Người nắm giữ Pi vẫn chưa thể sử dụng tiền ảo này do Pi Network yêu cầu chờ thêm nhằm di chuyển số dư một cách chính xác.
"Với bản chất bất biến của blockchain và việc chuyển mạng thời kỳ đầu, 14 ngày chờ xử lý là thời gian phù hợp để đảm bảo số dư của mọi người được di chuyển chính xác", Pi Network thông báo trên ứng dụng hôm 29/6.
Theo Pi Network, đây là thời gian để dự án "thực hiện các kiểm tra bổ sung và chỉnh sửa cần thiết". Vì vậy, dù dự án đã vào giai đoạn chính thức (mainnet) hôm 28/6, toàn bộ những người sở hữu Pi chưa thể giao dịch số Pi này trong ít nhất hai tuần tới.
Thực tế, từ ngày 29/6 theo giờ Việt Nam, ví chứa đồng Pi của nhiều người dùng trong nước đã được chuyển từ mạng thử nghiệm (testnet) sang mạng chính thức. Đây là một thay đổi lớn được người tham gia chờ đợi nhất kể từ khi dự án công bố mainnet cuối tháng 12 năm ngoái và đúng thời hạn mà nhóm phát triển đưa ra hồi tuần trước.
Tuy nhiên, vấn đề là ví này tiếp tục được chia thành hai phần, gồm: phần tổng số Pi mà người dùng đã "đào", và phần số dư khả dụng. Hiện số dư khả dụng vẫn là 0 Pi.
Số Pi khả dụng trong tài khoản của một người dùng vẫn bằng 0.
"Sau 14 ngày, lượng Pi hợp lệ sẽ được gửi về ví và người dùng sẽ có số dư khả dụng để thực hiện các giao dịch", Phiên Võ, quản trị viên của cộng đồng đào Pi hơn 130 nghìn thành viên tại Việt Nam, giải thích.
Theo ông Phiên, số dư khả dụng sẽ do người dùng quyết định, tùy thuộc việc họ chọn giữ lại bao nhiêu và khóa bao nhiêu % tài khoản. Pi Network cung cấp tùy chọn khóa token trong thời gian từ hai tuần đến ba năm. Người khóa tài khoản càng lâu sẽ có tốc độ "đào" Pi càng cao. Đây cũng là cách nhiều dự án tiền số sử dụng để giữ người dùng gắn bó với dự án.
Theo một nhà phát triển blockchain tại Việt Nam, nếu số người dùng đúng như dự án công bố, thời gian 14 ngày "không bất thường".
"Với số lượng ví lên tới hàng triệu được đưa lên chuỗi khối, rất nhiều vấn đề có thể xảy ra, bất cứ dự án nào cũng sẽ mất thời gian xử lý. Điều quan trọng là họ có giữ đúng thời hạn hay không và sau đó số Pi trên được sử dụng như thế nào", chuyên gia này đánh giá.
Hai luồng ý kiến sau ngày Pi vào mainnet
Dù đồng Pi chưa có giá trị và chưa thể làm bất cứ việc gì, việc Pi Network đưa ra những lời hứa hẹn mới đang tạo ra hai luồng ý kiến: kỳ vọng và thất vọng.
"Vậy là công sức sau hai năm sắp có kết quả. Tôi đã chờ rất lâu rồi và thêm 14 ngày nữa cũng không sao", Thanh Lâm, người đào Pi tại TP HCM, nói.
Anh thừa nhận chưa biết sẽ sử dụng số Pi như thế nào nếu đồng này có thể trao đổi sau hai tuần tới, vì việc mua bán hàng hóa bằng tiền ảo tại Việt Nam là bất hợp pháp. Tuy nhiên theo anh, "đó là bước tiến mới cho thấy dự án đang phát triển chứ không phải bánh vẽ".
Ở vai trò quản trị viên cộng đồng "đào" Pi và có ba năm theo dõi dự án, ông Phiên Võ cũng nhận định: "Chắc chắn nhóm Pi Core Team đã có những dự định cho các bước đi sắp tới. Người dùng nên chờ đợi, thay vì ngồi đoán giá".
Theo công bố, sau 14 ngày, dự án sẽ bước vào giai đoạn mainnet "kín", tức có thể thực hiện giao dịch trong nội bộ người đào Pi với nhau, nhưng chưa thể quy đổi Pi ra các loại tiền số khác. Trên các hội nhóm tại Việt Nam, nhiều người kêu gọi đưa ra "giá đồng thuận", tức giá trị mà cộng đồng tự quy ước, với số tiền lên tới hàng nghìn USD mỗi Pi.
Bên cạnh đó, không ít người thất vọng vì chưa thể sử dụng Pi cho bất cứ việc gì. "Số Pi khả dụng trong tài khoản vẫn bằng 0. Vậy là họ chỉ đổi tên gọi từ testnet thành mainnet thôi phải không?", người dùng Đức Nhân đặt câu hỏi.
Một người khác cũng đặt ra nghi vấn về số liệu của Pi. Dự án từng công bố đạt 35 triệu người dùng trên toàn cầu và đã xác minh danh tính (KYC) cho một nửa số người dùng, với tốc độ KYC mỗi ngày đạt 90 nghìn người. Tuy nhiên, trong thông báo hôm 29/6, nhà sáng lập Nicolas Kokkalis nói mới có một triệu người KYC thành công. Trong khi đó, KYC là bước quan trọng nhất của việc khởi chạy mạng lưới.
Với những người chưa được xác minh danh tính, việc dự án vào mainnet cũng không thay đổi bất cứ điều gì. "Tôi tưởng mình may mắn khi được gửi đơn KYC sớm. Nhưng ba tuần rồi vẫn chưa được xác minh xong. Với tốc độ này, không biết khi nào mới có thể trao đổi Pi", một thành viên trên cộng đồng Pi cho biết.
Pi Network xuất hiện từ năm 2019 và rộ lên tại Việt Nam đầu 2021. Ứng dụng nhiều lần bị các chuyên gia cảnh báo về việc thiếu tính minh bạch do đồng Pi chỉ được lưu trên điện thoại hoặc server tập trung, người quản trị hệ thống có thể thay đổi và tạo ra bao nhiêu tiền tùy thích. Đáng chú ý, đồng Pi đến lúc này vẫn vô giá trị sau hơn ba năm.
"Với bản chất bất biến của blockchain và việc chuyển mạng thời kỳ đầu, 14 ngày chờ xử lý là thời gian phù hợp để đảm bảo số dư của mọi người được di chuyển chính xác", Pi Network thông báo trên ứng dụng hôm 29/6.
Theo Pi Network, đây là thời gian để dự án "thực hiện các kiểm tra bổ sung và chỉnh sửa cần thiết". Vì vậy, dù dự án đã vào giai đoạn chính thức (mainnet) hôm 28/6, toàn bộ những người sở hữu Pi chưa thể giao dịch số Pi này trong ít nhất hai tuần tới.
Thực tế, từ ngày 29/6 theo giờ Việt Nam, ví chứa đồng Pi của nhiều người dùng trong nước đã được chuyển từ mạng thử nghiệm (testnet) sang mạng chính thức. Đây là một thay đổi lớn được người tham gia chờ đợi nhất kể từ khi dự án công bố mainnet cuối tháng 12 năm ngoái và đúng thời hạn mà nhóm phát triển đưa ra hồi tuần trước.
Tuy nhiên, vấn đề là ví này tiếp tục được chia thành hai phần, gồm: phần tổng số Pi mà người dùng đã "đào", và phần số dư khả dụng. Hiện số dư khả dụng vẫn là 0 Pi.
Số Pi khả dụng trong tài khoản của một người dùng vẫn bằng 0.
"Sau 14 ngày, lượng Pi hợp lệ sẽ được gửi về ví và người dùng sẽ có số dư khả dụng để thực hiện các giao dịch", Phiên Võ, quản trị viên của cộng đồng đào Pi hơn 130 nghìn thành viên tại Việt Nam, giải thích.
Theo ông Phiên, số dư khả dụng sẽ do người dùng quyết định, tùy thuộc việc họ chọn giữ lại bao nhiêu và khóa bao nhiêu % tài khoản. Pi Network cung cấp tùy chọn khóa token trong thời gian từ hai tuần đến ba năm. Người khóa tài khoản càng lâu sẽ có tốc độ "đào" Pi càng cao. Đây cũng là cách nhiều dự án tiền số sử dụng để giữ người dùng gắn bó với dự án.
Theo một nhà phát triển blockchain tại Việt Nam, nếu số người dùng đúng như dự án công bố, thời gian 14 ngày "không bất thường".
"Với số lượng ví lên tới hàng triệu được đưa lên chuỗi khối, rất nhiều vấn đề có thể xảy ra, bất cứ dự án nào cũng sẽ mất thời gian xử lý. Điều quan trọng là họ có giữ đúng thời hạn hay không và sau đó số Pi trên được sử dụng như thế nào", chuyên gia này đánh giá.
Hai luồng ý kiến sau ngày Pi vào mainnet
Dù đồng Pi chưa có giá trị và chưa thể làm bất cứ việc gì, việc Pi Network đưa ra những lời hứa hẹn mới đang tạo ra hai luồng ý kiến: kỳ vọng và thất vọng.
"Vậy là công sức sau hai năm sắp có kết quả. Tôi đã chờ rất lâu rồi và thêm 14 ngày nữa cũng không sao", Thanh Lâm, người đào Pi tại TP HCM, nói.
Anh thừa nhận chưa biết sẽ sử dụng số Pi như thế nào nếu đồng này có thể trao đổi sau hai tuần tới, vì việc mua bán hàng hóa bằng tiền ảo tại Việt Nam là bất hợp pháp. Tuy nhiên theo anh, "đó là bước tiến mới cho thấy dự án đang phát triển chứ không phải bánh vẽ".
Ở vai trò quản trị viên cộng đồng "đào" Pi và có ba năm theo dõi dự án, ông Phiên Võ cũng nhận định: "Chắc chắn nhóm Pi Core Team đã có những dự định cho các bước đi sắp tới. Người dùng nên chờ đợi, thay vì ngồi đoán giá".
Theo công bố, sau 14 ngày, dự án sẽ bước vào giai đoạn mainnet "kín", tức có thể thực hiện giao dịch trong nội bộ người đào Pi với nhau, nhưng chưa thể quy đổi Pi ra các loại tiền số khác. Trên các hội nhóm tại Việt Nam, nhiều người kêu gọi đưa ra "giá đồng thuận", tức giá trị mà cộng đồng tự quy ước, với số tiền lên tới hàng nghìn USD mỗi Pi.
Bên cạnh đó, không ít người thất vọng vì chưa thể sử dụng Pi cho bất cứ việc gì. "Số Pi khả dụng trong tài khoản vẫn bằng 0. Vậy là họ chỉ đổi tên gọi từ testnet thành mainnet thôi phải không?", người dùng Đức Nhân đặt câu hỏi.
Một người khác cũng đặt ra nghi vấn về số liệu của Pi. Dự án từng công bố đạt 35 triệu người dùng trên toàn cầu và đã xác minh danh tính (KYC) cho một nửa số người dùng, với tốc độ KYC mỗi ngày đạt 90 nghìn người. Tuy nhiên, trong thông báo hôm 29/6, nhà sáng lập Nicolas Kokkalis nói mới có một triệu người KYC thành công. Trong khi đó, KYC là bước quan trọng nhất của việc khởi chạy mạng lưới.
Với những người chưa được xác minh danh tính, việc dự án vào mainnet cũng không thay đổi bất cứ điều gì. "Tôi tưởng mình may mắn khi được gửi đơn KYC sớm. Nhưng ba tuần rồi vẫn chưa được xác minh xong. Với tốc độ này, không biết khi nào mới có thể trao đổi Pi", một thành viên trên cộng đồng Pi cho biết.
Pi Network xuất hiện từ năm 2019 và rộ lên tại Việt Nam đầu 2021. Ứng dụng nhiều lần bị các chuyên gia cảnh báo về việc thiếu tính minh bạch do đồng Pi chỉ được lưu trên điện thoại hoặc server tập trung, người quản trị hệ thống có thể thay đổi và tạo ra bao nhiêu tiền tùy thích. Đáng chú ý, đồng Pi đến lúc này vẫn vô giá trị sau hơn ba năm.
Theo vnexpress