh mạng.
Nhờ vào kiến thức về máy tính và những lỗ hổng trên mạng cùng với vô số những mối quan hệ trong lĩnh vực này, nhà sáng lập Kevin Mitnick có một tầm nhìn độc đáo về an ninh mạng, và có thể chỉ ra nhanh chóng lỗ hổng an ninh.
Robert Tappan Morris
Ngày 2/11/1988, Robert Morris đã tung ra sâu máy tính gây họa cho 1/10 mạng Internet. Đây là sâu máy tính đầu tiên được phát tán qua mạng Internet. Morris đã sai lầm khi huyên thuyên về loại sâu máy tính này nhiều tháng trước khi phát tán chúng trên mạng Internet. Vì vậy không mất nhiều thời gian để cảnh sát tìm ra anh ta là thủ phạm phát tán loại sâu này.
Morris cho biết đó là một trò đùa nguy hiểm và ông thực sự hối hận đã gây thiệt hại 15 triệu USD vì loại sâu máy tính này. Sâu Morris đôi khi được gọi là "Great Worm" (Sâu khổng lồ) do hậu quả nặng nề mà nó đã gây ra trên Internet khi đó, cả về tổng thời gian hệ thống không sử dụng được, lẫn về ảnh hưởng tâm lý đối với nhận thức về an ninh và độ tin cậy của Internet.
Vladimir Levin
Năm 1994, Vladimir Levin đã sử dụng máy tính xách tay tại Nga để chuyển 10 triệu USD từ các khách hàng của ngân hàng Citibank (Mỹ) tới các tài khoản của ông ta trên khắp thế giới. Tuy nhiên, giống như các tin tặc mũ đen khác, Levin cũng bị phát hiện và bị dẫn độ về Mỹ với mức án 3 năm tù.
Yan Romanowski
Yan Romanowski còn được biết đến với cái tên MafiaBoy là một tin tặc máy tính tuổi vị thành niên nổi tiếng, từng đại náo ngành công nghệ cao khi phát động một cuộc tấn công từ chối dịch vụ làm tê liệt hàng loạt trang web lớn nhất trên Internet, gồm Amazon, eBay và Yahoo. Sau vụ này, MafiaBoy đã bị bắt giữ hồi tháng 2/2000. Luật sư của Yan cho biết: Nếu MafiaBoy sử dụng tất cả kỹ năng, anh ta có thể gây ra nhưng thiệt hại không thể tưởng tượng nổi.
Kevin Poulsen
Kevin Poulsen còn gọi là Dark Dante trong công đồng tin tặc, chuyên đột nhập các hệ thống điện thoại, cụ thể là các đài phát thanh. Poulsen thực sự nổi tiếng sau cú lừa ngoạn mục với đài phát thanh KIIS của Los Angeles. Tại thời điểm đó thương hiệu xe hơi sang trọng Porsche cùng với đài phát thanh KIIS đang tổ chức cuộc thi dành cho khách hàng may mắn và giải thưởng là một chiếc thể thao Porsche hạng sang cho người có cuộc gọi thứ 102.
Poulsen đã đột nhập thành công vào hệ thống mạng điện thoại của thành phố, chiếm quyền điều khiển mạng lưới, chặn tất cả các cuộc gọi đến đài phát thanh, điều khiển để con số cuối cùng sẽ rơi vào tay anh ta.
Poulsen đã bị FBI truy nã vì đã đột nhập máy tính liên bang vào cùng thời điểm anh chiến thắng chiếc xe hơi Porsche và giải thưởng 20.000USD của một đài phát thanh khác. Poulsen đã lãnh trọn 51 tháng tù giam.
Steve Jobs và Steve Wozniak
Những nhà đồng sáng lập nổi tiếng lên công ty Apple đã sử dụng một phần tuổi trẻ của họ với công việc của một tin tặc. Trước khi thành lập lên Apple (khoảng năm 1971), họ đã chế tạo các thiết bị Blue Box (một công cụ cho phép người dùng thực hiện các cuộc gọi đường dài mà không tốn một xu) và bán chúng cho các sinh viên tại trường Đại học California Berkeley.
David Smith
Smith nổi tiếng là tác giả của virus email có tên gọi Melissa. Theo Smith, virus Melissa chưa bao giờ gây thiệt hại nhưng sự nhân bản của chúng đã làm quá tải cho các hệ thống máy tính và máy chủ trên thế giới. Trên thực tế, virus Melissa đã lây lan qua thư điện tử và lan tràn khắp các máy tính toàn cầu, gây thiệt hại khoảng 65 triệu USD.
Jonathan James
James đã thực sự nổi tiếng khi là thiếu niên đầu tiên (16 tuổi) bị kết án tù vì đã đột nhập hệ thống máy tính cao cấp của chính phủ. Jame chuyên đột nhập vào các hệ thống cao cấp của chính phủ như Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) và bộ quốc phòng. James đã đánh cắp phần mềm trị giá hơn 1,7 triệu USD.
George Hotz
George Hotz có thể là một nghệ sĩ bẻ khóa lừng danh, ông còn nổi tiếng trong vụ tấn công làm tê liệt mạng chơi game PlayStation hồi tháng 4/2011. Là một trong những tin tặc đầu tiên bẻ khóa thiết bị chơi game cầm tay PS 3, Hotz đã đối mặt với cuộc chiến pháp lý do Sony khởi kiện vì ông đã công khai phương thức bẻ khóa của mình.
Tuy nhiên, ngày sau đó, nhóm hacker đình đám Anonymous đã lấy lý do này để tiến hành những vụ tấn công trên quy mô lớn nhắm vào Sony khiến cho hãng này lao đao trong một khoảng thời gian khá dài. Hotz đã phủ nhận bất cứ trách nhiệm nào về vụ tấn công này.
Gary McKinnon
Năm 2002, một tin nhắn kỳ lạ xuất hiện trên máy tính của quân đội Mỹ với nội dung: Hệ thống bảo mật quá tồi. Tôi là Solo, tôi sẽ tiếp tục phá hoại lên mức cao nhất. Sau đó, nội dung này được phát hiện là do một quản trị hệ thống Scotland - Gary McKinnon tạo ra. Gary đã bị cáo buộc đột nhật vào một loạt mạng máy tính của chính phủ Mỹ, gồm quân đội, không quân, hải quân và hệ thống NASA. Tòa án đã quyết định dẫn độ McKinnon về Mỹ và đối mặt với tội truy cập trái phép 97 máy tính, gây thiệt hại 700.000USD.
Nguồn: digilife