Kỹ thuật chữa cháy rừng
26/06/2012
Cháy rừng là một trong những thảm họa, gây thiệt hại đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Không chỉ thiệt hại về cây rừng hay hệ sinh thái rừng, mà còn mất đi cái nôi trú ngụ của nhiều loài động vật, làm ảnh hưởng đến mội trường sinh thái và nhất là làm mất đi kho tàn vi sinh vật vô cùng quý giá trong đất. Vì vậy, chữa cháy rừng là một việc làm thiết thực, là nghĩa vụ của mọi người, nhằm góp phần hạn chế tối đa những thiệt hại do cháy rừng gây ra, để bảo vệ núi rừng có mãi một màu xanh tươi.
Nhưng chữa cháy rừng không giống như chữa cháy nhà, các điều kiện hổ trợ thực hiện biện pháp chữa cháy rừng cũng rất hạn chế, rất khó khăn và địa hình phức tạp . . . Vì vậy, cần nắm một số kỹ thuật chữa cháy rừng, để tổ chức chữa cháy đạt hiệu quả và an toàn. Để có thêm thông tin nghiên cứu, từng bước thực hiện thành thạo, trở thành kỹ năng chữa cháy rừng.
KỸ THUẬT CHỮA CHÁY RỪNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP.
Khái niệm: Là phương pháp bố trí đội hình chữa cháy trực tiếp đối đầu, bao vây ngọn lửa và dùng dụng cụ đập lửa liên tục. Chỉ được sử dụng khi và chỉ khi nào đám cháy có ngọn lửa thấp, cường độ cháy không mãnh liệt. Những người chữa cháy làm việc trực tiếp trên tuyến lửa rất nhanh chóng mệt mỏi bởi sức nóng từ đám cháy tỏa ra gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Bố trí đội hình chỉ huy chữa cháy trực tiếp: Triển khai đội hình với nhiều nhóm người được phân công bao vây đám cháy, cần tập trung người vào hướng gió lây lan để chặng đứng ngay. Dùng các dụng cụ như nhánh cây, thân cây chuối, cào, ống thụt nước, hoặc máy móc để đập liên tục vào đám cháy từ nhiều phía, nhằm mục đích là để tách rời đám cháy, làm phân tán sức nóng, giảm bớt khả năng sấy khô những vật liệu cháy lân cận, và tiêu diệt dần đến khi nó tắt hẳn.
CHỮA CHÁY RỪNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP SONG SONG.
Khái niệm: Là phương pháp bố trí đội hình chữa cháy, đứng lùi về phía trước, song song với hướng của đám cháy đang lan tràn đến, một khoảng cách mà sức nóng của đám cháy không gây ảnh hưởng đến những người chữa cháy, để thực hiện biện pháp phát dọn băng trắng ngăn cản lửa ngay phía trước đầu hướng gió.
Sử dụng trong điều kịên khi đám cháy có ngọn lửa cháy với cường độ vừa phải. Phương pháp nầy thuận lợi là cho phép người chữa cháy làm việc lùi lại một khoảng cách với sức nóng của đám cháy, ít mệt mỏi. Một vấn đề cần đặc biệt chú ý đến khi thực hiện phương pháp kỹ thuật chữa cháy song song là đám cháy đang liên tục di chuyển về hướng có người đang phát dọn băng cản lửa.
Trên hình vẽ, khi đã phát xong đường băng thì tiến hành đốt cho cháy phần cành nhánh, cỏ, cây bụi ở phía bên hướng có đám cháy đang lây lan đến. Đồng thời, ở hai bên đám cháy, người ta cũng bố trí đội hình chữa cháy nhằm khống chế không cho lan ra những vùng lân cận.
Bố trí đội hình chỉ huy chữa cháy song song: Dựa vào địa hình tự nhiên và nguồn thông tin của nhóm trinh sát báo cáo để xác định vị trí làm đường băng cản lửa rộng từ 01 mét đến lớn hơn hoặc bằng 10 mét cách xa đám cháy. Khoảng cách từ đám cháy đến đường băng tuỳ thuộc vào cường độ của đám cháy, điều kiện về thời tiết và do người chỉ huy quyết định. Một khoảng cách tham khảo khi làm một đường băng trắng cản lửa lây lan sang những vùng lân cận là từ vài mét cho đến > 50 mét và vị trí làm băng trắng tại những nơi có độ dốc < 100. Cần cẩn thận với việc lựa chọn vị trí đường ngăn chặn song song phía trước đám cháy và phải thường xuyên dể ý đến đám cháy đang tiến đến.
Đội hình thực hiện phát dọn toàn diện các cây, cỏ và gom các vật liệu đẩy sang bên vùng đám cháy sẽ lan đến. Bố trí người chữa cháy thành hàng một, song song với đằng trước tuyến lửa, phát dọn liên tục, sao cho hoàn thành trước khi lửa lan đến. Mặt khác, cần di chuyển các máy móc phun nước, các dụng cụ chữa cháy đến đường băng để chữa khi lan qua. Ngoài ra, người chỉ huy phân công các nhóm chữa cháy khác thực hiện phương pháp nầy ngay hai bên sườn của đám cháy để không cho đám cháy lây lan về hai bên và khép dần để dập tắt hoàn toàn.
CHỮA CHÁY RỪNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP (hay phương pháp đốt chặn)
Khái niệm: Là phương pháp dùng lửa đốt ngay từ phía trước đầu hướng của đám cháy lây lan đến để hai ngọn lửa tiến giáp lại với nhau tự tắt (do cháy hết VLC). Sử dụng phương pháp nầy khi đám cháy có cường độ dữ dội, sức nóng lan tỏa trên phạm vi rộng, con người khó tiếp cận với đám cháy.
Bố trí đội hình chỉ huy chữa cháy gián tiếp: Trên cơ sở địa hình tự nhiên như kênh, mương, khe, suối . . . và nguồn thông tin của nhóm trinh sát báo cáo để xác định vị trí của con đường cách xa và song song với đám cháy, trên đó người ta cho phát dọn toàn bộ cây, cỏ đẩy về hướng của đám cháy trước khi lửa lan tràng đến. Sau khi chuẩn bị xong, dùng dầu đốt thành vệch dài trên toàn bộ tuyến băng chuẩn bị để cho lửa cháy về phía đám cháy. Song song với công việc phát dọn băng phía trước thì người chỉ huy cũng ra lệnh bố trí đội hình thực hiện biện pháp nầy ngay hai bên sườn của đám cháy nhằm thu hẹp dần diện tích cháy một cách có kiểm soát.
Khoảng cách từ đám cháy đến con đường chặng lại sẽ tùy thuộc vào cường độ của đám cháy, điều kiện về thời tiết và do người chỉ huy quyết định.
(Nguồn: sonongnghiep.angiang.gov.vn)